Ngư dân xoay xở trước giá dầu tăng để bám biển

Nguyễn Viên |

Dù hải sản đầy khoang sau mỗi chuyến biển, tuy nhiên giá dầu tăng cao, nguồn lao động đi biển khan hiếm, khiến cho mỗi chuyến ra khơi của ngư dân miền Trung đầy rẫy những khó khăn.

Tàu to máy lớn cũng lỗ

Đang vào vụ khai thác hải sản chính trong năm, nên những ngày này có hàng chục tàu cá công suất lớn, cập cảng cá Tịnh Hòa, Sa Kỳ… ở tỉnh Quảng Ngãi để bán cá.

Nhiều tàu sau hằng tháng đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa trở về với khoang cá đầy. Tuy bội thu hải sản là vậy, nhưng hầu như các ngư dân đều trĩu nặng âu lo. Gương mặt đen nhẻm sau một tháng trời can trường bám biển ở vùng biển Hoàng Sa, ông Trần Văn Tân, ở thôn Tân An, xã Nghĩa An, TP.Quảng Ngãi cho biết, phiên biển này, tàu ông lỗ khoảng 100 triệu đồng.

Ông Tân nhẩm tính, tàu có công suất 520CV, một phiên biển tốn khoảng 220 triệu đồng, thì trong đó, tiền dầu đã là 125 triệu đồng. Dù có bán hết số cá chuồng, cá kiếm… nhưng trừ hết mọi chi phí, thì vẫn lỗ tổng (chi phí cho một chuyến đi biển). Nguyên nhân lỗ là do giá dầu tăng cao, nhưng giá thủy sản trong mấy năm qua giá vẫn như cũ, nên dù có trúng đậm “lộc biển”, ngư dân vẫn âu lo đủ bề.

Ông Tân thổ lộ, để sống được với nghề đi biển, ngoài kinh nghiệm đánh bắt, chủ tàu cá phải liên tục mua sắm các thiết bị hiện đại phục vụ cho việc khai thác.

Ngoài ra, cũng tạo điều kiện cho các bạn thuyền đi cùng, hùn vốn theo hình thức “cổ đông”. Ông Tân kể, tàu có 8 ngư dân cùng ra khơi, người nào có điều kiện thì sẽ được góp vốn, mua sắm ngư lưới cụ… Khi các ngư dân bắt tay hợp tác, trở thành những “cổ đông” với chủ tàu, thì họ sẽ có trách nhiệm lớn hơn với công việc. Phải cùng nhau đoàn kết, tạo nên sức mạnh khi đánh bắt, thì chắc chắn những chuyến biển sẽ suôn sẻ.

Cũng cập cảng Tịnh Hòa, TP.Quảng Ngãi để bán cá, sau phiên biển kéo dài 28 ngày ở ngư trường Hoàng Sa, ông Trương Tấn, ở thôn Tân An, xã Nghĩa An hối hả cùng anh em bạn tàu lên bờ, thương thảo với thương lái về giá cá. Thương lái bảo, giá cá chuồng mua 14.000 đồng/kg, được thì chốt.

Chi phí cho mỗi phiên biển khoảng 250 triệu đồng, trong đó tiền dầu chiếm khoảng 60%. Chuyến này tàu đánh được khoảng hơn 10 tấn cá chuồng, sau khi trừ hết mọi chi phí, chủ tàu lỗ từ 70-80 triệu đồng.

Chính sách hỗ trợ cần kịp thời

Toàn tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 4.589 tàu thuyền tham gia đánh bắt hải sản, là một trong những địa phương có số lượng tàu đánh bắt hải sản hùng hậu nhất cả nước. Trước sức ép từ giá dầu leo thang, nhiều ngư dân vẫn kiên cường bám biển.

Một trong những chính sách hỗ trợ rất đắc lực cho ngư dân là tiền hỗ trợ xăng dầu cho mỗi phiên biển theo Quyết định 48. Theo đó, tàu ra khơi 17 ngày trở lên và nhắn đủ tin nhắn về bờ, sẽ được hỗ trợ khoảng 75 triệu đồng cho một phiên biển.

Ông Trần Văn Tân, ở thôn Tân An, xã Nghĩa An, TP.Quảng Ngãi cho biết, năm ngoái, tôi được Nhà nước hỗ trợ khoảng 300 triệu đồng tiền dầu. Số tiền hỗ trợ rất lớn, tuy nhiên, niềm vui chưa trọn là vì phải sau một năm, ngư dân mới nhận được tiền hỗ trợ. Riêng năm nay, mặc dù đã ra khơi từ đầu năm, nhưng tàu của tôi và nhiều ngư dân khác vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ dầu. Giá dầu đang tăng cao, nên rất mong các cơ quan chức năng sớm giải ngân tiền hỗ trợ, để ngư dân có kinh phí trang trải cho mỗi chuyến ra khơi.

Giá dầu tăng cao đã khổ, càng khó hơn khi nhiều nơi cảng Sa Kỳ, Tịnh Hòa, nhiều chủ tàu cá rất vất vả khi mua dầu chuẩn bị cho mỗi chuyến ra khơi, vì lượng dầu tại các cửa hàng xăng dầu đang trong tình trạng khan hàng.

Ông Nguyễn Thanh Hùng -  Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã Bình Châu, huyện Bình Sơn - cho biết, toàn xã có khoảng 400 tàu cá tham gia đánh bắt ngoài khơi. Trong tháng 8, 9.2022, giá dầu tăng cao, đồng thời nhiều chủ tàu cá không mua đủ dầu, nên gặp khó khăn trong việc ra khơi. Ngư dân phản ánh với Nghiệp đoàn rằng, ví dụ họ có nhu cầu mua 1.000 lít dầu để ra khơi, như chủ xăng dầu chỉ bán khoảng 500-600 lít, với lý do nguồn cung vượt cầu.

Ông Nguyễn Văn Mười - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cho biết, vì ngân sách địa phương hạn hẹp, trong khi tỉnh Quảng Ngãi có số lượng tàu cá rất lớn, nên so với các địa phương khác, việc hỗ trợ cho ngư dân khi giá dầu tăng vẫn còn ít. Phần lớn, tiền hỗ trợ dầu cho ngư dân theo Quyết định 48 chủ yếu là kinh phí từ Trung ương. Khi nguồn hỗ trợ từ Trung ương chuyển về thì tỉnh mới giải ngân cho ngư dân.

Muốn nhanh cũng không thể, vì phải làm đúng theo quy định. “Còn việc một số nơi trên địa bàn tỉnh xảy ra tình trạng thiếu dầu bán cho ngư dân ra khơi, sau khi phóng viên phản ánh, Chi cục mới nắm thông tin. Nếu xảy ra tình trạng “găm” dầu, thì chắc chắn Cục quản lý thị trường tỉnh Quảng Ngãi sẽ xử lý” - ông Mười nói.

Nguyễn Viên
TIN LIÊN QUAN

Đánh bắt bội thu, ngư dân vẫn lỗ do giá nhiên liệu tăng cao

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Trở về sau mỗi phiên biển, nhiều tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bội thu, tuy nhiên do giá dầu tăng cao, lao động đi biển ngày càng ít, trong khi giá cá vẫn “giậm chân tại chỗ”, nên nhiều tàu cá dù trúng lớn, vẫn thua lỗ nặng.

Bình Định, Phú Yên: Ngư dân gắng gượng bám biển khi giá xăng dầu tăng cao

Hoài Luân |

Bình Định - Sau nhiều lần điều chỉnh giảm, giá xăng dầu vẫn đang ở mức cao so với chi phí sản xuất, nhất là đối với ngư dân. Luôn đối diện với nguy cơ lỗ vốn mỗi chuyến ra khơi, nhưng ngư dân vẫn phải gắng gượng bám biển.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.