Làm mâm cúng sáng hoặc trưa
Nhiều gia đình bận rộn công việc thường chọn làm mâm cúng ngày 30 Tết vào buổi sáng hoặc trưa. Tuy nhiên, điều này lại không đúng chuẩn truyền thống bởi khi mâm cơm cúng 30 Tết tượng trưng cho việc tạm biệt năm cũ và chào đón năm mới, vì thế thời điểm thích hợp nhất sẽ là vào chiều tối.
Sau khi làm lễ xong, chờ tàn hương mới xin lộc và hạ mâm để cả nhà có thể cùng nhau quây quần ăn bữa cơm tất niên chiều cuối năm cùng nhau.
Cười nói trong lúc cúng
Một trong những điều tối kỵ cần tránh trong thời điểm làm lễ cúng ngày 30 Tết chính là việc cười nói lúc cúng bái. Việc nói lớn, khấn to cũng được coi là hành động bất kính. Chính vì vậy, khoảng thời gian làm lễ cúng, cần nói năng khẽ khàng, lịch sự và không dùng từ ngữ thô tục.
Khi tiến hành lễ cúng ngày 30 Tết, các thành viên trong gia đình cần tề tựu đông đủ, mặc trang phục chỉnh tề và nghiêm trang làm lễ.
Tránh đổ vỡ
Một lưu ý khá quan trọng trong khi làm cơm cúng ngày 30 Tết, đó chính là tránh đổ vỡ. Theo dân gian, sự đổ vỡ trong thời điểm cuối năm và giao thoa đầu năm mới sẽ mang đến điềm xui xẻo.
Ngoài ra, các bà nội trợ cũng đặc biệt nên cẩn thận và chú ý tránh cho rượu, đèn nến bị đổ hoặc rơi vãi ra nền nhà cũng được xem là một điều không may mắn đến với gia đình dịp đầu năm.
Bất hòa
Trong những ngày cuối năm, các thành viên có thể mệt mỏi bởi áp lực công việc đến dọn dẹp, mua sắm Tết dẫn đến có sự bất hòa trong gia đình.
Hãy giảm tránh để xảy ra việc đó và thường xuyên dùng những lời nói động viên dành cho nhau, sẽ giúp cho không khí gia đình thêm ấm cúng, chan hòa với một bữa cơm gia đình sum họp chiều cuối năm vui vẻ và hạnh phúc. Điều này sẽ mang đến một năm mới Tân Sửu may mắn, thuận lợi và bình an cho mọi người.