Nhận định về thứ hạng của các quốc gia Đông Nam Á trong báo cáo trên, TS Chua Yang Liang - Giám đốc bộ phận Nghiên cứu thị trường Đông Nam Á JLL- đánh giá, trong số những khu vực thuộc Châu Á Thái Bình Dương, các thị trường Đông Nam Á có mức độ chênh lệch nhiều nhất giữa thứ hạng minh bạch. Chứng tỏ, khu vực này đang cung cấp một cảnh quan đầu tư đa dạng với nhiều mức độ minh bạch, nhằm đáp ứng những “khẩu vị” khác nhau. “Điều này mang lại sự phát triển đa dạng trong nền kinh tế và tăng trưởng đô thị khu vực Đông Nam Á, từ nền kinh tế minh bạch tại Singapore cho tới nền kinh tế không minh bạch và đang phát triển tại Myanmar”.
Vị GĐ của JLLcho rằng, một nửa số quốc gia Đông Nam Á thuộc nhóm bán minh bạch gồm Thái Lan, Philipines và Indonesia đang trải qua những thay đổi về cấu trúc. Những quốc gia này có thể tiếp tục nâng cao chỉ số minh bạch bằng cách cải thiện tiến trình giao dịch và môi trường pháp lý cũng như việc cung cấp thông tin.
Trước thực trạng thiếu minh bạch của thị trường, Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) đã có kiến nghị Nhà nước sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ về thuế, tín dụng, quy hoạch - kế hoạch để điều tiết thị trường BĐS. Trong đó, thuế là công cụ hàng đầu để điều tiết thị trường BĐS. Theo đó, để khuyến khích thị trường tăng trưởng thì áp dụng thuế suất thấp đánh trên thu nhập do chuyển nhượng BĐS. Để điều tiết khi thị trường có dấu hiệu bong bóng thì áp dụng thuế suất cao, kể cả áp dụng thuế suất rất cao khi chuyển nhượng BĐS sau khi tạo lập trong năm đầu tiên. Để khuyến khích đầu tư, phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại bán hoặc cho thuê giá rẻ thì áp dụng giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập.
Đồng thời, HoREA cũng đề nghị thay thế chế định “tiền sử dụng đất” bằng sắc thuế “Thuế chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở” để đảm bảo minh bạch và loại trừ cơ chế “xin - cho”.Nguyên nhân là do hiện nay, tiền sử dụng đất tuy không phải là một sắc thuế, cũng không phải là phí (không bị điều chỉnh bởi Luật Thuế, Luật Phí và lệ phí), nhưng lại là một khoản thu ngân sách của địa phương rất lớn được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai và Luật Ngân sách Nhà nước.Theo cách thu hiện nay, HoREA cho rằng tiền sử dụng đất là “gánh nặng” của DN và người tiêu dùng phải “gánh chịu” khi mua nhà; là “ẩn số”, không minh bạch mà nhà đầu tư không thể tiên lượng trước khi quyết định đầu tư; và là môi trường tạo ra cơ chế “xin - cho”.
Tin bài nổi bật
- Lễ trao giải thưởng “Doanh nghiệp vì người lao động” năm 2016
- Kinh tế 24h: Cuộc chơi giới nhà giàu Việt, Nợ xấu không do một mình NH gây ra
- Khách hàng Việt sắp hết cơ hội mua xe nhập?
- “Cuộc chiến nóng” từ Vietlott
- Các hiệp hội nước mắm truyền thống đồng loạt “kêu cứu”
- Kinh tế 24h: Xăng có thể “chạm” mức 17.000 đồng/lít; Copy mô hình của hàng không, đường sắt sẽ “cất cánh”?
- Độc quyền + gian lận = siêu lợi nhuận
- TPHCM: Triển lãm kết nối doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ 2016