Xây dựng 2 tỉ đồng, chi 10 tỉ đồng khắc phục sạt lở, trụ sở ở Quảng Ngãi có nguy cơ phải bỏ

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Xây dựng nhiều cơ quan làm việc ở vị trí có nguy cơ sạt lở cao, huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tiêu tốn hàng chục tỉ đồng từ ngân sách Nhà nước để khắc phục, nhưng sạt lở vẫn tiếp tục xảy ra.

Xây nhiều trụ sở ở vị trí chưa phù hợp

Giai đoạn 2011-2016, huyện Sơn Tây tập trung đầu tư một số công trình, hạng mục để tạo bước đệm cho sự hình thành của Trung tâm hành chính mới.

Nhiều công trình, trụ sở hành chính được đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau. Tuy nhiên, sau khi hoàn thiện các trụ sở như Liên đoàn Lao động huyện, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông, Phòng Tài chính – Kế hoạch và Nhà công vụ, thì tình trạng sạt lở liên tục xảy ra.

Mặc dù tiêu tốn hàng chục tỉ đồng từ ngân sách để khắc phục sạt lở núi, nhưng vào mùa mưa tình trạng sạt lở núi vẫn tiếp tục xảy ra ở Trung tâm hành chính huyện Sơn Tây. Ảnh: Ngọc Viên
Mặc dù tiêu tốn hàng chục tỉ đồng từ ngân sách để khắc phục sạt lở núi, nhưng vào mùa mưa, tình trạng sạt lở núi vẫn tiếp tục xảy ra ở Trung tâm hành chính huyện Sơn Tây. Ảnh: Ngọc Viên

Các đợt mưa lớn kéo dài trong năm 2016 và 2017, khiến ngọn núi phía sau lưng các cơ quan kể trên sạt lở nghiêm trọng. Theo quan sát của phóng viên, tại Liên đoàn Lao động huyện Sơn Tây, đất từ ngọn núi phía sau trôi vào phòng làm việc, sân, nhà giữ xe…

Sạt lở núi nghiêm trọng, đất trôi vào trụ sở làm việc của Liên đoàn Lao động huyện Sơn Tây. Ảnh: Ngọc Viên
Sạt lở núi nghiêm trọng, đất trôi vào trụ sở làm việc của Liên đoàn Lao động huyện Sơn Tây. Kinh phí xây dựng trụ sở này trên 2 tỉ đồng, nhưng tiền khắc phục sạt lở trong nhiều năm qua đã "ngốn" hàng chục tỉ đồng Ảnh: Ngọc Viên

Ông Lê Văn Luật - Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Sơn Tây cho biết, trụ sở cơ quan được khởi công xây dựng vào năm 2015, đến 2016 thì được đưa vào sử dụng. Vì cơ quan nằm sau lưng ngọn núi cao, nên vào mùa mưa, sạt lở núi rất nặng, đất trôi vào cơ quan với khối lượng rất lớn. Sạt lở nặng nhất vào năm 2019 và năm 2022, khiến cán bộ làm việc ở cơ quan rất lo sợ. Có 3 phòng làm việc bị đất tràn vào, riêng nhà vệ sinh 3 năm nay không sử dụng được vì đất trôi vào.

Nguy cơ phải bỏ trụ sở

Tình trạng sạt lở núi nghiêm trọng, không chỉ gây hư hỏng cơ sở vật chất các cơ quan nằm phía dưới mà còn khiến cho các cán bộ, công chức và người lao động đang làm việc ở đây lo lắng, bởi ngọn núi phía sau có thể sạt xuống bất cứ lúc nào, nhất là mỗi khi mưa lớn kéo dài.

Sạt lở núi, đất trôi vào phòng làm việc của Liên đoàn Lao động huyện Sơn Tây. Ảnh: Ngọc Viên
Sạt lở núi, đất trôi vào phòng làm việc của Liên đoàn Lao động huyện Sơn Tây. Ảnh: Ngọc Viên

UBND huyện Sơn Tây đã từng bổ sung 10 tỉ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện để thực hiện đầu tư khẩn cấp kè chống sạt lở các cơ quan khu vực trung tâm hành chính huyện.

Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, việc xây dựng bờ kè, gia cố bằng rọ đá, đào bạt mái taluy giảm tải, xây dựng các hệ thống mương, cống thoát nước… cũng chỉ hạn chế tình trạng sạt lở được phần nào, bởi tình trạng sạt lở vào mùa mưa vẫn liên tục xảy ra, nhiều đoạn mái ta luy bị bể nát do sạt lở đất "đánh sập". Ngọn núi cao chót vót nằm phía sau các cơ quan kể trên có nền đất rất yếu, tơi xốp.

Nhiều khu vực, vị trí sạt lở núi chỉ cách các cơ quan hành chính từ 50 - 100m. Nhiều hạng mục được đầu tư xây dựng để chống sạt lở, nhưng đã bị “đánh sập” bởi sạt lở núi vào mùa mưa. Ảnh: Ngọc Viên
Nhiều khu vực, vị trí sạt lở núi chỉ cách các cơ quan hành chính từ 50 - 100m. Nhiều hạng mục được đầu tư xây dựng để chống sạt lở, nhưng đã bị “đánh sập” bởi sạt lở núi vào mùa mưa. Ảnh: Ngọc Viên

VIÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Công nhân lao động làm xuyên Tết, "ôm" núi vá sạt lở

Hoài Luân |

Bình Định - Để kịp hoàn thành tiến độ khắc phục sự cố sạt lở núi Bà Hỏa (TP Quy Nhơn) trong tháng 1.2024, nhiều công nhân lao động đã không nghỉ Tết Dương lịch, ôm núi vá sạt lở.

Ngọn đồi ở Quảng Nam xuất hiện vết nứt dài hơn 45m, có nguy cơ sạt lở

Hoàng Bin |

Trên ngọn đồi đặt trạm khí tượng Trà My ở thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam xuất hiện một vết nứt dài hơn 45m, sâu khoảng 2,5m, rộng hơn 18cm và tiếp tục nới rộng thêm, tiềm ẩn nguy cơ sụt lún, sạt lở đất.

Sạt lở bờ sông đe dọa đất đai của người dân ở Kon Tum

LÊ NGUYÊN |

Ngày 28.11, ông Mai Huy Hưng - Chủ tịch UBND xã Tân Cảnh, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum - cho biết, chủ đầu tư thủy điện Pô Kô đã có biên bản ghi nhớ sẽ làm kè trước cửa xả để tránh sạt lở đất đai nông nghiệp của người dân nhưng chỉ làm bằng bao cát nên thời gian ngắn là hư hỏng.

Tiễn biệt PGS Đặng Bích Hà về với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vương Trần |

Hạnh phúc lớn nhất cuộc đời của PGS Đặng Bích Hà là gắn bó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, làm hậu phương vững chắc, để Đại tướng chuyên tâm việc nước, việc quân.

Đam mê và khát vọng

Bài và ảnh Việt Văn |

Có anh chàng hỏi người yêu: Đời không trả cát-xê mà sao em cứ diễn? Cô gái trả lời tỉnh queo: Đời không trả cát-xê nhưng vì đam mê em cứ diễn.

Arsenal thắng nhọc Leicester City

NGUYỄN ĐĂNG |

Arsenal đã có chiến thắng khó nhọc trước 4-2 Leicester City với 2 pha lập công quyết định trong thời gian bù giờ.

Đắk Nông dự kiến bố trí 225 tỉ đồng để xây dựng cao tốc

BẢO LÂM |

Đắk Nông dự kiến bố trí 225 tỉ đồng từ nguồn ngân sách địa phương cho dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành.

Báo Lao Động trao quà đến học sinh vùng lũ Yên Bái

Trần Bùi |

Ngày 28.9, Quỹ Tấm lòng Vàng phối hợp cùng nhóm học sinh Hà Nội trao quà cho điểm trường vùng lũ Yên Bái.

Công nhân lao động làm xuyên Tết, "ôm" núi vá sạt lở

Hoài Luân |

Bình Định - Để kịp hoàn thành tiến độ khắc phục sự cố sạt lở núi Bà Hỏa (TP Quy Nhơn) trong tháng 1.2024, nhiều công nhân lao động đã không nghỉ Tết Dương lịch, ôm núi vá sạt lở.

Ngọn đồi ở Quảng Nam xuất hiện vết nứt dài hơn 45m, có nguy cơ sạt lở

Hoàng Bin |

Trên ngọn đồi đặt trạm khí tượng Trà My ở thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam xuất hiện một vết nứt dài hơn 45m, sâu khoảng 2,5m, rộng hơn 18cm và tiếp tục nới rộng thêm, tiềm ẩn nguy cơ sụt lún, sạt lở đất.

Sạt lở bờ sông đe dọa đất đai của người dân ở Kon Tum

LÊ NGUYÊN |

Ngày 28.11, ông Mai Huy Hưng - Chủ tịch UBND xã Tân Cảnh, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum - cho biết, chủ đầu tư thủy điện Pô Kô đã có biên bản ghi nhớ sẽ làm kè trước cửa xả để tránh sạt lở đất đai nông nghiệp của người dân nhưng chỉ làm bằng bao cát nên thời gian ngắn là hư hỏng.