Nông thôn Đắk Nông đang chuyển mình

Bảo Lâm |

Đắk Nông - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Đắk Nông đã đạt được nhiều kết quả tích cực, bộ mặt nông thôn có nhiều bước chuyển mình, đổi mới.
Nhiều tuyến đường giao thông thôn ở tỉnh Đắk Nông đã được xây dựng khang trang, sạch đẹp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Phan Tuấn
Nhiều tuyến đường giao thông thôn ở tỉnh Đắk Nông đã được xây dựng khang trang, sạch đẹp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Phan Tuấn

Nhiều vùng quê "thay da, đổi thịt"

Năm 2010, huyện Đắk Song tiến hành thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đến nay, đã có 4 xã về đích nông thôn mới, 4 xã còn lại của huyện cũng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, tiến gần "vạch đích".

Xã Nâm N’Jang là địa phương đầu tiên của huyện Đắk Song về đích nông thôn mới vào năm 2018. Hiện nay, các tuyến đường giao thông liên thôn, liên xã, giao thông nội đồng… ở xã Nâm N’Jang đã được bê tông hóa, trải nhựa.

Các công trình trụ sở UBND xã, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư nâng cấp, xây dựng khang trang, hiện đại. Đời sống người dân xã Nâm N'Jang có sự phát triển vượt bậc. Dù ở nông thôn, nhưng trên địa bàn xã có rất nhiều nhà lầu, nhà mái Thái được người dân xây dựng.

Ông Trịnh Đức Anh, Chủ tịch UBND xã Nâm N’Jang cho  biết, vài năm trở lại đây, xã Nâm N’Jang đã khoác lên mình tấm "áo mới" tươi đẹp... Để đạt được kết quả này, thời gian qua, xã Nâm N’Jang luôn đồng hành cùng Nhân dân, phối hợp với các cấp ngành chức năng chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào việc sản xuất nhằm giảm chi phí đầu tư, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất.

Nông nghiệp vẫn là chủ lực ở xã Nâm N’Jang, nhưng hiện nay đã có sự liên kết, sản xuất và tiêu thụ giữa 4 nhà: Nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà nông. Chính sự đổi thay này đã giúp người dân địa phương nâng cao thu nhập, bình quân đạt mức 45 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 1,4%.

Đời sống ở khu vực nông thôn, nhất là bà con dân tộc thiểu số đã có sự phát triển vượt bậc. Ảnh: Phan Tuấn
Đời sống ở khu vực nông thôn, nhất là bà con dân tộc thiểu số đã có sự phát triển vượt bậc. Ảnh: Phan Tuấn

Giao thông nông thôn trên địa bàn xã từng bước được kiên cố hóa khá đồng bộ. Đến thời điểm này, tỷ lệ cứng hóa các tuyến đường từ trung tâm xã đến đường huyện đạt 100%. Tỷ lệ km đường trục thôn, bon và đường liên thôn được cứng hóa  hơn 80%.

Còn huyện Đắk R’lấp hiện đang dẫn đầu toàn tỉnh về kết quả xây dựng nông thôn mới. Đến nay, toàn huyện đã có 8/10 xã về đích nông thôn mới. Từ năm 2011 đến năm 2017, xã Nghĩa Thắng đã hoàn thành chặng đường xây dựng nông thôn mới, hiện đang tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Những năm qua, cùng với việc lập và triển khai quy hoạch nông thôn mới, địa phương đã xây dựng lộ trình, kế hoạch cụ thể với những phương án rõ ràng về huy động nguồn lực trong nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp. Xã Nghĩa Thắng đã tranh thủ tối đa nguồn vốn ngân sách cấp trên, vốn các chương trình, dự án và vốn của nhân dân, doanh nghiệp để lồng ghép, nâng cao hiệu quả đầu tư. Xã thực hiện tốt phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và hưởng lợi”.

Mặt khác, việc bảo đảm công khai, minh bạch trong quá trình thu - chi, nghiệm thu, thanh, quyết toán các công trình đã nâng cao được sự đồng thuận trong nhân dân. Vì thế, các tuyến đường được hoàn thành phần lớn nhờ nhân dân tự nguyện hiến đất đai, mà không phải đền bù, hỗ trợ. Đến nay, xã đã có 19,5/19,5 km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa và bê tông hóa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.

Tỷ lệ đường trục thôn được cứng hóa  trên 70%. 90% đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa. Bên cạnh đó, xã Nghĩa Thắng lồng ghép xây dựng khu vui chơi giải trí và hội trường đa năng, sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của xã với tổng số vốn 4,7 tỷ đồng. Hiện nay, 10/10 thôn, bon có nhà văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng đạt chuẩn.

Một trong những dấu ấn nữa là việc địa phương đã xây dựng được Chợ xã Nghĩa Thắng rộng rãi với tổng diện  tích hơn 3.100 m2. Chợ Nghĩa Thắng hoàn thành đã đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ của nhân dân trong xã và một số địa phương lân cận. Đến nay thu nhập bình quân đầu người của xã đạt khoảng 45 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên trên 95%...

Bộ mặt xã Nâm N'jang (huyện Đắk Song) ngày càng thay da, đổi thịt. Ảnh: Phan Tuấn
Bộ mặt xã Nâm N'jang (huyện Đắk Song) ngày càng thay da, đổi thịt. Ảnh: Phan Tuấn

Nỗ lực cho chặng đường mới

Chia sẻ về công tác xây dựng Nông thôn mới, ông Phan Văn Sinh, Phó Chánh văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh Đắk Nông cho biết, việc thực hiện chương trình người dân là chủ thể đầu tiên được hưởng lợi. Do đó, khi tuyên truyền, vận động, chúng tôi đã phân tích rõ để bà con hiểu được ý nghĩa việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và những việc cần làm.

Vì vậy, thời gian qua, bàn con nhân dân trên địa bàn tỉnh đã hưởng ứng rất nhiệt tình, người thì đóng góp tiền của, người thì hiến đất, ngày công... “Thắng lợi trong xây dựng Nông thôn mới ở các địa phương không chỉ là sự ghi nhận của các cấp, các ngành về sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền mà quan trọng trên hết là thắng lợi của lòng dân”- ông Sinh khẳng định.

Theo thống kê, từ năm 2011 đến nay, toàn tỉnh đã có 29/60 xã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới. Đánh giá theo Bộ tiêu chí đến hết năm 2020 toàn tỉnh có 41/60 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông, đạt 68,3%; có 54/60 xã đạt tiêu chí số 3 về thủy lợi đạt 90%; có 52/60 xã đạt tiêu chí số 4 về điện, đạt 86,7%; có 40/60 xã đạt tiêu chí số 5 về trường học, đạt 66,7%; có 46/60 xã đạt tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa, đạt 76,7%; có 55/60 xã đạt tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, đạt 91,7%...

Theo ông  Phan Văn Sinh, trong chặng đường tới, cả hệ thống chính trị, xã hội, các địa phương, các cấp cơ sở sẽ tiếp tục vào cuộc, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân chung tay thực hiện xây dựng nông thôn mới nhằm “thay da đổi thịt”, xây dựng những miền quê đáng sống.

Bảo Lâm
TIN LIÊN QUAN

Người dân Đắk Nông bán bò mua... cồng chiêng

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Trước đây, nhiều gia đình ở huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông) phải bán cồng chiêng để lấy tiền trang trải cuộc sống. Thế nhưng, khi đời sống khá lên, bà con buôn làng đã bán bò để mua lại cồng chiêng nhằm bảo tồn văn hóa.

Hồ tiêu Đắk Nông khẳng định thương hiệu xuất khẩu

Phan Tuấn |

Hồ tiêu là cây trồng đầu tiên của tỉnh Đắk Nông vừa được công nhận chỉ dẫn địa lý. Bên cạnh sự kiện quan trọng này thì việc người nông dân thay đổi tập quán canh tác, sản xuất theo hướng hữu cơ, hướng đến hội nhập quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội lớn để cây hồ tiêu có thêm cơ sở vững chắc khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế.

Khắc phục thiếu sót trong việc cấp "sổ đỏ" ở Đắk Nông

Bảo Lâm |

Đắk Nông - Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo các cơ quan ban ngành thực hiện các giải pháp khắc phục hạn chế, thiếu sót trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như chồng lấn, không đúng đối tượng, để xảy ra tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện kéo dài...

Doanh nghiệp Đắk Nông xoay xở thưởng tết

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Tết Nguyên đán 2022 đang cận kề, đây cũng là lúc người lao động, doanh nghiệp đều nghĩ về chuyện thưởng tết. Thế nhưng, sau một năm gặp nhiều khó khăn bởi dịch COVID-19, việc thưởng tết ở các doanh nghiệp cũng đang hết sức mông lung.

Hà Nội dự kiến sẽ thành lập mới 6 thị trấn

Minh Hạnh |

Ngày 14.10, Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TP. Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã tiếp xúc cử tri Đơn vị bầu cử số 4 (huyện Gia Lâm và quận Hoàng Mai).

Bộ Công an: Hình thành quỹ phát triển dữ liệu là cần thiết

ANH HUY |

Theo Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, việc hình thành quỹ phát triển dữ liệu là cần thiết, phù hợp với các quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Bệnh Marburg diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Phương Anh |

Marburg là bệnh đặc biệt nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỉ lệ tử vong cao từ 50 - 88%.

Binh chủng Thông tin liên lạc sáp nhập, tổ chức lại 2 Cục

Vương Trần |

Bộ Quốc phòng quyết định sáp nhập và tổ chức lại Cục Hậu cần và Cục Kỹ thuật thành Cục Hậu cần - Kỹ thuật thuộc Binh chủng Thông tin liên lạc.

Người dân Đắk Nông bán bò mua... cồng chiêng

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Trước đây, nhiều gia đình ở huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông) phải bán cồng chiêng để lấy tiền trang trải cuộc sống. Thế nhưng, khi đời sống khá lên, bà con buôn làng đã bán bò để mua lại cồng chiêng nhằm bảo tồn văn hóa.

Hồ tiêu Đắk Nông khẳng định thương hiệu xuất khẩu

Phan Tuấn |

Hồ tiêu là cây trồng đầu tiên của tỉnh Đắk Nông vừa được công nhận chỉ dẫn địa lý. Bên cạnh sự kiện quan trọng này thì việc người nông dân thay đổi tập quán canh tác, sản xuất theo hướng hữu cơ, hướng đến hội nhập quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội lớn để cây hồ tiêu có thêm cơ sở vững chắc khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế.

Khắc phục thiếu sót trong việc cấp "sổ đỏ" ở Đắk Nông

Bảo Lâm |

Đắk Nông - Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo các cơ quan ban ngành thực hiện các giải pháp khắc phục hạn chế, thiếu sót trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như chồng lấn, không đúng đối tượng, để xảy ra tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện kéo dài...

Doanh nghiệp Đắk Nông xoay xở thưởng tết

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Tết Nguyên đán 2022 đang cận kề, đây cũng là lúc người lao động, doanh nghiệp đều nghĩ về chuyện thưởng tết. Thế nhưng, sau một năm gặp nhiều khó khăn bởi dịch COVID-19, việc thưởng tết ở các doanh nghiệp cũng đang hết sức mông lung.