Ô nhiễm Kênh, rạch ở Long An: Không đánh đổi môi trường để lấy kinh tế

Huân Cao - Duy Trường |

Thời gian đầu phát triển công nghiệp, Long An để nhiều cụm công nghiệp xây tự phát, nhiều doanh nghiệp sản xuất riêng lẻ bên ngoài mà không buộc vào KCN tập trung. Điều này, dẫn đến doanh nghiệp không đầu tư hệ thống xử lý nước thải theo quy định dẫn đến xả thải gây ô nhiễm môi trường. PV Báo Lao Động đã phỏng vấn ông Trần Văn Cần - Chủ tịch UBND tỉnh Long An - xoay quanh vấn đề có hay không việc tỉnh chấp nhận đánh đổi môi trường để lấy sự phát triển kinh tế.

Xin ông cho biết hiện nay hệ thống xử lý chất thải, nước thải tại KCN Đức Hòa 1, KCN Tân Đô được UBND tỉnh cấp phép hoạt động như thế nào?

- Nước thải phát sinh của các đơn vị thứ cấp tại KCN Đức Hòa 1 được thu gom, đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất thiết kế là 2.000m3/ngày đêm để xử lý. KCN đã lắp đặt, vận hành hệ thống quan trắc nước thải tự động và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An để theo dõi, giám sát.

Quy trình xử lý nước thải tập trung tại KCN Tân Đô: Nước thải phát sinh của các đơn vị thứ cấp được thu gom, đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất thiết kế là 1.000m3/ngày đêm để xử lý. Việc phê duyệt và cấp phép hoạt động về lĩnh vực môi trường đối với 2 KCN trên là thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Việc kiểm tra, giám sát việc xả thải của 2 KCN trên được cơ quan chức năng thực hiện như thế nào, thưa ông?

- Thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về kiểm soát ô nhiễm môi trường theo định kỳ hằng năm, năm 2019, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại 120 đơn vị (trong đó có 15 đơn vị đang hoạt động trong KCN Đức Hòa 1 và KCN Tân Đô), tập trung vào các ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

Định kỳ hằng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra việc vận hành, bảo trì hệ thống giám sát các Trạm quan trắc tự động tại các khu/cụm công nghiệp và các đơn vị có nguồn thải lớn trên địa bàn tỉnh để kịp thời xử lý các số liệu khi có sự sai lệch.

Tỉnh có nắm được thông tin về các dòng kênh, nhất là kênh An Hạ quanh KCN Tân Đô, KCN Hạnh Phúc 1 đang bị ô nhiễm nghiêm trọng?

- UBND tỉnh đã xác định nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm tại các tuyến kênh trên trong thời gian qua là do nước thải tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó có nước thải từ các công ty, xí nghiệp hoạt động trong khu vực chưa xử lý đạt quy chuẩn xả vào nguồn tiếp nhận; nước thải từ các khu nhà trọ công nhân...

UBND tỉnh đã chỉ đạo xử lý vấn đề trên thế nào?

- UBND tỉnh Long An đã chỉ đạo, giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cùng các ngành có liên quan, UBND huyện Đức Hòa và các doanh nghiệp đang hoạt động gần các tuyến kênh đi qua để triển khai đồng bộ các biện pháp xử lý tình trạng ô nhiễm.

Thời gian tới, UBND tỉnh Long An sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo các sở, ngành có liên quan và UBND huyện Đức Hòa tập trung hơn nữa trong công tác theo dõi, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường tại các tuyến kênh và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của sở, ngành và địa phương trong năm 2020.

Huyện Đức Hòa có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh nhất tỉnh và có mức độ ô nhiễm đứng hàng đầu tỉnh. UBND tỉnh đã giải quyết bài toán giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của huyện này thế nào?

- Trong những năm qua, tốc độ phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Đức Hòa tăng nhanh. Thời gian đầu chưa có hình thành nhiều khu/cụm công nghiệp nên đã tiếp nhận các dự án có quy mô nhỏ lẻ bên ngoài, làm phát sinh tình trạng ô nhiễm cục bộ tại một số xã (Đức Hòa Hạ, Đức Hòa Đông) như thông tin PV phản ánh.

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm nói trên, UBND tỉnh Long An đã lập quy hoạch, đưa các doanh nghiệp này vào Cụm công nghiệp chỉnh trang (Đức Hòa Hạ và Đức Hòa Đông). Chủ đầu tư phải hoàn thiện lại hạ tầng kỹ thuật như: Phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa; không để từng doanh nghiệp xả trực tiếp nước thải ra môi trường bên ngoài như thời gian qua.

Quan điểm của UBND tỉnh Long An trong việc phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường?

- Quan điểm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Long An trong việc phát triển kinh tế là phải có chọn lọc, ưu tiên phát triển các loại hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, sử dụng lao động ít và gắn với bảo vệ môi trường. Đồng thời, UBND tỉnh kiên quyết không đánh đổi môi trường để lấy sự phát triển kinh tế.

Những doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh nhưng vi phạm về môi trường thì sẽ xử lý thế nào?

- Tỉnh Long An luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nhà đầu tư vào tỉnh.Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động nếu phát hiện những vi phạm về bảo vệ môi trường thì sẽ kiên quyết xử lý nghiêm minh, đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Xin cảm ơn ông!

Huân Cao - Duy Trường
TIN LIÊN QUAN

Ô nhiễm Kênh, rạch ở Long An: Nhiều doanh nghiệp xả thải trái phép

Huân Cao - Duy Trường |

Huyện Đức Hòa là địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp của tỉnh Long An. Đi cùng với sự phát triển này, thời gian qua,  nhiều doanh nghiệp vi phạm về xả thải ra môi trường, bức tử nhiều kênh, rạch và sông trên địa bàn. Kênh rạch ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cũng như sức khỏe của người dân, nhưng nhiều năm qua chưa được chính quyền tỉnh Long An giải quyết triệt để vấn đề này.

Cá chết hàng loạt trên sông Mã: Phát hiện các cơ sở xả thải ra sông

Quách Du |

Sau khi hàng tấn cá chết bất thường trên sông Mã (đoạn chảy qua huyện Bá Thước), lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã vào cuộc kiểm tra. Qua kiểm tra, phát hiện nhiều cơ sở làm vàng mã trên địa bàn đã xả thải trực tiếp ra sông.

Cụm công nghiệp chưa hoàn thiện tại Đắk Lắk: Nhiều DN xả thải gây ô nhiễm

Hữu Long |

Đi vào hoạt động từ lâu nhưng Cụm công nghiệp Tân An 1 và Tân An 2 (TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) chưa được đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Không chỉ triển khai dự án chậm trễ, nhiều doanh nghiệp ở cụm công nghiệp này lợi dụng việc quản lý lỏng lẻo đã liên tục xả trộm nước thải ra ngoài môi trường. Chủ đầu tư là TP.Buôn Ma Thuột dù biết chuyện nhưng đến nay vẫn chưa xử lý tận gốc vấn đề.

Man United bất lực trước cựu thủ môn Henderson, chia điểm Crystal Palace

TAM NGUYÊN |

Những pha cứu thua xuất sắc của Dean Henderson khiến đội bóng cũ Man United phải chia điểm trên sân Crystal Palace tại vòng 5 Premier League.

8 triệu m3 đất đá nguy cơ sạt lở, người dân di dời khẩn cấp

Bài và Ảnh: Đặng Tình |

Hòa Bình - Một khu vực đồi cao rộng 7ha với 8 triệu m3 đất có nguy cơ sạt lở khiến hàng trăm người dân phải di dời khẩn cấp.

Sạt lở, đất đá đổ xuống đèo Bảo Lộc trong đêm tối

HOÀI THANH |

Trên Quốc lộ 20, đoạn qua đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng vừa xảy ra tình trạng sạt lở đất đá trong đêm tối.

TPHCM áp dụng bảng giá đất hiện hành tính thuế về đất đai

Bảo Chương |

UBND TPHCM chính thức có văn bản cho phép sử dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế trong lúc chờ ban hành bảng giá đất mới.

Hàng nghìn người tận hưởng lễ hội mùa thu Hà Nội

Thạch Lựu |

Sáng 21.9, hàng nghìn lượt khách du lịch đã tham gia, trải nghiệm nhiều hoạt động đặc sắc của Festival Thu Hà Nội năm 2024 tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

Ô nhiễm Kênh, rạch ở Long An: Nhiều doanh nghiệp xả thải trái phép

Huân Cao - Duy Trường |

Huyện Đức Hòa là địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp của tỉnh Long An. Đi cùng với sự phát triển này, thời gian qua,  nhiều doanh nghiệp vi phạm về xả thải ra môi trường, bức tử nhiều kênh, rạch và sông trên địa bàn. Kênh rạch ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cũng như sức khỏe của người dân, nhưng nhiều năm qua chưa được chính quyền tỉnh Long An giải quyết triệt để vấn đề này.

Cá chết hàng loạt trên sông Mã: Phát hiện các cơ sở xả thải ra sông

Quách Du |

Sau khi hàng tấn cá chết bất thường trên sông Mã (đoạn chảy qua huyện Bá Thước), lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã vào cuộc kiểm tra. Qua kiểm tra, phát hiện nhiều cơ sở làm vàng mã trên địa bàn đã xả thải trực tiếp ra sông.

Cụm công nghiệp chưa hoàn thiện tại Đắk Lắk: Nhiều DN xả thải gây ô nhiễm

Hữu Long |

Đi vào hoạt động từ lâu nhưng Cụm công nghiệp Tân An 1 và Tân An 2 (TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) chưa được đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Không chỉ triển khai dự án chậm trễ, nhiều doanh nghiệp ở cụm công nghiệp này lợi dụng việc quản lý lỏng lẻo đã liên tục xả trộm nước thải ra ngoài môi trường. Chủ đầu tư là TP.Buôn Ma Thuột dù biết chuyện nhưng đến nay vẫn chưa xử lý tận gốc vấn đề.