Giải phóng hơn 86% mặt bằng phục vụ thi công đường Vành đai 4

PHẠM ĐÔNG |

Đến nay, dự án đầu tư đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã nhận được hơn 86% mặt bằng phục vụ thi công. Trong tháng 8.2023, nhà thầu sẽ tiến hành bóc đất hữu cơ, đắp nền, xử lý đất yếu tại các vị trí có mặt bằng sạch.

Nhiều công việc sẽ hoàn thành trong tháng 8

Đến ngày 10.8, dự án xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã khởi công được 1,5 tháng (ngày 25.6.2023) tại 4 vị trí (Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Sóc Sơn). Dự án khởi động từ năm 2022, mục tiêu cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ 2027.

Việc triển khai dự án đang rất khẩn trương với sự vào cuộc của các cấp, các ngành thành phố.

Về công tác giải phóng mặt bằng, ông Đỗ Đình Phan - Phó Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội - cho biết, đơn vị đã nhận được 598,71/690,68 ha, đạt 86,68% đối với đất thuộc diện tích thu hồi để bàn giao cho các nhà thầu thi công.

Các đơn vị chức năng đang tiếp tục phối hợp với các quận, huyện tiếp nhận bàn giao phần diện tích đã giải phóng mặt bằng (GPMB), dự kiến xong trước ngày 15.8.2023.

Đối với công tác đầu tư xây dựng các khu tái định cư, có 14 khu tái định cư được đầu tư xây dựng để phục vụ thu hồi đất thực hiện dự án.

Về công tác thi công dự án thành phần 2.1 (xây dựng đường song hành, đường đô thị), đến nay, nhà thầu thi công đã tiếp nhận mặt bằng, tổ chức khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công và triển khai các thủ tục về công tác quản lý chất lượng và các thủ tục đầu vào.

Có thể kể đến như: Trình nguồn vật liệu, bố trí lán trại, huy động máy móc, thiết bị nhân công, vật tư, huy động trạm thí nghiệm hiện trường, xin cấp phép thi công... Dự kiến, ngay trong tháng 8.2023, nhà thầu sẽ tiến hành bóc đất hữu cơ, đắp nền, xử lý đất yếu tại các vị trí có mặt bằng sạch.

Theo kế hoạch, các thủ tục cấp phép thi công các cầu vượt sông Nhuệ, sông Đáy, sông Cà Lồ, sông Tô Lịch cũng sẽ xong trước ngày 25.8.2023.

Vành đai 4 sẽ tạo động lực phát triển mới cho vùng Thủ đô Hà Nội. Ảnh: UBND TP Hà Nội
Vành đai 4 sẽ tạo động lực phát triển mới cho vùng Thủ đô Hà Nội. Ảnh: UBND TP Hà Nội

Đối với dự án thành phần 3 (Dự án PPP), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã gửi hồ sơ cho các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước, đến nay đã có 12/16 thành viên Hội đồng có ý kiến thẩm định. Dự kiến có đầy đủ ý kiến và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15.8.2023 để họp hội đồng thẩm định trong tháng 8.2023.

Khó khăn về nguồn vật liệu đất đắp và cát đắp

Theo báo cáo của các nhà thầu thi công của dự án thành phần 2.1, hiện nay các nhà thầu đang gặp khó khăn về nguồn vật liệu đất đắp và cát đắp để triển khai thi công.

Các mỏ đất đang hoạt động khai thác nằm tại các tỉnh lân cận, cự ly vận chuyển xa nên không chủ động được nguồn vật liệu (4 mỏ đất tại tỉnh Vĩnh Phúc; 4 mỏ đất tại tỉnh Thái Nguyên; 1 mỏ đất tại tỉnh Hòa Bình).

Các mỏ cát trên địa bàn Hà Nội có tổng trữ lượng lớn và gần phạm vi thực hiện dự án, tuy nhiên phần lớn chưa triển khai khai thác (6 mỏ đang đấu giá và 18 mỏ trong quy hoạch), công suất khai thác theo khảo sát của các mỏ hiện trạng khá thấp.

Trên địa bàn Hà Nội không có mỏ đất đắp và hiện chưa thể khai thác các mỏ cát với công suất đáp ứng nhu cầu.

Trên cơ sở các khó khăn thực tế về khả năng cung cấp vật liệu, các nhà thầu thi công dự án thành phần 2.1, doanh nghiệp cung cấp cũng đã có các văn bản đề nghị bổ sung, chấp thuận đưa các mỏ vật liệu vào hồ sơ khảo sát phục vụ dự án.

Cụ thể, đối với mỏ đất, Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex) đề nghị bổ sung mỏ đất đồi Gò Đỉnh (trữ lượng 0,626 triệu m3) tại thôn Triều Đông, xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây; Công ty TNHH MTV Vận tải Long Dũng Vĩnh Phúc đề nghị cung cấp vật liệu tại 2 mỏ đất có giấy phép đang khai thác tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Đối với mỏ cát, Vinaconex đề nghị đăng ký khai thác mỏ cát Chu Phan, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn đề nghị đăng ký khai thác mỏ cát Thạch Đà 1, mỏ cát Chu Phan 1 (các mỏ trong quy hoạch khoáng sản của Hà Nội, chưa thăm dò đánh giá trữ lượng).

Công ty TNHH MTV Vận tải Long Dũng Vĩnh Phúc đề nghị cung cấp vật liệu tại một mỏ cát xã Thạch Đà, Mê Linh, 2 mỏ cát tại tỉnh Phú Thọ, 1 mỏ cát tại tỉnh Thái Bình.

Để bảo đảm đầy đủ nguồn cung, đối với các mỏ vật liệu đã xây dựng kế hoạch đấu giá, Ban quản lý dự án cũng đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương triển khai công tác đấu giá các mỏ vật liệu trong tháng 8.2023 và yêu cầu doanh nghiệp trúng đấu giá cam kết ưu tiên cung cấp vật liệu cho dự án.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội sẽ hoàn thành những đoạn còn lại để khép kín các đường vành đai

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội hiện quy hoạch 7 tuyến đường vành đai, trong đó 5 tuyến vành đai chính (1, 2, 3, 4, 5) và 2 tuyến vành đai hỗ trợ (2,5 và 3,5), các quy hoạch này nhằm từng bước khép kín các tuyến đường vành đai theo quy hoạch.

Giao cơ quan đầu mối tổng hợp, điều phối triển khai Vành đai 4 TPHCM

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Giao thông Vận tải và Thành phố Hồ Chí Minh lần lượt là cơ quan điều phối và đầu mối tổng hợp dự án đường Vành đai 4.

Bí thư Hà Nội nói về mức chênh khủng khi làm đường Vành đai 4 so với Vành đai 2,5

PHẠM ĐÔNG |

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, tính theo phương án giải phóng mặt bằng đã duyệt thì tổng kinh phí để làm một km đường Vành đai 4 thấp hơn rất nhiều so với các dự án khác như Vành đai 2,5, đường Vành đai 1.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.