Gửi tiết kiệm SCB thành Bảo hiểm Manulife: Những trùng hợp đáng ngờ

THUỲ DƯƠNG |

Gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) sau một thời gian thì tá hỏa phát hiện ra toàn bộ số tiền dành dụm bị “hô biến” thành hợp đồng bảo hiểm với Manulife, nhiều nạn nhân kể lại mình bị “bẫy” theo một kịch bản có nhiều điểm tương đồng.

Đều là khách hàng thân quen nhiều năm gửi tiết kiệm tại SCB

Trong những ngày qua, tại Hà Nội, có hàng trăm người làm đơn tố cáo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và Công ty TNHH Manulife Việt Nam bởi khoản tiết kiệm của họ đến gửi ngân hàng SCB bỗng trở thành hợp đồng bảo hiểm với Manulife một cách phi lý.

Có thể dễ dàng nhận thấy, tất cả nạn nhân đều là khách hàng thân thiết nhiều năm với SCB. Thường xuyên gửi tiết kiệm, thậm chí có người còn có mối quan hệ thân quen với nhân viên ngân hàng, họ thường không đề phòng khi được tư vấn gửi tiết kiệm.

Anh Nguyễn Hải Long (trú tại Đống Đa, Hà Nội) là khách hàng thân quen tại ngân hàng SCB nhiều năm, không có nghề nghiệp ổn định. Anh Long chỉ sống dựa vào chút ít tiền lãi từ khoản tiết kiệm 100 triệu đồng được cha mẹ tích cóp cả đời đưa cho. Tin tưởng nhân viên ngân hàng SCB, giờ đây tất cả khoản tiền của anh Long đã trở thành hợp đồng bảo hiểm với Manulife và không biết bao giờ trở lại.

“Tháng 8.2020, tôi đến ngân hàng SCB để đáo hạn sổ tiết kiệm, sổ có trị giá 100 triệu đồng. Bạn nhân viên tư vấn cho tôi nói rằng, ngân hàng SCB năm nay có sản phẩm mới, tương tự sổ tiết kiệm nhưng mà có lãi suất cao hơn rất nhiều. Nghe bạn ấy nói thế tôi cũng không nghĩ nhiều vì cũng có quen biết, sau đó tôi chuyển tiền sang 1 số tài khoản khác.

Sau này, bỗng dưng được gửi hợp đồng bảo hiểm về tôi mới biết, hoá ra bạn ấy bảo chuyển tiền sang tài khoản khác để mua bảo hiểm “Tâm An đầu tư” của Manulife. Cái hợp đồng của họ có 2 phần là bảo hiểm và đầu tư, họ nói bảo hiểm là sản phẩm tặng kèm nhưng tất cả tiền của tôi được chuyển vào phần bảo hiểm, đây cũng là phần mà nhân viên tư vấn được ăn “hoa hồng” nhiều nhất”, anh Long kể lại.

Tương tự anh Long, hầu hết người làm đơn tố cáo ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và Công ty TNHH Manulife Việt Nam đều là người nhiều năm gửi tiền tại ngân hàng này. Họ thường bị đưa vào “bẫy” mua bảo hiểm Manulife khi đến ngân hàng đáo hạn sổ tiết kiệm cũ. 

Rất nhiều nội dung trong hợp đồng sai lệch, chữ ký bị làm giả

Để hợp thức hoá hợp đồng bảo hiểm, thông tin của hàng loạt nạn nhân lên tiếng tố cáo SCB và Manulife đều có chung đặc điểm là bị khai khống nhiều thông tin về sức khỏe, nghề nghiệp và thu nhập.

Khách hàng tố cáo nhiều mục điền thông tin trong hồ sơ hợp đồng với Manulife bị khai khống, không đúng sự thật. Ảnh: Đinh Thiện
Khách hàng tố cáo nhiều mục điền thông tin trong hồ sơ hợp đồng với Manulife bị khai khống, không đúng sự thật. Ảnh: Đinh Thiện

Chị L.V.T.N là nhân viên văn phòng, cả gia đình là khách hàng thân thiết của ngân hàng SCB Bạch Mai (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Cầm trên tay hợp đồng của mình với Manulife chị vẫn không thể tin được tất cả số tiền tiết kiệm cứ ngỡ đang được gửi tại ngân hàng SCB bấy lâu nay bây giờ chỉ còn là bản hợp đồng với hàng tá các thông tin sai lệch với Manulife.

“Sản phẩm “Tâm An đầu tư” của Manulife với tôi và gia đình có thể gọi là một “cú lừa cay đắng”. Tôi từng làm ở Manulife và có những thiện cảm nhất định với công ty này. Cuối năm 2020 khi dịch bệnh rất căng thẳng, tôi ra ngân hàng đáo hạn sổ tiết kiệm thì nhân viên SCB nói với tôi là có gói “tiết kiệm kiểu mới” không ngờ họ lừa tôi mua bảo hiểm Manulife.

Tôi là nhân viên văn phòng, thu nhập mỗi năm chỉ có hơn 100 triệu đồng, thế nhưng trong hợp đồng bảo hiểm, Manulife lại khai tôi là một người có thu nhập vài chục triệu đồng mỗi tháng. Sau khi chuyển tiền theo yêu cầu của nhân viên ngân hàng SCB, tôi phải gọi giục thì họ mới gửi hợp đồng về cho tôi, mặc dù không hề ký tên vào bất cứ đâu nhưng trong bản hợp đồng được gửi về, họ đã ký thay tôi từ lúc nào”, chị Nhung cho hay.

Cũng tương tự chị T.N, từ một người bán hàng nhỏ lẻ tại chợ, thu nhập chỉ vài triệu đồng một tháng cùng nhiều bệnh tật trong người, bà Nguyễn Thị Xuân (trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng bị khai khống nhiều thông tin trong hợp đồng với bảo hiểm Manulife khi mang tiền ra gửi tiết kiệm tại ngân hàng SCB.

“Tôi chỉ bán trứng ở ngã tư Đại La, tháng nào khá lắm thì kiếm được khoảng 8 triệu đồng/tháng. Vậy mà sau khi gửi tiết kiệm ở ngân hàng SCB về tôi mới biết tất cả tiền tiết kiệm của mình đã bị dùng để mua bảo hiểm Manulife.

Không chỉ có thế, trong hợp đồng với Manulife, tôi làm nghề cho thuê bất động sản, lương 80 triệu đồng 1 tháng, sức khoẻ mục nào cũng tốt trong khi tháng nào tôi cũng đi viện vì nhiều bệnh”, bà Xuân cho biết.

Nhân viên tư vấn đã nghỉ việc

Trong căn nhà nhỏ chật hẹp tại khu tập thể Trung Tự (Đống Đa, Hà Nội), bà Hồ Xuân Cúc vẫn chưa thôi day dứt vì từng khuyên con trai là anh Nguyễn Hải Long không nên quá lo lắng khi nhận về hợp đồng bảo hiểm của Manulife, sau khi gửi tiền tiết kiệm tại SCB cách đây gần 2 năm.

Được người ngồi trong ngân hàng SCB lúc đó là chị Lê Thị Thu Hằng tư vấn nên gửi tiết kiệm kiểu mới bằng gói “Tâm An đầu tư”, đến khi nhận ra mình đã “mắc bẫy” thì anh Long mới biết người tư vấn cho mình là chị Hằng cũng đã nghỉ việc.

“Bạn Hằng ngồi trong ngân hàng SCB, tôi thực sự không thể nào biết bạn ấy là người của bảo hiểm Manulife. Bạn ấy tư vấn cho tôi “gửi tiết kiệm theo hình thức mới”, đến khi sự việc vỡ lở tôi mới biết bạn Hằng cũng đã nghỉ việc”, anh Long cho biết.

Không chỉ anh Long, hàng loạt nạn nhân cũng cho biết, họ không thể liên hệ được với nhân viên ngân hàng hoặc người tư vấn cho mình tại ngân hàng vào thời điểm bị “bẫy” mua bảo hiểm của Manulife.

“Sau khi sự việc giữa SCB và Manulife vỡ lở, mình không thể liên hệ lại với bạn Trần Thị Thu Trang, nhân viên SCB chi nhánh Bạch Mai, người đã nhiều năm tư vấn cho mình tại ngân hàng này”, chị Trang Nhung (một nạn nhân) chia sẻ.

Hàng trăm nạn nhân viết đơn thư tố cáo Manulife và SCB. Ảnh: NVCC
Nhiều nạn nhân viết đơn thư tố cáo Manulife và SCB. Ảnh: NVCC

Từ tháng 10.2022 đến nay, đã có hơn 400 nạn nhân viết đơn gửi đến các cơ quan chức năng như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu (Cục C03), Bộ Công An tố cáo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và Công ty TNHH Manulife Việt Nam.

Tại nhiều nhóm nạn nhân số lượng thành viên vẫn tăng lên nhanh chóng mỗi ngày.

THUỲ DƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Tài sản vượt ngân hàng, Manulife kiếm bộn tiền nhờ đầu tư vốn

Lam Duy |

Không chỉ lãi hàng nghìn tỉ đồng với kênh đầu tư tài chính, tổng tài sản của bảo hiểm Manulife Việt Nam thậm chí còn gấp nhiều lần một số ngân hàng thương mại trong nước.

Mua BH Manulife khi gửi tiền tại SCB không có bằng chứng có đòi được tiền?

THÙY DƯƠNG - ĐỨC THIỆN |

Theo luật sư Nguyễn Hồng Tâm, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, trong trường hợp khách hàng không có chứng cứ nhân viên tư vấn sai trong quá trình tư vấn bảo hiểm Manulife cũng vẫn có thể khởi kiện ra toà.

Gửi tiền SCB: Khách hàng bị "bẫy" bảo hiểm Manulife là sản phẩm tặng kèm

THUỲ DƯƠNG - ĐINH THIỆN |

Từ một người nhiều năm không kiếm ra tiền, sức khoẻ yếu do nhiễm trùng đường thở bẩm sinh anh Nguyễn Hải Long (Đống Đa, Hà Nội) bỗng trở thành ông chủ kinh doanh nước giải khát tại nhà với thu nhập 70 triệu đồng 1 tháng trong hợp đồng  "bẫy" kí với Manulife khi mang tiền đến SCB gửi tiết kiệm. Khi thắc mắc về những thông tin trong bảo hiểm, nhân viên tư vấn còn giải thích đây chỉ là một món quà tặng kèm, không cần quan tâm nhiều đến thông tin.

Người dân Làng Nủ bắt đầu cuộc sống mới sau bão lũ

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau một tháng xảy ra trận lũ quét, người dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên) đã quay trở lại với cuộc sống thường ngày.

Tổ chức Nhật Bản chống vũ khí hạt nhân nhận Nobel Hòa bình

Thanh Hà |

Giải Nobel Hòa bình 2024 được trao cho tổ chức Nhật Bản Nihon Hidankyo cho những nỗ lực có được "một thế giới không có vũ khí hạt nhân".

Báo Lao Động khánh thành trụ sở văn phòng đại diện tại Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Sáng 11.10, báo Lao Động khánh thành trụ sở Văn phòng đại diện Đông Bắc Bộ tại Quảng Ninh; trao 520 triệu đồng hỗ trợ CNVCLĐ sau bão số 3.

VFF giữ nguyên quyết định kỷ luật U11 SLNA

QUANG ĐẠI |

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) bác khiếu nại của Sông Lam Nghệ An (SLNA), giữ nguyên quyết định kỷ luật tuyển U11 vì sử dụng cầu thủ gian lận tuổi.

Bắt khẩn cấp đối tượng hủy hoại hàng trăm cây đào thế

Minh Hạnh |

Hà Nội - Ngày 11.10, Công an huyện Mê Linh đã khởi tố vụ án hình sự, bắt khẩn cấp đối tượng cố ý hủy hoại hàng trăm cây đào thế của người dân.

Tài sản vượt ngân hàng, Manulife kiếm bộn tiền nhờ đầu tư vốn

Lam Duy |

Không chỉ lãi hàng nghìn tỉ đồng với kênh đầu tư tài chính, tổng tài sản của bảo hiểm Manulife Việt Nam thậm chí còn gấp nhiều lần một số ngân hàng thương mại trong nước.

Mua BH Manulife khi gửi tiền tại SCB không có bằng chứng có đòi được tiền?

THÙY DƯƠNG - ĐỨC THIỆN |

Theo luật sư Nguyễn Hồng Tâm, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, trong trường hợp khách hàng không có chứng cứ nhân viên tư vấn sai trong quá trình tư vấn bảo hiểm Manulife cũng vẫn có thể khởi kiện ra toà.

Gửi tiền SCB: Khách hàng bị "bẫy" bảo hiểm Manulife là sản phẩm tặng kèm

THUỲ DƯƠNG - ĐINH THIỆN |

Từ một người nhiều năm không kiếm ra tiền, sức khoẻ yếu do nhiễm trùng đường thở bẩm sinh anh Nguyễn Hải Long (Đống Đa, Hà Nội) bỗng trở thành ông chủ kinh doanh nước giải khát tại nhà với thu nhập 70 triệu đồng 1 tháng trong hợp đồng  "bẫy" kí với Manulife khi mang tiền đến SCB gửi tiết kiệm. Khi thắc mắc về những thông tin trong bảo hiểm, nhân viên tư vấn còn giải thích đây chỉ là một món quà tặng kèm, không cần quan tâm nhiều đến thông tin.