Việt Nam là quốc gia trọng điểm buôn lậu các bộ phận của hổ

Thùy Linh |

Trong 5 quốc gia mục tiêu được đề cập trong tài liệu về chống buôn lậu động vật hoang dã là Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, có tổng cộng 552 kg sản phẩm từ hổ bị thu giữ trong năm 2019.

Theo báo cáo mới được mạng lưới giám sát hoạt động buôn bán động thực vật hoang dã TRAFFIC công bố ngày 3.9 mang tên “Counter wildlife trafficking digest: Southeast Asia and China, 2019” (Tạm dịch: “Tài liệu về chống buôn bán động vật hoang dã: Đông Nam Á và Trung Quốc, 2019”), động lực buôn lậu động vật hoang dã ở khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc đã thay đổi trong năm 2019.

Báo cáo nêu bật những tiến triển quan trọng trong luật bảo tồn, phác thảo một số dự án nghiên cứu và chiến dịch sáng tạo về truyền thông thay đổi hành vi xã hội (SBCC), đồng thời xem xét các vụ bắt giữ động vật hoang dã bất hợp pháp được thực hiện trên khắp Đông Nam Á và Trung Quốc trong năm 2019.

Trong số những thay đổi pháp lý thú vị năm 2019, nổi bật nhất là việc Thái Lan trình lên Đạo luật Bảo tồn và Bảo vệ Động vật Hoang dã B.E. 2562 (2019).

Bộ luật mang tính bước ngoặt đã đưa ra danh mục mới cho các loài phi bản địa, được Công ước CITES liệt kê là "được kiểm soát", đồng thời tăng nặng hình phạt tối đa đối với những hành vi vi phạm liên quan đến các loài được liệt kê trong Đạo luật.

Cũng theo báo cáo, năm 2019 ghi nhận 82 vụ bắt giữ tê tê được thực hiện tại hoặc dính dáng đến các quốc gia đầu mối với tổng khối lượng 155.795 kg. Ethiopia đến Trung Quốc là tuyến đường được giới buôn lậu tê tê sử dụng nhiều trong năm này, còn Việt Nam được cho điểm đến cuối cùng phổ biến nhất.

Trong 5 quốc gia mục tiêu được đề cập trong báo cáo (Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia), có tổng cộng 552kg sản phẩm từ hổ bị thu giữ trong năm 2019 cùng với các mặt hàng không được ghi nhận trọng lượng và cả 98 chai rượu hổ cốt. Con số này cũng cao hơn đáng kể năm 2018.

Đặc biệt, Việt Nam được xác định là quốc gia trọng điểm buôn lậu các bộ phận của hổ trước khi tuồn sang Trung Quốc. Một phát hiện đáng lo ngại là một số vụ việc liên quan đến các sản phẩm từ xương hổ được đưa từ Nam Phi đến Hồng Kông.

Về voi, có tổng cộng 380 vụ bắt giữ các sản phẩm từ voi với 48.217 kg ngà, được ghi nhận trong năm 2019 ở 5 quốc gia mục tiêu. Ngoài ra, 60 kg da voi và một lượng chưa xác định gồm xương, lông voi cũng bị thu giữ. Con số này tăng gấp bốn lần năm 2018.

Đáng chú ý là hoạt động buôn lậu động vật hoang dã trực tuyến ngày càng bùng nổ. Một phát hiện quan trọng khác là số lượng lớn các vụ bắt giữ diễn ra trên tuyến đường buôn bán ngà voi từ Nhật Bản đến Trung Quốc.

Với tê giác, có tổng cộng 34 vụ bắt giữ các sản phẩm tê giác với 519 kg diễn ra tại hoặc có liên quan đến các nước đầu mối. Theo báo cáo, con số này là “chỉ dấu cho thấy xu hướng săn trộm và nhu cầu về sừng tê giác có thể gia tăng”.

Một lần nữa, Việt Nam lại nổi lên như một quốc gia nổi bật về buôn lậu và nhu cầu sử dụng sừng tê giác, đồng thời là một phần quan trọng của tuyến đường đưa hàng sang Trung Quốc.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Bất ngờ từ Báo cáo tội phạm động vật hoang dã 2020

Hương Giang |

Văn phòng Liên hợp quốc về chống Ma túy và Tội phạm (UNODC) vừa công bố Báo cáo tội phạm động vật hoang dã 2020, trong đó nhấn mạnh nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp trị giá hàng tỉ đôla tiếp tục là mối đe dọa lớn đối với tự nhiên, đa dạng sinh học toàn cầu và sức khỏe con người. Đáng chú ý là các nhóm tội phạm ngày càng sử dụng nhiều nền tảng truyền thông xã hội để bán hàng.

Những hình ảnh xót xa về thú rừng dính bẫy

Hương Giang |

Ước tính có khoảng 5 triệu bẫy dây được đặt trong các khu rừng của Việt Nam, tại bất kỳ một thời điểm nào từ năm 2010-2019. Tại khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, con số ước tính này là 12,3 triệu bẫy.

Những kẻ săn bắn, tiêu thụ động vật hoang dã đi trước chúng ta nhiều bước

Hà Chi (thực hiện) |

Trang Nguyễn - cô gái Hà Nội nhỏ nhắn với làn da rám nắng lâu nay được bạn đọc biết đến qua cuốn sách “Trở về nơi hoang dã” phát hành 2 năm trước. Tuy nhiên, giống như công việc mà cô đang theo đuổi - âm thầm và mạnh mẽ, Trang Nguyễn cùng tổ chức WildAct do cô sáng lập đang tiếp tục có những việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường sống của chúng ta trước những biến động lớn mà đại dịch COVID-19 là một ví dụ.

BRICS có khả năng trở thành khối lớn nhất hành tinh

Khánh Minh |

23 quốc gia chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS trước hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2024.

Người dân dỡ nhà, giao đất làm đường 57km qua Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Nhiều người dân huyện Mê Linh đồng loạt tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng cho dự án Vành đai 4.

Nối nghiệp cha ông, cốm Mễ Trì đỏ lửa những ngày vào mùa

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Dù công việc vất vả, nhưng nhiều gia đình tại làng cốm Mễ Trì Thượng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn cố gắng giữ lửa nghề, nối nghiệp cha ông.

Cuộc sống của người dân khu tập thể cũ ở Hà Nội sau bão số 3

Nhật Minh - Minh Hạnh |

Hà Nội - Sống trong những khu tập thể cũ như A7 Tân Mai; G6A Thành Công… cư dân luôn nơm nớp lo, nhất là vào mùa mưa bão.

Hà Nam phát tin báo động II trên sông Đáy

Thu Giang |

Ngày 22.9, cơ quan chức năng của tỉnh Hà Nam vừa có công văn hỏa tốc về việc phát tin báo động II trên sông Đáy và chủ động ứng phó với lũ.