Thủy điện nghìn tỉ ở Quảng Nam vẫn dừng vì vướng 18 hộ dân

Thanh Chung |

Dù được phép đưa vào hoạt động từ cuối năm 2020, tuy nhiên, đến nay Thủy điện Sông Tranh 4 - với mức đầu tư 1.700 tỉ đồng vẫn dừng vì vướng giải phóng mặt bằng với 18 hộ dân ở Quảng Nam.

18/415 hộ phản đối giá đền bù

Ông Nguyễn Văn Thứ (xã Quế Lưu, huyện Hiệp Đức, Quảng Nam) cho biết, việc áp giá bồi thường còn thấp. Cụ thể, cây caosu ở tỉnh Quảng Ngãi được bồi thường 500.000 đồng/cây tuy nhiên, tại dự án thủy điện này chỉ được bồi thường 250.000đồng.

“kê khai đền bù còn thiếu của gia đình tôi gần 2 sào ruộng, và mức giá quá thấp nên tôi không nhận. Việc áp giá bồi thường phải đảm bảo mức sống thì tôi mới chấp nhận. Đặc biệt, điều kiện tôi khó khăn khi mẹ thì già, mắt mù lòa. Tôi mong chủ đầu tư quan tâm. Mức quan tâm, đền bù, hỗ trợ cảm thấy thích hợp thì tôi nhận chứ không thể yêu cầu họ đền bù bao nhiêu được” - ông Thứ nói.

Ông Nguyễn Hữu (xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước) cho hay, ông chưa nhận tiền đền bù là vì lần thứ nhất là vào năm 2018 cơ quan chức năng đo đạc diện tích thì nhiều, giờ đền bù với diện tích ít, và số diện tích khu vực lòng hồ không bồi thường cho ông dù hằng năm ông vẫn canh tác.

“Hằng năm nhà tôi vẫn canh tác trên diện tích sát bờ sông nhưng nay ngành chức năng kêu đất này là bãi bờ sông suối không thể canh tác nên không đền bù. Năm 2018, cơ quan chức năng đo đạt thì nhiều, nhưng nay thể hiện trên sổ sách đền bù lại ít nên làm sao tôi nhận.

Ngoài ra, nhà tôi nằm trong vùng nguy cơ sạt lở, tôi yêu cầu bên nhà nước hỗ trợ di dời khẩn cấp gia đình tôi ra khỏi vùng sạt lở. Hiện nhà tôi đã nghiêng một bên và diện tích hoa màu gia đình tôi bị sạt lở trong đợt lũ cuối năm 2020 nên tôi mong chủ đầu tư có trách nhiệm hỗ trợ di dời nhà đi nơi khác an toàn hơn. Việc đền bù ít cũng khiến gia đình tôi không đủ tiền mua lại đất sản xuất, đời sống gặp khó khăn” - ông Lộc nói.

Được biết, dự án thủy điện Sông Tranh 4 triển khai thi công vào đầu năm 2018 với tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỉ đồng.

Ông Trần Quốc Hoàn - Phó Giám đốc Công ty CP thủy điện Sông Tranh 4 cho biết, toàn bộ công tác xây dựng và lắp đặt trang thiết bị của Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 4 đến nay đã hoàn thành toàn bộ với tổng mức đầu tư đã giải ngân đến thời điểm hiện tại 1.700 tỉ đồng. Tất cả công tác phục vụ sẵn sàng cho nhà máy đưa vào phát điện từ tháng 12.2020, tuy nhiên, tồn tại vướng mắc duy nhất là công tác giải phóng mặt bằng khu vực lòng hồ thuộc địa phận 2 huyện Hiệp Đức và Tiên Phước. Trên địa bàn huyện Hiệp Đức tồn tại 2/275 hộ, đối với huyện Tiên Phước còn 16/140 hộ.

“Việc chậm giải phóng mặt bằng vì người dân không đồng ý với giá trị phương án bồi thường đã được chính quyền huyện ban hành. Sau nhiều cuộc họp người dân yêu cầu thỏa thuận đền bù cao hơn rất nhiều lần so với giá của nhà nước. Công ty đã và đang phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan thực hiện giải phóng đền bù, hỗ trợ trên ý kiến của người dân, để làm sao quyền lợi của người dân được đảm bảo, không bị thiệt thòi trong vùng dự án ảnh hưởng nhưng phải đúng quy định” - ông Hoàn nói.

Sẽ cưỡng chế

Ông Nguyễn Hùng Anh - Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước cho biết, thời gian vừa huyện đã làm hết trách nhiệm của huyện và công tác bồi thường thực hiện theo đơn giá của nhà nước, khó mà giải quyết cao hay thấp hơn được. Huyện đã đối thoại với người dân ít nhất 6 lần và có nhiều văn bản chỉ đạo địa phương và đơn vị bồi thường, tháo gỡ vướng mắc. Những lý do dân nêu ra không hoàn toàn chính xác.

“Huyện đã thành lập 1 đoàn công tác vận động 16 hộ dân lần cuối, đồng thời, thực hiện các bước hoàn chỉnh để thu hồi đất bắt buộc. Từ nay, đến hết ngày 30.6, UBND huyện có văn bản chỉ đạo cho các cơ quan, rà soát hồ sơ pháp lý của các hộ và tiếp tục vận động, ra văn bản thu hồi đất bắt buộc đối với các hộ dân trong vùng dự án Thủy điện Sông Tranh 4. Mong rằng các hộ dân chấp hành công tác giải phóng mặt bằng của Nhà nước nếu còn trây ỳ thì sẽ cưỡng chế” - ông Hùng nói.

Theo ông Hùng, liên quan đến 1 số ý kiến của các hộ dân nằm trong vùng sạt lở thì huyện đã khảo sát địa hình, hỗ trợ nếu sạt lở nhiều thì thực hiện tái định cư cho người dân. Các hộ bị ảnh hưởng sản xuất thì trong phương án bồi thường cũng đã có hỗ trợ với giá trị tương đối cao.

Ngoài ra, việc giảm diện tích bồi thường vì năm 2018 thì đơn vị đo đạc thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường đo giải thửa để thực hiện bồi thường và niêm yết diện tích này cho dân. Tuy nhiên trong quá trình niêm yết thì đã phát hiện ra 1 số diện tích nó không có khả năng canh tác, thuộc bãi bờ, sông suối và 1 số diện tích đá sỏi. Vì vậy, năm 2019 đã kiểm tra, rà soát rất kỹ để xác minh lại sự việc và Sở Tài nguyên - Môi trường đã đo đạc lại thì giảm diện tích tương đối.

Ông Hoàng Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Hiệp Đức cho hay, quá trình triển khai thực hiện dự án đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung thực hiện chính sách đền bù với mức giá có lợi nhất cho người dân. Huyện đã tổ chức tuyên truyền vận động đối thoại với người dân rất nhiều lần, mặt dù họ biết chính sách đền bù của Nhà nước là đúng nhưng vẫn muốn có thêm khoảng bồi thường cao hơn.

“Huyện tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng tuyên truyền cho người dân, đồng thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát quy trình thủ tục đến mức mà người dân vẫn không chấp hành thì tiến hành tổ chức cưỡng chế thu hồi đất. Chậm nhất là ngày 30.6 sẽ bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư” - ông Hùng khẳng định.

Thanh Chung
TIN LIÊN QUAN

Công an giám sát chặt chẽ việc xả lũ ở nhà máy thủy điện Thượng Nhật

PHÚC ĐẠT |

Thực hiện công điện khẩn của UBND tỉnh TT. Huế và chỉ đạo của Ban giám đốc Công an tỉnh về việc đảm bảo an toàn công trình và an toàn hạ du Nhà máy thủy điện Thượng Nhật (xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông), Công an huyện Nam Đông đã huy động lực lượng giám sát 24/24h và yêu cầu đơn vị này chấp hành việc mở hoàn toàn 5 cửa van nhà máy thủy điện Thượng Nhật.

Sạt đứt đường Hồ Chí Minh sau khi nhà máy thủy điện Đắk Mi4 xả lũ

Thanh Hải - Thanh Chung |

Đường Hồ Chí Minh, đoạn Đà Nẵng đi Kon Tum đã bị sạt lở nghiêm trọng, cắt đứt hoàn toàn giao thông ở Km 1353+800, thuộc huyện huyện Phước Sơn, Quảng Nam. Đây cũng là vị trí gần phía dưới thân đập thủy điện Đắk Mi 4- công trình vừa xả lũ với lưu lượng lên hàng ngàn m3/s chiều 28.10...

Trung Quốc vận hành nhà máy thủy điện mới ở thượng nguồn sông Dương Tử

Thanh Hà |

Đơn vị phát điện đầu tiên của nhà máy thủy điện Ô Đông Đức (Wudongde) đang được xây dựng ở tỉnh Tứ Xuyên và tỉnh Vân Nam, phía tây nam Trung Quốc, đã được đưa vào sử dụng hôm 29.6.

Vẫn khó giao dịch vàng nhẫn ở TPHCM

HẠ MÂY |

Nhiều người dân TPHCM đến các cửa hàng giao dịch vàng nhẫn, nhưng không thành, vì thời điểm này, các thương hiệu vàng lớn không có hàng để bán.

Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho 3.765 phạm nhân

Ái Vân |

Chủ tịch nước đã quyết định đặc xá cho 3.763 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 2 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.

Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức CĐ trực thuộc CĐ Ngân hàng Việt Nam

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 30.9, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN họp lần thứ 7, khóa XIII dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN. Một trong những nội dung được thảo luận, cho ý kiến là Tờ trình Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức công đoàn trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tập trung, xuyên suốt, hiệu quả.

Tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo"

Nhóm PV |

Bên cạnh những mất mát, đau thương về người và của, một vấn đề khác nhận được rất nhiều sự quan tâm đó chính là vấn ô nhiễm môi trường sau bão lũ. Và một trong những nơi đang phải chịu áp lực từ nguồn rác thải khổng lồ đó chính là Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Trước tình hình này, Báo Lao Động đã tổ chức buổi tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo".

Erik ten Hag chưa nghĩ đến chuyện bị Man United sa thải

NGUYỄN ĐĂNG |

Huấn luyện viên Erik ten Hag vẫn có những phát biểu cứng rắn, dù Man United phải trải qua trận thua 0-3 trước Tottenham.

Công an giám sát chặt chẽ việc xả lũ ở nhà máy thủy điện Thượng Nhật

PHÚC ĐẠT |

Thực hiện công điện khẩn của UBND tỉnh TT. Huế và chỉ đạo của Ban giám đốc Công an tỉnh về việc đảm bảo an toàn công trình và an toàn hạ du Nhà máy thủy điện Thượng Nhật (xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông), Công an huyện Nam Đông đã huy động lực lượng giám sát 24/24h và yêu cầu đơn vị này chấp hành việc mở hoàn toàn 5 cửa van nhà máy thủy điện Thượng Nhật.

Sạt đứt đường Hồ Chí Minh sau khi nhà máy thủy điện Đắk Mi4 xả lũ

Thanh Hải - Thanh Chung |

Đường Hồ Chí Minh, đoạn Đà Nẵng đi Kon Tum đã bị sạt lở nghiêm trọng, cắt đứt hoàn toàn giao thông ở Km 1353+800, thuộc huyện huyện Phước Sơn, Quảng Nam. Đây cũng là vị trí gần phía dưới thân đập thủy điện Đắk Mi 4- công trình vừa xả lũ với lưu lượng lên hàng ngàn m3/s chiều 28.10...

Trung Quốc vận hành nhà máy thủy điện mới ở thượng nguồn sông Dương Tử

Thanh Hà |

Đơn vị phát điện đầu tiên của nhà máy thủy điện Ô Đông Đức (Wudongde) đang được xây dựng ở tỉnh Tứ Xuyên và tỉnh Vân Nam, phía tây nam Trung Quốc, đã được đưa vào sử dụng hôm 29.6.