Cty CP Dệt 19 - 5 Hà Nội: Thỏa thuận chưa xong công nhân đã bị ngừng việc

Xuân Trường - Vũ Hải |

Sáng nay (12.10), trên 40 công nhân Nhà máy Dệt Hà Nội (đóng tại 89 Lĩnh Nam, Hà Nội) trực thuộc Cty CP Dệt 19.5 Hà Nội đã không thể vào nhà máy để làm việc. 

Họ tụ tập ngoài cổng nhà máy, yêu cầu lãnh đạo nhà máy giải thích vì sao chưa thỏa thuận xong bồi thường do di dời sản xuất đã bất ngờ đóng cửa dừng sản xuất.

Theo chị Nguyễn Hồng Hằng và một số công nhân Nhà máy Dệt Hà Nội (đóng tại Lĩnh Nam, Hà Nội), ngày 11.10, lãnh đạo nhà máy ra thông báo tới toàn bộ công nhân, từ 15.10 tới sẽ di dời sản xuất xuống KCN Đồng Văn 1 (tỉnh Hà Nam) với lý do không có việc làm, máy móc cũ và kém chất lượng, nhà máy đặt tại Lĩnh Nam sản xuất không hiệu quả.

Theo lãnh đạo nhà máy, nếu không tiếp tục làm việc thì mỗi công nhân nghỉ việc sẽ được bồi thường mỗi năm công tác bằng 1 tháng lương. Tuy nhiên, tập thể công nhân chưa thống nhất với thỏa thuận trên.

Theo một công nhân, sáng nay, khi họ đến làm thì nhà máy đã đóng cửa. Họ cho rằng, việc này là phá hợp đồng mà lãnh đạo nhà máy đã ký với công nhân vì chưa đạt được thỏa thuận, nhà máy đã ngừng sản xuất.

Một số công nhân Cty CP Dệt 19-5 Hà Nội tụ tập trước cổng nhà máy để đòi lãnh đạo nhà máy và Cty giải thích thắc mắc của họ. Ảnh: Xuân Trường

Một số công nhân Cty CP Dệt 19-5 Hà Nội tụ tập trước cổng nhà máy để đòi lãnh đạo nhà máy và Cty giải thích thắc mắc của họ. Ảnh: Xuân Trường
Một số công nhân Cty CP Dệt 19-5 Hà Nội tụ tập trước cổng nhà máy để đòi lãnh đạo nhà máy và Cty giải thích thắc mắc của họ. Ảnh: Xuân Trường
Chị Hằng cho biết, công nhân làm việc tại nhà máy thu nhập trung bình khoảng 4-5 triệu đồng/tháng nhưng khoảng 2 tháng nay chỉ còn 2-3 triệu đồng/tháng do một số khâu thiếu việc. Nhiều công nhân một tuần chỉ làm việc khoảng 3 ngày.

Một số công nhân cũng cho biết, do bức xúc với lãnh đạo nhà máy nên họ đã viết đơn để thanh lý hợp đồng lao động.

Ngay khi sự việc xảy ra, bà Nguyễn Thị Thu Hồng - Phó Chủ tịch CĐ Dệt May Hà Nội và ông Nguyễn Tiến Thanh - Ủy viên thường vụ CĐ Dệt May Hà Nội đã có mặt tại Nhà Máy Dệt Hà Nội để ổn định tình hình.

Tại buổi làm việc, sau khi nghe ý kiến của lãnh đạo và công nhân nhà máy, trong đó có những công nhân đã cứng tuổi nếu nghỉ làm ở nhà máy sẽ khó có thể tìm việc nơi khác, bà Hồng cho rằng, về lý, Cty có quyền điều chuyển công nhân và công nhân phải chấp hành.

Tuy nhiên, người lao động nên cử đại diện làm việc, đối thoại và thỏa thuận với Cty để được hưởng quyền lợi cao hơn so với luật quy định là mỗi năm công tác được hưởng 1 tháng lương. CĐ Dệt May Hà Nội cũng sẽ tiếp tục làm việc với lãnh đạo Cty và công nhân để đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động. 

Xuân Trường - Vũ Hải
TIN LIÊN QUAN

Trực tiếp bóng đá Thể Công Viettel 0-0 Hà Nội FC: Hiệp 1

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa Thể Công Viettel vs Hà Nội FC tại vòng 2 V.League 2024-2025, diễn ra lúc 19h15 hôm nay (22.9).

Áo mưa miễn phí ấm lòng người lao động giữa mùa mưa ở TPHCM

NHƯ QUỲNH |

TPHCM - Những chiếc áo mưa được anh Đỗ Thanh Long phát miễn phí cho người lao động khiến mọi người cảm thấy ấm lòng giữa mùa mưa bão.

Tái diễn nạn lang thang ở Cần Thơ, giải pháp nào để tháo gỡ?

Phong Linh - Ngân Tâm |

Trung tâm Bảo trợ xã hội TP Cần Thơ đề xuất giải pháp giúp giảm tình trạng nạn lang thang, ăn xin ở thành phố.

Tổ công tác đặc biệt ở Hà Nội xử lý gần 5.000 vi phạm/tháng

Tô Thế |

10 Tổ công tác đặc biệt của Công an TP Hà Nội đã xử lý 4.780 trường hợp vi phạm, phạt tiền (ước tính) 3,688 tỉ đồng trong 1 tháng qua.

Nhiều tài sản công ở Quảng Ngãi bị bỏ hoang

VIÊN NGUYỄN |

Nhiều tài sản công tại Quảng Ngãi bị bỏ hoang hơn 6 năm, gây lãng phí rất lớn.

Israel tấn công trường học Dải Gaza, 22 người thiệt mạng

Bùi Đức |

22 người thiệt mạng cùng nhiều người khác bị thương sau cuộc không kích của Israel vào một trường học ở Dải Gaza.

Người dân đi bỏ phiếu sáp nhập địa giới hành chính ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Ngày 22.9, tại huyện Thạch Hà và huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), chính quyền tổ chức lấy ý kiến người dân thông qua việc đi bỏ phiếu để sáp nhập địa giới hành chính.

Quảng Nam dựng lại nhà mới cho người dân vùng sạt lở núi

Hoàng Bin - Phú Thiện |

Hàng chục hộ Xơ Đăng tại huyện vùng cao Nam Trà My, Quảng Nam đã phải bỏ làng, sơ tán khẩn cấp do mưa lớn gây sạt lở.