Không phải cứ bơi "hùng hục" là giảm được tai nạn đuối nước

Nguyễn Hà - Phạm Dung |

“Không phải cứ bơi “hùng hục” là đã biết bơi, là giảm thiểu được tai nạn đuối nước. Quan trọng là trang bị kiến thức như thế nào để khi rơi vào tình huống bất ngờ các cháu có thể xử lý được để bản thân an toàn và hỗ trợ các bạn khác”.

Đây là ý kiến của ông Đinh Việt Hùng – Tổng thư ký Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam trước những tranh luận về việc học sinh ra trường bắt buộc phải biết bơi.

Theo ông Hùng, việc dạy bơi cho các em học sinh là cần thiết, nhưng hiện nay xã hội đang có nhiều người hiểu sai về khái niệm học bơi, chính vì thế việc học bơi này không đạt được hiệu quả cao. Chúng ta đang đặt nặng vấn đề học bơi có nghĩa là học để biết bơi nhưng đối với các cháu nhỏ, việc biết bơi được bao lâu, bao xa không quan trọng bằng việc các cháu nhận được những kỹ năng gì sau khi học.

Chương trình học bơi phải phù hợp với từng lứa tuổi, trang bị kiến thức như thế nào để khi rơi vào tình huống bất ngờ các cháu có thể xử lý được để bản thân an toàn và hỗ trợ các bạn khác trong trường hợp cần cấp cứu. Hiện nay, những quan niệm, khái niệm học bơi này chưa rõ ràng chính là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt vụ chết đuối thương tâm.

“Không thể hô hào khi chúng ta chưa có đầy đủ cơ sở vật chất, chưa có giáo trình thiết thực cho người học, những điều các cháu cần chưa được trang bị đủ. Hiện nay, các bậc phụ huynh chỉ đang lo hết một khóa học hè, con mình bơi được bao nhiêu mét, đó là điều không đúng, thậm chí sau khóa học bơi nhiều người mặc định con mình đã biết bơi mà không có sự theo sát, theo dõi con mình nữa dẫn đến những tai nạn đáng tiếc” – Tổng thư ký Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam khẳng định.

Ông Hùng cho rằng, cơ sở vật chất của chúng ta hiện nay rất khó đáp ứng cho nhu cầu học bơi nếu như đây trở thành môn học bắt buộc. Cơ sở vật chất chưa đồng bộ, rải không đều, chỉ tập trung ở các thành phố, thị trấn lớn. “Tôi cho rằng, chưa nên dùng chữ “bắt buộc” mà chỉ nên dừng lại ở việc “khuyến khích”, quan trọng hơn cả là phải trang bị một giáo trình phù hợp. Tôi từng tiếp xúc với một số giáo trình bơi của Bộ Giáo dục hiện nay, và thấy rằng đó là giáo trình rất nặng nề, mang tính giáo khoa chỉ hợp để dạy cho các vận động viên bơi chứ không phù hợp với con trẻ”.

Để xây dựng giáo trình phù hợp, cần cơ quan chủ quản đứng ra dự thảo, trong đó quan tâm hơn đến việc trang bị kỹ năng sống, kỹ năng tồn tại trong môi trường nước, khi đuối nước phải xử lý ra sao chứ không phải cứ bơi “hùng hục” là đã biết bơi, là giảm thiểu được tai nạn đuối nước, tôi khẳng định không có chuyện đó. Xã hội sẵn sàng tiếp nhận vấn đề này, nhưng quan trọng phải được tổ chức tốt.

Thảo luận về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao Nhiều ĐBQH cho rằng phải cho vào luật yêu cầu bắt buộc học sinh học ra trường thì phải biết bơi. Ý kiến này hiện đang gặp phải nhiều phản ứng trái chiều.

Nguyễn Hà - Phạm Dung
TIN LIÊN QUAN

Không chơi môn khác không sao, không biết bơi có thể ảnh hưởng tính mạng!

Lê Phương |

Sáng 31.5, Quốc hội nghe Uỷ viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao.

Bắt buộc học sinh ra trường phải biết bơi?

Lê Phương |

Sáng 31.5, Quốc hội nghe Uỷ viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao.

Chống đuối nước cho trẻ cần thêm thầy và cơ sở vật chất ở các địa phương

Đ.HUỲNH |

Tổng cục TDTT phát động chương trình “Bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em năm 2018” gồm nhiều hoạt động được triển khai tại khắp 63 tỉnh thành từ tháng 5 đến tháng 8.

Người dân đi bỏ phiếu sáp nhập địa giới hành chính ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Ngày 22.9, tại huyện Thạch Hà và huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), chính quyền tổ chức lấy ý kiến người dân thông qua việc đi bỏ phiếu để sáp nhập địa giới hành chính.

Quảng Nam dựng lại nhà mới cho người dân vùng sạt lở núi

Hoàng Bin - Phú Thiện |

Hàng chục hộ Xơ Đăng tại huyện vùng cao Nam Trà My, Quảng Nam đã phải bỏ làng, sơ tán khẩn cấp do mưa lớn gây sạt lở.

Phó Chủ tịch xã ở Lạng Sơn bị uy hiếp bằng ảnh nhạy cảm

An Khánh |

Lạng Sơn - Cơ quan chức năng đang xác minh việc một Phó Chủ tịch xã ở huyện Cao Lộc bị tung ảnh nhạy cảm để tống tiền.

Đất đá sạt lở đè trúng 2 xe ô tô trên Quốc lộ 6

Minh Chuyên |

Sơn La - Mưa kéo dài đã khiến lượng lớn đất sạt lở đè trúng 2 xe ô tô đang di chuyển trên Quốc lộ 6.

Kỳ Duyên bị so học vấn với dàn hoa hậu Đại học Ngoại thương

NGUYỄN ĐẠT |

Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp đại học tiếp tục gây tranh cãi. Kỳ Duyên bị so sánh việc học tập với nhiều hoa hậu cùng học tại Đại học Ngoại thương.

Không chơi môn khác không sao, không biết bơi có thể ảnh hưởng tính mạng!

Lê Phương |

Sáng 31.5, Quốc hội nghe Uỷ viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao.

Bắt buộc học sinh ra trường phải biết bơi?

Lê Phương |

Sáng 31.5, Quốc hội nghe Uỷ viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao.

Chống đuối nước cho trẻ cần thêm thầy và cơ sở vật chất ở các địa phương

Đ.HUỲNH |

Tổng cục TDTT phát động chương trình “Bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em năm 2018” gồm nhiều hoạt động được triển khai tại khắp 63 tỉnh thành từ tháng 5 đến tháng 8.