Năm 2022: Giải quyết cơ bản về nhà ở cho người dân, nhất là các hộ nghèo

CAO NGUYÊN |

Bộ Xây dựng cho biết, trong năm tới (2022) sẽ tập trung giải quyết cơ bản nhu cầu về nhà ở cho người dân, nhất là các hộ gia đình nghèo, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân khu công nghiệp và các đối tượng chính sách xã hội có khó khăn về nhà ở trong giai đoạn thích ứng với dịch COVID-19.

Ngày 18.12, thông tin từ Bộ Xây dựng cho biết, đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư từ tháng 4.2021 đến nay đã gây tổn hại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội trên cả nước.

Tuy nhiên, kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP, kinh tế Việt Nam đã có bước chuyển biến tích cực từ quý IV năm 2021, trong đó có ngành Xây dựng, cụ thể: Giá trị tăng thêm ngành xây dựng ước quý IV.2021 tăng 33% so với quý III.2021. Trong đó, hoạt động xây dựng chuyên dụng ước tăng 51%, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng ước tăng 39%, xây dựng nhà ở các loại ước tăng 25%.

“Mặc dù có sự tăng trưởng khá trong quý IV nhưng các tháng đầu năm bị ảnh hưởng do dịch bệnh nên nhìn chung giá trị tăng thêm ngành xây dựng năm 2021 ước thực hiện vẫn tương đương so với năm 2020, đây là một kết quả khá tích cực”, Bộ Xây dựng khẳng định.

Đánh giá của Bộ Xây dựng cho biết, trong năm 2021, do ảnh hưởng COVID-19 nên hầu hết các dự án phát triển bất động sản trên cả nước đều phải dừng xây dựng, thi công vì giãn cách xã hội và đứt gẫy chuỗi sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu và thiết bị.

Từ đầu tháng 10.2021, các địa phương gỡ dần các biện pháp hạn chế chống dịch đồng thời kích hoạt trở lại các hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế trong bối cảnh bình thường mới.

Từ những khó khăn về phát triển nhà ở và thị trường bất động sản, năm 2022 Bộ Xây dựng cũng đặt ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể: Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung pháp luật về nhà ở (Luật Nhà ở 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014).

Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản, khắc phục lệch pha cung - cầu sản phẩm bất động sản, chú trọng khuyến khích phát triển sản phẩm bất động sản đáp ứng nhu cầu lớn của xã hội như: nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá phù hợp.

Phát triển nhà ở theo hướng nâng cao chất lượng, bảo đảm môi trường sống, hạ tầng đồng bộ. Đổi mới căn bản tư duy, chính sách phát triển nhà ở xã hội, tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở theo cơ chế thị trường cho các đối tượng chính sách xã hội.

Ngoài ra, triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2040 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tập trung giải quyết cơ bản nhu cầu về nhà ở cho người dân, nhất là các hộ gia đình nghèo, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân khu công nghiệp và các đối tượng chính sách xã hội có khó khăn về nhà ở trong giai đoạn thích ứng với dịch COVID-19.

Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu, hoàn thiện Hệ thống thông tin quản lý nhà ở và thị trường bất động sản đảm bảo kết nối và liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Xây dựng cơ chế minh bạch đánh giá giá trị đất đai, bất động sản.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh việc thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ theo quy định tại Nghị định số 69/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Giải bài toán nhà ở giá thấp tại đô thị

Cao Nguyên |

Những người thu nhập thấp sẽ càng khó có cơ hội mua nhà khi giá nhà ngày càng tăng cao. Sự biến mất của phân khúc nhà ở bình dân cũng như sự ì ạch phát triển nhà ở xã hội đang đặt ra vấn đề bức thiết cần có giải pháp đồng bộ về chính sách.

Hình ảnh theo dõi sức khoẻ, điều trị F0 tại nhà ở quận trung tâm Hà Nội

Phạm Đông |

Hà Nội - Hơn 1.000 trường hợp F0 đáp ứng các điều kiện về sức khỏe, nơi cách ly, người mắc COVID-19 ở Hà Nội có nguyện vọng đã được cách ly y tế tại nhà để theo dõi, chăm sóc sức khỏe.

Quan tâm chính sách nhà ở xã hội để ổn định đời sống và giữ chân NLĐ

HÀ ANH CHIẾN |

Nhiều doanh nghiệp tại Đồng Nai đang thiếu hụt lao động trầm trọng, nguyên nhân một phần là do người lao động về quê chưa quay trở lại làm việc. Nắm bắt được tình hình này, các ngành chức năng tỉnh Đồng Nai đã tham mưu, kiến nghị nhiều chính sách nhằm ổn định đời sống người lao động, trong đó tập trung quan tâm chính sách nhà ở xã hội cho người lao động nhập cư có thu nhập thấp.

CII chi hàng nghìn tỉ đồng đầu tư vào loạt dự án mới

Lục Giang |

CII có những động thái đầu tư vào loạt dự án mới. Trong khi đó, công ty phải lùi thời gian trả cổ tức để cơ cấu lại nguồn tiền đầu tư và trả nợ trái phiếu.

"Đánh thuế bất động sản giúp giảm giá nhà là không thực tế"

Linh Trang - Vũ Linh |

GS. Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có những nhận định về đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2 của Bộ Xây dựng.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhận thêm nhiệm vụ mới

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tham gia làm Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch.

Giám đốc VP đăng ký đất đai nói về vụ thu hồi hơn 300 sổ đỏ

Hoài Phương |

Bình Định - Về việc thu hồi hơn 300 sổ đỏ cấp sai, Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai huyện Phù Mỹ khẳng định thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Vụ việc của ông Thích Chân Quang chưa xử lý thỏa đáng

PHẠM ĐÔNG |

Vụ việc của ông Thích Chân Quang là "học giả, bằng thật" ở cấp đào tạo trình độ cao nhất nhưng chưa được xử lý thỏa đáng, minh bạch.

Giải bài toán nhà ở giá thấp tại đô thị

Cao Nguyên |

Những người thu nhập thấp sẽ càng khó có cơ hội mua nhà khi giá nhà ngày càng tăng cao. Sự biến mất của phân khúc nhà ở bình dân cũng như sự ì ạch phát triển nhà ở xã hội đang đặt ra vấn đề bức thiết cần có giải pháp đồng bộ về chính sách.

Hình ảnh theo dõi sức khoẻ, điều trị F0 tại nhà ở quận trung tâm Hà Nội

Phạm Đông |

Hà Nội - Hơn 1.000 trường hợp F0 đáp ứng các điều kiện về sức khỏe, nơi cách ly, người mắc COVID-19 ở Hà Nội có nguyện vọng đã được cách ly y tế tại nhà để theo dõi, chăm sóc sức khỏe.

Quan tâm chính sách nhà ở xã hội để ổn định đời sống và giữ chân NLĐ

HÀ ANH CHIẾN |

Nhiều doanh nghiệp tại Đồng Nai đang thiếu hụt lao động trầm trọng, nguyên nhân một phần là do người lao động về quê chưa quay trở lại làm việc. Nắm bắt được tình hình này, các ngành chức năng tỉnh Đồng Nai đã tham mưu, kiến nghị nhiều chính sách nhằm ổn định đời sống người lao động, trong đó tập trung quan tâm chính sách nhà ở xã hội cho người lao động nhập cư có thu nhập thấp.