Chuyển mạng - Đổi vận…

THẨM HỒNG THỤY |

Đây là “vận” của nhà mạng. Nếu nhà mạng phục vụ không tốt, chất lượng dịch vụ không đáp ứng, thường xuyên để xảy ra sự cố và khủng hoảng truyền thông, thì chính sách “chuyển mạng - giữ số” (Mobile Number Portability-MNP) chính là “cây gậy” để “đánh đòn” nhà mạng, trong khi nó lại trở thành một thứ quyền tối thượng - từ chối dịch vụ, của người tiêu dùng.

Theo nghiên cứu tại nhiều thị trường đã triển khai MNP trên thế giới, về mặt tâm lý, thì đại đa số người tiêu dùng không muốn thay đổi nhà mạng chỉ đến khi họ không thể chấp nhận được nữa. Tỉ lệ thuê bao này được cho rằng, tối đa chiếm khoảng 10% tổng thuê bao di động trên thị trường. Tuy nhiên, MNP trở thành kênh “giải thoát” cho những thuê bao mà trong một thời gian dài họ đã phải “chung thủy bất đắc dĩ” với nhà mạng nào đó chỉ vì ngại khi thay đổi số điện thoại sẽ bị mất đi nhiều mối liên lạc trong làm ăn cũng như công việc.

Nếu chiếu theo tỉ lệ 10% trên tổng số khoảng 130 triệu thuê bao hiện hành tại Việt Nam, con số thuê bao di động có thể “di cư” qua lại giữa các nhà mạng với nhau là khoảng 13 triệu thuê bao. Đây là một con số đáng kể, đủ sức để răn đe hay trừng phạt đối với bất cứ một nhà mạng nào đó, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường thông tin di động với các dịch vụ cơ bản như thoại, tin nhắn SMS đã bão hòa và lượng thuê bao mới phát triển được ngày càng khó khăn hơn.

Như vậy, cho dù MNP là “cây gậy”, nhưng nó cũng tạo lợi thế cho những nhà mạng biết vượt lên cung cấp dịch vụ chất lượng hơn và cung cách phục vụ tốt hơn. Cũng có nghĩa là, chính sách chuyển mạng - giữ số cũng sẽ giúp những nhà mạng vượt trội đổi vận theo hướng tích cực so với trước đó, và ngược lại các nhà mạng để xảy ra những lỗi nghiêm trọng cũng sẽ đổi vận theo hướng bị trừng phạt.

Khi chưa thực thi chính sách MNP, mỗi thuê bao là một “thượng đế” của một nhà mạng nào đó và đôi khi “thượng đế” không có nhiều lựa chọn. Khi thực thi MNP, mỗi một thuê bao lại có thể đóng vai “thượng đế” ở nhiều nhà mạng khác nhau, vì thế tiếng nói của họ, quyền sử dụng dịch vụ của họ cũng được đề cao hơn và theo đó tính bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng mạnh mẽ hơn. Nhìn chung, đây là một quyết sách không chỉ có lợi cho người tiêu dùng mà còn có lợi cho bất cứ nhà mạng nào kinh doanh sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt, ổn định, luôn lấy khách hàng làm trung tâm.

THẨM HỒNG THỤY
TIN LIÊN QUAN

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Vàng nhẫn tăng cao kỷ lục

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Kim loại quý đang neo ở ngưỡng kỷ lục nhiều tuần. Trong nước giá vàng nhẫn tròn trơn lên tới 80,5 triệu đồng/lượng.

Ngập lụt cục bộ, hơn 10.000 học sinh Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 23.9, tại Hà Tĩnh có mưa to gây ngập cục bộ một số tuyến đường nên đã có hơn 10.000 học sinh được cho nghỉ học.

Vụ phụ huynh “sợ” các khoản thu đầu năm: Kiểm điểm cô giáo

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi phụ huynh tại một trường tiểu học (ở thị xã Nghi Sơn) bức xúc, "thấy sợ" về các khoản thu đầu năm học, nhà trường đã kiểm điểm một cô giáo.

Hòa Bình di dời khẩn cấp người dân trong đêm, tránh sạt lở

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tối 22.9, người dân ở tổ 1, phường Thống Nhất, TP Hòa Bình phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn, tránh sạt lở.

BRICS có khả năng trở thành khối lớn nhất hành tinh

Khánh Minh |

23 quốc gia chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS trước hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2024.

Người dân dỡ nhà, giao đất làm đường 57km qua Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Nhiều người dân huyện Mê Linh đồng loạt tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng cho dự án Vành đai 4.

Nối nghiệp cha ông, cốm Mễ Trì đỏ lửa những ngày vào mùa

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Dù công việc vất vả, nhưng nhiều gia đình tại làng cốm Mễ Trì Thượng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn cố gắng giữ lửa nghề, nối nghiệp cha ông.

Cuộc sống của người dân khu tập thể cũ ở Hà Nội sau bão số 3

Nhật Minh - Minh Hạnh |

Hà Nội - Sống trong những khu tập thể cũ như A7 Tân Mai; G6A Thành Công… cư dân luôn nơm nớp lo, nhất là vào mùa mưa bão.