Công chức làm việc tại nhà có thể hạn chế được nhũng nhiễu, tiêu cực?

Bạn đọc Nguyễn Đước |

Việc Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu thí điểm cho phép cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở một số vị trí không tiếp xúc với công dân có thể đăng ký làm việc tại nhà với tỉ lệ phù hợp đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Mới đây, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã giao Viện Nghiên cứu phát triển chủ trì nghiên cứu dự thảo đề án xây dựng nền công vụ Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động hiệu lực, hiệu quả giai đoạn 2024-2030, trong đó có nội dung trên.

Hiện nay, việc đăng ký hay xin phép làm việc tại nhà hiện nay tại một số doanh nghiệp đối với cán bộ, nhân viên và người lao động ở một số vị trí, chức danh nhất định khi nhân viên trong doanh nghiệp có nhu cầu hoặc bận việc nhà, có con nhỏ... diễn ra khá phổ biến và có hiệu quả.

Trong khi đó việc cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính Nhà nước đăng ký, xin làm việc tại nhà đâu đó cũng đã có do Thủ trưởng đơn vị linh động, thông cảm. Tuy nhiên, hiện tượng này không nhiều vì chưa có quy định pháp lý cụ thể nào cho phép. Theo các quy định hiện hành, cán bộ, công chức, viên chức phải đến cơ quan, công sở trực tiếp làm việc.

Còn nhớ, trong đợt đại dịch COVID-19 diễn ra và bùng phát tại nhiều địa phương trong cả nước, một số cơ quan ban ngành Nhà nước đã có chủ trương và linh động cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại nhà.

Thời điểm đó tại thành phố, một số cơ quan, công sở như cơ quan Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có chủ trương cho cán bộ, viên chức ở một số vị trí, chức danh nhất định như chuyên viên thu, chuyên viên cấp sổ thẻ... làm việc tại nhà và làm việc qua phần mềm điện tử.

Trong khoảng thời gian đó nhiều cơ quan, doanh nghiệp cũng đã gửi hồ sơ và làm thủ tục hoàn toàn qua phần mềm điện tử và gửi hồ sơ qua đường bưu điện rất thuận tiện và có hiệu quả.

Việc có ý tưởng và thí điểm cho phép cán bộ, công chức, viên chức có thể đăng ký, làm việc tại nhà tại một số cơ quan, ban ngành Nhà nước, các đơn vị hành chính như đề án là phù hợp và cần thiết với tình hình thực tế. Như hiện nay khi một số công việc thuần túy, các thủ tục, hồ sơ đều được giải quyết và thực hiện công việc tại hầu hết các sở ban ngành, cơ quan hành chính Nhà nước thông qua các phần mềm điện tử, giao dịch qua đường bưu điện.

Thế nhưng cũng cần thận trọng, cân nhắc và các cơ quan, công sở nên thí điểm ở những bộ phận, vị trí nhất định khi cho phép cán bộ, công chức, viên chức đăng ký, làm việc tại nhà, chẳng hạn như các chức danh phó trưởng phòng phụ trách một số công việc chuyên môn, các chức danh khác như chuyên viên, cán sự và nhân viên...

Đối với một số chức danh, vị trí nhất định, nếu được cho phép và bố trí làm việc tại nhà có thể hạn chế được nhũng nhiễu, tiêu cực, thậm chí là các hành vi hối lộ khi không tiếp xúc trực tiếp để giải quyết hồ sơ; giảm bớt một phần áp lực cho cán bộ khi làm việc trực tiếp tại cơ quan.

Thêm nữa, khi ngồi nhà làm việc, chắc chắn sẽ có một bộ phận cán bộ sẽ không chạy xe máy hay ô tô ra đường, giảm được tình trạng áp lực giao thông do quá tải phương tiện cá nhân như hiện nay, giảm ô nhiễm không khí môi trường bởi khói bụi. Ngoài ra còn có thể giảm kinh phí xây dựng, chi phí mua sắm trang thiết bị cũng như giảm áp lực và quá tải về chỗ ngồi làm việc nhiều hơn tại cơ quan, công sở như hiện nay.

Cũng cần nói thêm rằng, để cán bộ, công chức, viên chức khi được bố trí, cho phép làm việc ở nhà có hiệu quả cũng như khi đã trực tiếp làm việc tại cơ quan, công sở thì Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cần phải có những quy chế, quy định cụ thể, kèm theo đó là các biện pháp chế tài để xử lý khi cán bộ, công chức, viên chức vi phạm hoặc không hoàn thành nhiệm vụ, công việc, vi phạm nội quy, quy chế làm việc.

Có nên cho phép cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở một số vị trí không tiếp xúc với công dân có thể đăng ký làm việc tại nhà với tỉ lệ phù hợp hay không? Ý tưởng này có mang lại hiệu quả không, hay “lợi bất cập hại”? Ý kiến của bạn đọc về vấn đề này xin gửi về email: Toasoan@laodong.com.vn.

Bạn đọc Nguyễn Đước
TIN LIÊN QUAN

Các căn cứ để xác định biên chế công chức

Quế Chi |

Khoản 2 Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định về căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức.

2 cách phân loại vị trí việc làm của công chức khi cải cách tiền lương

Quế Chi |

Khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì sẽ có 2 cách để phân loại vị trí việc làm của công chức để trả lương.

Tin sáng: Có thể tiếp tục tăng lương đối với cán bộ, công chức?

NHÓM PV |

Tin sáng ngày 15.10: TPHCM giải cứu kẹt xe cầu Ông Dầu trên Quốc lộ 13 bằng làm cầu tạm; Có thể tiếp tục tăng lương đối với cán bộ, công chức?; Vì sao học sinh, giáo viên đều đồng tình nghỉ học thứ 7?; Quang Hải lỡ trận Việt Nam gặp Hàn Quốc;…

Chủ tàu du lịch Hạ Long lao đao sau bão Yagi

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Mặc dù hoạt động du lịch đã phục hồi sau bão Yagi, nhưng những chủ tàu du lịch TP Hạ Long bị chìm đắm vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Giao công an xác minh việc "hôi của" trên cao tốc ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - UBND huyện Cẩm Khê giao Công an và chính quyền xã Minh Tân xác minh, làm rõ thông tin "hôi của" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Nam Định có tân Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Lương Hà |

Nam Định - Chiều ngày 30.9, Sở GDĐT tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm Giám đốc Sở GDĐT.

Xe cứu thương cháy rụi trên đường đưa bệnh nhân chuyển viện

Hoài Phương |

Bình Định - Trung chuyển bệnh nhân từ Phú Yên ra Bình Định, chiếc xe cứu thương bất ngờ cháy rụi trên đường.

Thanh Hóa khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ huyện Quảng Xương

Trần Lâm |

THANH HÓA - Công an tỉnh đã bắt tạm giam 5 bị can “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ", trong đó có nguyên Chủ tịch huyện.