Giáo viên sống thấp thỏm ở dãy nhà công vụ bên sông Sêbănghiêng

HƯNG THƠ |

Từ lúc dãy nhà công vụ bị nước lũ tràn vào gây ngập cho đến bây giờ đã 3 tháng, nhưng các giáo viên sống ở đây luôn trong tâm trạng bất an mỗi lúc trời mưa to. Đặc biệt, mưa lũ khiến sông Sêbănghiêng thay đổi dòng chảy, bờ sông bây giờ cách nơi các giáo viên ở chỉ tầm chục mét, nếu nước dâng lên thì việc bị ngập là không tránh khỏi.

Nước lũ bao vây giữa đêm

Ở Trường Mầm non Hướng Lập (xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), có 1 dãy nhà công vụ 4 phòng (thôn A Sóc, xã Hướng Lập) là nơi ở của 9 giáo viên, 1 cháu nhỏ và một người giữ trẻ.

Đồ đạc ở dãy nhà công vụ sau mưa lũ bị ngập nước, hư hỏng. Ảnh: HT.
Đồ đạc ở dãy nhà công vụ sau mưa lũ bị ngập nước, hư hỏng. Ảnh: HT.

Dãy nhà được xây dựng ở nơi cao, gần sông Sêbănghiêng và chưa từng xảy ra ngập lụt. Thế nhưng, vào tối 7.10.2020, mưa lớn khiến nước sông dâng cao, đến khoảng 3h sáng ngày 8.10, nước bắt đầu tràn vào dãy phòng.

Ngoài các giáo viên, ở dãy nhà công vụ còn có 1 người giữ trẻ và 1 trẻ nhỏ. “Cứ nghĩ đến đêm lụt hôm đó, là tôi không thể chợp mắt” - bà Hồ Thị Hiền, cho biết.
Ngoài các giáo viên, ở dãy nhà công vụ còn có 1 người giữ trẻ và 1 trẻ nhỏ. “Cứ nghĩ đến đêm lụt hôm đó, là tôi không thể chợp mắt” - bà Hồ Thị Hiền, cho biết.

Nghe tiếng kêu ở phòng giáo viên Lê Thị Đa, các phòng khác mở cửa thì mới biết nước lũ đã vây quanh khuôn viên trường. Ở trong phòng nước dâng lên nhanh, mới ngang đầu gối, ngoảnh lại thì đã đến bẹn.

Bà Lê Thị Thanh Thúy – Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Hướng Lập kể rằng, lúc đó điện thoại mất sóng, không liên lạc được với ai. Kêu cứu không ai nghe, mọi người túm tụm lại một chỗ để tìm cách, cháu bé và 1 giáo viên mang thai sắp sinh thì đứng ở trên giường, nhưng nước cũng đã dâng lên đến đó. Các giáo viên đã dùng điện thoại bật sáng đèn, rồi hướng về phía nhà người dân ở phía trên dãy nhà công vụ mà vẫy, may mắn có 1 người nhìn thấy và bơi đến.

Ngăn cách giữa nhà công vụ và phía dãy nhà dân có một hàng rào thép gai khá cao, để vượt qua nó, các cô phải bưng chiếc giường gác lên hàng rào. Các thùng nước lọc cũng được đổ hết nước và buộc vào người các giáo viên. Dưới thì nước lũ, trên thì mưa xối xả, xung quanh là bóng tối bao trùm. May mắn, khi người dân phát hiện đã gọi nhau đến ứng cứu.

Để thoát khỏi dòng nước lũ, các giáo viên phải bê giường đặt lên hàng rồi hỗ trợ nhau leo qua để bám theo người dân bơi đến nơi cao. Ảnh: HT.
Để thoát khỏi dòng nước lũ, các giáo viên phải bê giường đặt lên hàng rào thép gai, rồi hỗ trợ nhau leo qua giường để bám theo người dân, bơi đến nơi cao. Ảnh: HT.

Thêm 6 người nữa bơi đến, các giáo viên ôm thùng nước lọc rồi được kéo giữa dòng nước lũ. Bà Thúy và 1 giáo viên nữa bám vào 1 người dân, nhưng nước quá xiết nên bà bị cuốn trôi, may mắn ôm vào được cảnh cây rồi được lực lượng biên phòng đến tiếp ứng, nên mới thoát chết…

Mơ ước một nơi ở an toàn

Hơn 3 tháng sau, chúng tôi trở lại dãy nhà công vụ của Trường Mầm non Hướng Lập, thì dấu tích của trận lũ lụt vẫn còn đó.

Chiếc tủ lạnh của giáo viên dùng để trữ thức ăn trong những ngày ở lại trường bị hỏng, không sửa được. Sau trận mưa lũ, dòng sông Sêbănghiêng bất ngờ đổi dòng, trước thì dòng chảy cách nhà công vụ tầm vài chục mét, nhưng nay chỉ cách hơn chục mét, đồng nghĩa với việc nếu nước sông dâng lên thì việc ngập lụt sẽ diễn ra nhanh hơn, nguy hiểm hơn.

Sông Sêbănghiêng bất ngờ đổi dòng chảy, hiện bờ sông cách dãy nhà công vụ chỉ tầm chục mét. Ảnh: HT.
Sông Sêbănghiêng bất ngờ đổi dòng chảy, hiện bờ sông cách dãy nhà công vụ chỉ tầm chục mét. Ảnh: HT.

Bà Lê Thị Kim Chi - Hiệu trưởng Mầm non Hướng Lập cho hay, sau trận lũ lụt, các giáo viên ở nhà công vụ bị thiệt hại về tài sản, mà tâm lý cũng rất hoang mang. Bây giờ, chỉ cần có mưa nặng hạt chút là ai cũng ngó nghiêng, vào ban đêm thì không dám ngủ. “Chúng tôi mong muốn có nơi ở an toàn, để yên tâm công tác” – bà Kim Chi, nói.

Ông Phạm Trọng Hổ - Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa cho biết, nhà công vụ của Trường Mầm non Hướng Lập được xây dựng chưa lâu. Hiện công trình không có vấn đề gì, nhưng do biến đổi khí hậu, dòng sông đổi dòng nằm ngoài dự tính, nên trong đợt mưa lũ tháng 10.2020 đã gây ngập lụt nghiêm trọng, uy hiếp đến tính mạng của các giáo viên. “Để giáo viên ở lại đây thì nguy hiểm, nhưng hiện ở địa bàn huyện có nhiều khu dân cư, trường lớp nằm trong khu vực nguy cơ bị sạt lở, cần được ưu tiên hỗ trợ trước, trong lúc kinh phí của địa phương có hạn, nên phải chờ” – ông Phạm Trọng Hổ, nói.

Trước khó khăn, nguy hiểm nói trên, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị đã có thư kêu gọi hỗ trợ xây dựng nhà công vụ cho giáo viên vùng miền núi tỉnh Quảng Trị. Bà Lê Thị Hương – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị nói rằng, ngân sách địa phương khó khăn, nguồn kinh phí ưu tiên đầu tư xây dựng trường lớp phục vụ hoạt động dạy học vẫn còn thiếu, nên việc làm nhà công vụ cho giáo viên càng khó khăn hơn. “Chúng tôi tha thiết kêu gọi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, nhà hảo tâm chung tay hỗ trợ về tài chính để giúp các giáo viên an cư” – bà Lê Thị Hương, tha thiết.

HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Bàn giao nhà công vụ giáo viên vùng khó khăn

Đỗ Đức Thiệm |

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục TP.Hồ Chí Minh bàn giao, đưa vào sử dụng nhà công vụ giáo viên tại Trường THPT Đạ Tông, huyện Đam Rông.

Khởi công xây dựng nhà công vụ giáo viên

ANH THƯ |

Hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2020 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, tại Trường THPT Đạ Tông, huyện DamRông (tỉnh Lâm Đồng), Công đoàn Giáo dục Việt Nam vừa tổ chức khởi công xây dựng nhà công vụ giáo viên.

Công đoàn Giáo dục Việt Nam bàn giao nhà công vụ giáo viên

AT |

Ngày 28.12, Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ bàn giao nhà công vụ giáo viên tại Trường THCS và THPT Trần Đề (huyện Trần Đề, Sóc Trăng).

Người dân đi bỏ phiếu sáp nhập địa giới hành chính ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Ngày 22.9, tại huyện Thạch Hà và huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), chính quyền tổ chức lấy ý kiến người dân thông qua việc đi bỏ phiếu để sáp nhập địa giới hành chính.

Quảng Nam dựng lại nhà mới cho người dân vùng sạt lở núi

Hoàng Bin - Phú Thiện |

Hàng chục hộ Xơ Đăng tại huyện vùng cao Nam Trà My, Quảng Nam đã phải bỏ làng, sơ tán khẩn cấp do mưa lớn gây sạt lở.

Phó Chủ tịch xã ở Lạng Sơn bị uy hiếp bằng ảnh nhạy cảm

An Khánh |

Lạng Sơn - Cơ quan chức năng đang xác minh việc một Phó Chủ tịch xã ở huyện Cao Lộc bị tung ảnh nhạy cảm để tống tiền.

Đất đá sạt lở đè trúng 2 xe ô tô trên Quốc lộ 6

Minh Chuyên |

Sơn La - Mưa kéo dài đã khiến lượng lớn đất sạt lở đè trúng 2 xe ô tô đang di chuyển trên Quốc lộ 6.

Kỳ Duyên bị so học vấn với dàn hoa hậu Đại học Ngoại thương

NGUYỄN ĐẠT |

Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp đại học tiếp tục gây tranh cãi. Kỳ Duyên bị so sánh việc học tập với nhiều hoa hậu cùng học tại Đại học Ngoại thương.

Bàn giao nhà công vụ giáo viên vùng khó khăn

Đỗ Đức Thiệm |

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục TP.Hồ Chí Minh bàn giao, đưa vào sử dụng nhà công vụ giáo viên tại Trường THPT Đạ Tông, huyện Đam Rông.

Khởi công xây dựng nhà công vụ giáo viên

ANH THƯ |

Hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2020 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, tại Trường THPT Đạ Tông, huyện DamRông (tỉnh Lâm Đồng), Công đoàn Giáo dục Việt Nam vừa tổ chức khởi công xây dựng nhà công vụ giáo viên.

Công đoàn Giáo dục Việt Nam bàn giao nhà công vụ giáo viên

AT |

Ngày 28.12, Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ bàn giao nhà công vụ giáo viên tại Trường THCS và THPT Trần Đề (huyện Trần Đề, Sóc Trăng).