Tuyên Quang: Trăm ha rừng chờ chết khô vì một sân golf... trên giấy

Phong Quang |

Dù dự án sân golf cho đến nay còn chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư, nhưng từ năm 2018, chính quyền Tuyên Quang đã yêu cầu người dân giữ nguyên hiện trạng rừng. Quyết định này kéo theo hệ lụy là 152 héc ta keo đã quá tuổi đang dần già héo, chết khô.

Báo Lao Động đã có bài viết Héo mòn nhìn cả vạn gốc keo dần chết khô giữa rừng phản ánh những bất cập trong việc giao đất, giao rừng tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Theo đó, 27 hộ dân tại các xã Nhữ Khê, Nhữ Hán (huyện Yên Sơn) nhận giao khoán chăm sóc, bảo vệ 152,7 ha rừng phòng hộ từ năm 1996 đến năm 2016.

Ngày 4.10.2018, UBND tỉnh Tuyên Quang có Quyết định 270, xây dựng phương án giao số rừng kể trên cho các hộ dân để sản xuất. Người dân vui mừng, phấn khởi vì công sức sau hơn 20 năm được đền đáp.

Tuy nhiên niềm vui ngắn chẳng tày gang. Chỉ sau đó 2 tháng, ngày 7.12.2018, Sở Tài nguyên & Môi trường (TNMT) tỉnh lại ra văn bản số 3785/UBND-TNMT về việc nghiên cứu, khảo sát, quy hoạch, lập dự án sân golf và làng du lịch sinh thái (MIMOSA).

Từ đó, Sở TNMT yêu cầu huyện Yên Sơn giữ nguyên hiện trạng khu vực dự kiến thực hiện dự án; tạm dừng phương án giao rừng trồng gắn với giao đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân.

Theo các hộ dân, đã gần 3 năm trôi qua, vẫn chưa có quyết định hoặc một câu trả lời chính thức từ các cấp có thẩm quyền. Trong khi rừng vẫn cứ chết khô theo từng ngày, còn quyền lợi của 27 hộ dân cùng bao tâm huyết dường như đã tan thành mây khói...

Việc chậm đưa ra những quyết định chính thức về dừng giao đất giao rừng cũng như câu trả lời dứt khoát cho số phận của hàng nghìn cây keo chết khô đã khiến người dân bức xúc. Ảnh: P.Q

Trao đổi với PV, ông Trần Văn Dự - Chủ tịch UBND xã Nhữ Hán cho rằng việc giao đất giao rừng cho doanh nghiệp làm dự án là rất tốt, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, đứng trên quyền lợi của người dân, ông Dự đề nghị các cấp chức năng sớm có có phương án thanh lý, đấu giá những tài sản trên rừng (chủ yếu là hàng chục nghìn cây keo đã quá tuổi cho thu hoạch đang chết khô). Ông cũng mong muốn có câu trả lời dứt điểm về việc giao đất giao rừng tại đây.

"Đây cũng là quyền lợi chính đáng sau hơn 20 năm chăm sóc, bảo vệ rừng của họ", vị Chủ tịch xã nói.

Theo ông Trần Văn Dự, mặc dù đã có tới 2 cuộc họp dân để thông tin về việc dừng giao đất giao rừng, nhưng có lẽ với người dân, thông tin tới họ vẫn chưa thực sự rõ ràng, thuyết phục.

Ông Dự đề nghị, các cơ quan chức năng cần linh động giải quyết số lâm sản đang già héo trên cả trăm héc ta rừng kia để tránh lãng phí tài nguyên cũng như đảm bảo lợi ích chính đáng cho người dân; đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, tránh lãng phí tài nguyên và gây những dư luận trái chiều trong nhân dân.

Khu vực này được đánh giá là có điều kiện cảnh quan phù hợp với phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Ảnh: Phong Quang
Khu vực này được đánh giá là có điều kiện cảnh quan phù hợp với phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Ảnh: Phong Quang

Trao đổi với PV Báo Lao Động, bà Mai Thị Hoàn - Phó GĐ Sở NN&PTNT tỉnh Tuyên Quang cho biết, sau khi bài viết của Lao Động được đăng tải, bà cùng đoàn công tác đã trực tiếp xuống địa phương để ghi nhận, kiểm tra thực tế tình hình.

Theo bà Hoàn, trên thực tế Sở đã kiểm tra nhiều lần về hiện trạng cây chết khô cũng như những khúc mắc của người dân trong việc giao đất giao rừng tại đây.

"Bản thân Sở cũng rất sốt ruột nhưng việc dừng giao đất giao rừng là chủ trương của tỉnh, việc triển khai dự án là trách nhiệm của nhiều sở ngành liên quan nên Sở NN&PTNT cũng chỉ giải quyết được những vấn đề trong thẩm quyền", bà Hoàn nói.

Vị Phó giám đốc Sở cũng cho biết, sau cuộc kiểm tra thực tế này, Sở NN&PTNT sẽ đề xuất với UBND tỉnh họp với các Sở ngành liên quan để tìm hướng giải quyết dứt điểm những vấn đề trên.

Theo tìm hiểu của PV, từ khi có chủ trương khảo sát, lập quy hoạch đến nay, dự án Sân golf và Làng du lịch sinh thái (MIMOSA) mới hoàn thành được việc đo đạc khảo sát, lên được ý tưởng và ra được quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.

Chủ trương đầu tư của dự án dự kiến sẽ được trình, xem xét trong tháng 6.2021.

Phong Quang
TIN LIÊN QUAN

Hàng cây phong lá đỏ "chết khô" giữa Thủ đô

Hạnh Phương |

Khoảng 100 cây phong lá đỏ được trồng trên dải phân cách tuyến đường Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) hiện đang trơ trụi, dần chết khô.

Hàng cây xanh chết khô ở đường Sa Đôi, Hà Nội: Sẽ trồng cây mới thay thế

Phạm Đông |

Lãnh đạo quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, thời gian tới, quận sẽ trồng mới, thay thế lại hàng cây xanh chết khô trên tuyến đường Sa Đôi.

Không được kiểm toán, cổ phiếu ITA bị đình chỉ giao dịch

Gia Miêu |

Cổ phiếu ITA của Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo sẽ bị đình chỉ giao dịch kể từ ngày 26.9.2024.

Tái thiết khu dân cư Nậm Tông sau vụ sạt lở vùi lấp nhà dân

Đinh Đại |

Ngày 22.9, UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức khởi công xây dựng, tái thiết khu dân cư thôn Nậm Tông sau vụ sạt lở kinh hoàng.

Thanh Hóa sơ tán hàng chục hộ dân khỏi nơi nguy hiểm

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Mưa lũ diễn ra phức tạp, hàng chục hộ dân tại huyện biên giới Mường Lát đã được sơ tán khẩn cấp khỏi nơi nguy hiểm.

Bánh mì Sài Gòn ngon tới mức khách Tây muốn ăn 7 chiếc liền

Đan Thanh |

TPHCM - Bánh mì Bảy Hổ mở bán hơn 90 năm qua được thực khách địa phương và quốc tế yêu thích nhờ hương vị và giá cả phải chăng.

Nhà bị sập, cuốn trôi do bão, lũ lụt gây ra có được hỗ trợ?

NHÓM PV |

Người dân bị ảnh hưởng bởi bão, lũ sẽ được hưởng những khoản hỗ trợ nào từ Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành?

Nước mắt ngày chia tay chiến sĩ bộ đội tại vùng lũ Yên Bái

Trần Bùi |

Sáng 22.9, người dân Yên Bái đổ ra đường, bịn rịn tiễn đoàn Bộ đội Cụ Hồ hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ bà con vùng lũ.