Hai kịch bản COVID-19: Chưa thể công bố hết dịch cũng cần cách tiếp cận mới

Phạm Đông |

Bộ Y tế chuẩn bị hai kịch bản cho dịch COVID-19 trong giai đoạn chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững. Trong đó với bất cứ kịch bản nào thì cũng cần sẵn sàng các phương tiện ứng phó về y tế, nhân lực khi dịch có những thay đổi bất ngờ.

Dự phòng cá nhân vẫn quan trọng

Bộ Y tế vừa có văn bản xin ý kiến góp ý dự thảo phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022-2023. Trong đó, bộ xây dựng 2 tình huống dịch COVID-19 trong giai đoạn chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững.

Thứ nhất: Chủng virus vẫn tiếp tục tiến hóa, tuy nhiên do cộng đồng đã có miễn dịch nên số trường hợp nặng và tử vong giảm dần dẫn đến các ổ dịch không còn nghiêm trọng như trước.

Thứ hai: Xuất hiện biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc miễn dịch, khiến ca nhiễm có triệu chứng nghiêm trọng hoặc tử vong tăng lên.

Ở thời điểm hiện tại, dịch COVID-19 có dấu hiệu hạ nhiệt trên toàn quốc, tuy nhiên các chuyên gia y tế cho rằng đây chưa phải là thời điểm thích hợp để công bố hết dịch. Do vậy, kịch bản thứ nhất được các chuyên gia đánh giá là nhiều khả năng xảy ra hơn.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội, nhìn nhận hiện biến chủng Omicron chiếm ưu thế. Phần lớn người dân nhiễm không triệu chứng, có thể tự cách ly, điều trị tại nhà. Cuộc sống đang và sẽ sớm trở lại trạng thái bình thường khi chính quyền mở toàn bộ dịch vụ của đời sống.

Ông Hùng cho biết, COVID-19 có thể xuất hiện biến chủng mới, các biện pháp chống dịch cần được điều chỉnh phù hợp. Cần theo tiêu chí đảm bảo phòng chống dịch khi cần thiết và không gây ảnh hưởng tới kinh tế, xã hội, người dân.

Dù vậy, ngoài việc thay đổi các biện pháp chống dịch, ngành y tế cần sớm khắc phục các thiếu sót về cơ sở vật chất và cả chuyên môn, con người, nhất là từ tuyến y tế cơ sở. Thiếu sót này đã bộc lộ rất rõ từ trong đại dịch.

PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng, đã đến lúc cần có cách tiếp cận mới với COVID-19. Do vậy, việc đưa 2 kịch bản ứng phó dịch COVID-19 nêu trên là phù hợp với bối cảnh dịch hiện nay.

Tuy nhiên, ông Phu nêu rõ với bất cứ kịch bản dự phòng chống dịch nào thì cả hệ thống cần chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện ứng phó về y tế, nhân lực khi dịch có những thay đổi bất ngờ. Đồng thời, tiếp tục chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát dịch hiệu quả.

Theo ông Phu, Việt Nam cần theo dõi diễn biến dịch trên thế giới, theo sát khuyến cáo của WHO để có đánh giá chính xác và phản ứng kịp thời. Virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19 khác với nhiều virus gây dịch bệnh khác. Đặc biệt, miễn dịch ở người đã mắc COVID-19 sẽ giảm sau vài tháng, đồng thời vẫn có nguy cơ tái nhiễm.

"Số nhiễm giảm nhưng chưa đáp ứng điều kiện để công bố hết dịch" - ông Phu nói và cho biết trong dự phòng cá nhân, việc thực hiện đeo khẩu trang, khử khuẩn, hạn chế tiếp xúc với người nhiễm vẫn là việc quan trọng để phòng bệnh và hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm không chỉ COVID-19 mà còn các bệnh truyền nhiễm khác.

Ngoài ra, khi dịch COVID-19 được chuyển sang loại bệnh truyền nhiễm nhóm B thì việc điều trị bệnh nhân COVID-19 vẫn cần chú ý tới các nhóm yếu thế. Tức là phải bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, nhất là người nghèo, người dễ bị tổn thương khi họ mắc COVID-19.

Chưa thể công bố hết COVID-19, miễn dịch sẽ giảm theo thời gian

PGS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, trường Đại học Y dược TPHCM - cho biết miễn dịch từ vaccine và mắc COVID-19 không bền vững, sẽ giảm dần theo thời gian. Cộng đồng không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm do dịch bệnh sẽ không biến mất. Số mắc có thể tăng cao hơn trong thời gian tới, vì vậy chưa thể công bố đã hết dịch.

Theo ông Dũng, cần xem xét những ích lợi nào sẽ đạt được khi tuyên bố hết dịch. Tuy nhiên trước mắt, công bố hết dịch COVID-19 hiện nay không mang lại lợi ích.

Ở góc độ chủ quan, tuyên bố chấm dứt đại dịch có thể khiến người dân lơ là phòng ngừa bệnh. Tỷ lệ lây nhiễm cao và tử vong thấp cũng gây tổn thất về kinh tế, tăng chi phí do COVID-19 kéo dài.

Điều này cản trở sự phục hồi hoàn toàn các hoạt động xã hội, chất lượng sống và sức khỏe toàn diện của toàn thể người dân. Do vậy, cần đợi đến khi Việt Nam hoàn thành tiêm chủng trẻ em để quyết định bước đi tiếp theo.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Nhận định tình hình dịch COVID-19 trên cả nước sau dịp nghỉ lễ 30.4-1.5

AN AN - PHƯƠNG ANH |

Nhận định về tình hình dịch COVID-19 sau dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 vừa qua, các chuyên gia y tế cho rằng tình huống bùng phát dịch khó xảy ra. 

Bộ Y tế xin ý kiến về phương án ứng phó với 2 tình huống dịch COVID-19

Thùy Linh |

Bộ Y tế cho biết đang tiếp tục tổng hợp ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia và các cơ quan liên quan để hoàn thiện xây dựng phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022-2023.

Chế độ chính sách đối với người tham gia chống dịch COVID-19 bị COVID-19

Bảo Hân (T/H) |

Chế độ chính sách đối với người được điều động, huy động tham gia phòng, chống dịch COVID-19 bị nhiễm COVID-19 được quy định tại Nghị định 29/2022/NĐ-CP hướng dẫn Nghị quyết 12/2021/UBTVQH15 về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Thêm 1 nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu được tìm thấy

Tô Công |

Phú Thọ - Thi thể được phát hiện trên sông Hồng sáng ngày 23.9 đã được xác định là 1 trong số các nạn nhân mất tích vụ sập cầu Phong Châu

Thấp thỏm sống trong chung cư "chống nạng" chờ sập ở Hà Nội

Linh Trang - Cao Thơm |

Sau bão số 3, những vết đứt gãy xuất hiện khắp nơi khiến nhiều hộ dân ở chung cư cũ A7 Tân Mai (Hà Nội) thấp thỏm lo sợ dãy nhà có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

Bé trai 2 tuổi ở TPHCM tử vong sau bữa ăn trưa tại trường

Chân Phúc |

TPHCM - Bé trai 2 tuổi có biểu hiện bất thường khi đang ăn trưa, được giáo viên đưa tới bệnh viện cấp cứu nhưng tử vong sau đó.

LPB Ninh Bình thắng trận đầu tiên tại giải bóng chuyền các câu lạc bộ châu Á

NHÓM PV |

Chiều 23.9, LPB Ninh Bình đã đánh bại Monolith Sky Risers với tỉ số 3-0 tại giải bóng chuyền vô địch các câu lạc bộ châu Á 2024.

Bất ngờ vì giá một căn nhà ở xã hội lên đến 4 tỉ đồng

ANH HUY |

"Cơn sốt" nhà chung cư Hà Nội đã có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng mặt bằng giá vẫn không ngừng tăng, nhất là với các dự án nhà ở xã hội đã đủ điều kiện chuyển nhượng.

Nhận định tình hình dịch COVID-19 trên cả nước sau dịp nghỉ lễ 30.4-1.5

AN AN - PHƯƠNG ANH |

Nhận định về tình hình dịch COVID-19 sau dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 vừa qua, các chuyên gia y tế cho rằng tình huống bùng phát dịch khó xảy ra. 

Bộ Y tế xin ý kiến về phương án ứng phó với 2 tình huống dịch COVID-19

Thùy Linh |

Bộ Y tế cho biết đang tiếp tục tổng hợp ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia và các cơ quan liên quan để hoàn thiện xây dựng phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022-2023.

Chế độ chính sách đối với người tham gia chống dịch COVID-19 bị COVID-19

Bảo Hân (T/H) |

Chế độ chính sách đối với người được điều động, huy động tham gia phòng, chống dịch COVID-19 bị nhiễm COVID-19 được quy định tại Nghị định 29/2022/NĐ-CP hướng dẫn Nghị quyết 12/2021/UBTVQH15 về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.