Xin việc siêu thị gặp siêu lừa: “Lưỡi câu” phía sau buổi phỏng vấn

Huân Cao - Nam Hiệp |

Sau khi đến phỏng vấn xin việc làm ở siêu thị và đóng các loại phí xong, người lao động nhận giấy hẹn để nhận việc. Tuy nhiên, khi đến "nhận việc" thì tiếp tục đóng thêm tiền, rồi về nhà nằm... chờ việc.

Hẹn đến nhận việc nhưng bắt đóng thêm tiền

Video “Lưỡi câu” phía sau buổi phỏng vấn

Sau khi đến địa chỉ được cho là “văn phòng siêu thị” ở số 46 Nguyễn Bình Khiêm, quận Gò Vấp để “phỏng vấn” và đóng 500.000 đồng xong, người xin việc được nhận tờ giấy A4 “Bảo lãnh và cam kết nhân sự”, trong đó với nội dung ghi chung chung như: Đã tiếp nhận nhân sự A,B,C… Đề nghị vào ngày…tháng… năm… liên hệ cho bộ phận tiếp nhận để bảo lãnh và hướng dẫn nhận việc. Địa chỉ nơi tiếp nhận... Số điện thoại tiếp nhận 0903.199.xxx gặp anh Hoàng.

Thậm chí, nhân viên còn căn dặn, trước khi đến nhận việc thì phải gọi vào số điện thoại này để được cho địa chỉ cụ thể.

Đúng ngày hẹn theo giấy, chúng tôi gọi vào số điện thoại trên thì được hẹn đến địa chỉ ở đường Lê Trực, phường 7 (quận Bình Thạnh) để nhận việc. Tuy nhiên, nơi đây không phải là siêu thị để nhận việc như thỏa thuận ban đầu, mà là một văn phòng của Chi nhánh Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp MYMART, nhưng được các nhân viên tự giới thiệu là văn phòng của siêu thị. Tại đây, thay vì nhận việc thì các nhân viên yêu cầu người xin việc đóng tiếp số tiền gọi là ký quỹ đồng phục với giá 350.000 đồng/bộ.

Chúng tôi phản ứng vì sao bên văn phòng 46 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường 1 (quận Gò Vấp) đã thu 500.000 đồng và cam kết khi đến nhận việc sẽ không thu bất kỳ khoản tiền nào nữa; trong khi qua đây nhận việc, nhưng việc thì không có mà lại thu thêm tiền phí lần 2? Trước phản ứng này của chúng tôi, nhân viên tại đây lý giải khoản thu này là do siêu thị thu để ký quỹ bão lãnh đồng phục người lao động, khi vào làm việc số tiền này sẽ được siêu thị trả lại sau?

Tiền đóng nhiều lần, nhưng việc không thấy đâu

 
Mỗi ngày có nhiều người đến "phỏng vấn" để rồi dính phải "lưỡi câu". Ảnh: Nam Hiệp

Một ngày đầu tháng 12, anh Phạm Đình Lộc (ngụ Bình Dương) đọc được thông tin tuyển nhân viên làm việc tại siêu thị Co.opmart  ở Bình Dương, nên đã chạy xe từ Bình Dương xuống địa chỉ 46 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường 1, quận Gò Vấp (nơi đặt văn phòng Công ty TNHH Nam Việt HSR) để “phỏng vấn”.

Tại đây, anh Lộc phải đóng 500.000 đồng để làm thẻ ngân hàng, thẻ nhân viên… Sau khi đóng xong, anh Lộc được giao tờ giấy “Bảo lãnh và cam kết nhân sự” hẹn ngày 8.12 liên hệ cho bộ phận để được bảo lãnh và hướng dẫn nhận việc. Số điện thoại liên hệ để nhận việc là  0903.199.xxx - anh Hoàng.

“Đến ngày nhận việc, tôi gọi điện vào số của ông Hoàng thì được ông này hẹn đến địa chỉ trên đường Lê Trực, phường 7 (quận Bình Thạnh) để làm thủ tục nhận việc. Thế nhưng, khi đến, họ yêu cầu đóng thêm 350.000 đồng để bảo lãnh mua đồng phục làm việc, sau khi đóng tiền đồng phục xong họ lại bảo tôi về chờ đến ngày nhận việc, nhưng chờ mãi vẫn không thấy việc đâu” – anh Lộc bức xúc vì cảm thấy bị lừa.

 
Anh Lâm Châu Cường đi lại nhiều lần và đóng tiền gần triệu đồng nhưng  việc thì phải đợi... dài cổ.

Anh Lâm Châu Cường (sinh năm 2001, quê Kiên Giang, tạm trú quận Bình Tân, TPHCM) cũng đọc được thông tin tuyển nhân viên làm việc tại siêu thị Big C, nên đã đến địa chỉ 46 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Gò Vấp để “phỏng vấn”. Tại đây, anh Cường phải đóng 500.000 đồng để làm thẻ ngân hàng, thẻ nhân viên… Sau khi đóng xong, anh Cường được hẹn 1 tuần sau liên hệ cho bộ phận nhân sự để được bảo lãnh và hướng dẫn nhận việc. Số điện thoại liên hệ để tiếp nhận là anh Hoàng 0903.199.xxx.

“Đến ngày hẹn, tôi gọi điện vào số của ông Hoàng thì được ông này hẹn đến để làm thủ tục nhận việc. Thế nhưng, khi đến, họ yêu cầu tôi đóng thêm tiếp 350.000 đồng tiền đồng phục, khi đóng tiền đồng phục xong, họ lại giao giấy hẹn nhận việc. Đến ngày hẹn nhận việc, tôi gọi vào số điện thoại được ghi trên giấy thì được hẹn đến siêu thị quận Bình Tân để nhận việc. Thế nhưng khi đến đây, tôi gọi cho ông Hoàng thì được ông này cho số điện thoại một người khác để liên hệ. Liên hệ vào số này mãi không thấy ai nghe máy. Gọi mãi thì người này bảo đứng đợi để đem đồng phục qua mặc rồi mới vào nhận việc. Tôi đứng đợi mãi vẫn không gặp được ai nên đành bỏ về" - anh Cường  nói với vẻ bức xúc.

Huân Cao - Nam Hiệp
TIN LIÊN QUAN

Xin việc siêu thị gặp … siêu lừa

Huân Cao - Nam Hiệp |

Tại TPHCM có những công ty mạo danh các siêu thị Co.opmart, Lotte Mart  và  Big C để tuyển người làm việc. Nhiều người dân ở TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương... đã tin tưởng liên hệ xin việc để rồi gặp phải đường dây “siêu lừa”, dẫn đến tiền mất nhưng việc thì chờ đến … "mùa quýt".

Vụ đa cấp trá hình dụ công nhân: Đường dây đã ngưng hoạt động và giải thể

Huân Cao - Nam Hiệp |

TPHCM - Sau khi Báo Lao Động đăng tuyến bài phản ánh về đường dây bán hàng theo mô hình đa cấp nhưng núp bóng hộ kinh doanh để chiêu dụ nhiều công nhân lao động, hiện đường dây này đã ngưng hoạt động và giải thể.

Đa cấp trá hình: Bán hàng theo mô hình đa cấp nhưng núp bóng hộ kinh doanh

Huân Cao - Nam Hiệp |

Mặc dù đăng ký hộ kinh doanh cá thể, nhưng chủ hộ kinh doanh là ông Đỗ Thăng Long (SN 1991, trú tỉnh Đồng Nai) lại tổ chức bán hàng theo mô hình đa cấp. Từ thông tin phán ánh của nhiều nạn nhân, PV Báo Lao Động đã thâm nhập để làm rõ vụ việc, nhằm gửi thông điệp cảnh báo đến công nhân, người lao động hãy tránh xa đường dây bán hàng đa cấp trá hình này.

1 tài xế ôtô đưa đón học sinh dùng giấy phép lái xe giả

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Một tài xế ôtô đưa đón học sinh dùng giấy phép lái xe giả bị phát hiện và xử phạt.

Vẫn khó giao dịch vàng nhẫn ở TPHCM

HẠ MÂY |

Nhiều người dân TPHCM đến các cửa hàng giao dịch vàng nhẫn, nhưng không thành, vì thời điểm này, các thương hiệu vàng lớn không có hàng để bán.

Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho 3.765 phạm nhân

Ái Vân |

Chủ tịch nước đã quyết định đặc xá cho 3.763 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 2 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.

Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức CĐ trực thuộc CĐ Ngân hàng Việt Nam

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 30.9, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN họp lần thứ 7, khóa XIII dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN. Một trong những nội dung được thảo luận, cho ý kiến là Tờ trình Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức công đoàn trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tập trung, xuyên suốt, hiệu quả.

Tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo"

Nhóm PV |

Bên cạnh những mất mát, đau thương về người và của, một vấn đề khác nhận được rất nhiều sự quan tâm đó chính là vấn ô nhiễm môi trường sau bão lũ. Và một trong những nơi đang phải chịu áp lực từ nguồn rác thải khổng lồ đó chính là Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Trước tình hình này, Báo Lao Động đã tổ chức buổi tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo".

Xin việc siêu thị gặp … siêu lừa

Huân Cao - Nam Hiệp |

Tại TPHCM có những công ty mạo danh các siêu thị Co.opmart, Lotte Mart  và  Big C để tuyển người làm việc. Nhiều người dân ở TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương... đã tin tưởng liên hệ xin việc để rồi gặp phải đường dây “siêu lừa”, dẫn đến tiền mất nhưng việc thì chờ đến … "mùa quýt".

Vụ đa cấp trá hình dụ công nhân: Đường dây đã ngưng hoạt động và giải thể

Huân Cao - Nam Hiệp |

TPHCM - Sau khi Báo Lao Động đăng tuyến bài phản ánh về đường dây bán hàng theo mô hình đa cấp nhưng núp bóng hộ kinh doanh để chiêu dụ nhiều công nhân lao động, hiện đường dây này đã ngưng hoạt động và giải thể.

Đa cấp trá hình: Bán hàng theo mô hình đa cấp nhưng núp bóng hộ kinh doanh

Huân Cao - Nam Hiệp |

Mặc dù đăng ký hộ kinh doanh cá thể, nhưng chủ hộ kinh doanh là ông Đỗ Thăng Long (SN 1991, trú tỉnh Đồng Nai) lại tổ chức bán hàng theo mô hình đa cấp. Từ thông tin phán ánh của nhiều nạn nhân, PV Báo Lao Động đã thâm nhập để làm rõ vụ việc, nhằm gửi thông điệp cảnh báo đến công nhân, người lao động hãy tránh xa đường dây bán hàng đa cấp trá hình này.