Lao động nhập cư: Tiền gửi con bằng nửa tháng lương

Băng Tâm |

Gửi con ở các lớp, nhóm trẻ tư thục với chi phí bằng nửa tháng lương, nhiều lao động nữ ở Hải Phòng mong mỏi có nhà trẻ cho con công nhân, được doanh nghiệp hỗ trợ chi phí gửi trẻ hằng tháng để giảm bớt gánh nặng kinh tế.

Khó khăn của lao động nữ nuôi con nhỏ

Đầu tháng 2, chị Lê Thị Ngà (30 tuổi, quê Thanh Hoá) ra Hải Phòng tìm việc làm, mang theo đứa con trai 10 tháng tuổi. Bé trai này là con thứ 3 của vợ chồng chị Ngà. Hoàn cảnh khó khăn, chị Ngà quyết định ra Hải Phòng xin việc tại một công ty sản xuất đồ chơi trên địa bàn quận Dương Kinh với mức lương trung bình 6,5 triệu đồng/tháng. Song, điều chị Ngà trăn trở nhất là nơi gửi con.

Chị Ngà chia sẻ: “Tìm hiểu một cơ sở trông giữ trẻ ở gần khu nhà trọ, chi phí gửi trẻ mỗi tháng lên tới 3 triệu đồng. Thấy mình hoàn cảnh khó khăn, họ giảm cho còn 2,5 triệu đồng/tháng. Tôi đang lo tiền lương không đủ trang trải chi phí gửi con, nhà trọ, ăn uống sinh hoạt hằng tháng. Chưa kể phải gửi tiền về quê cho 2 con lớn ăn học”.

Còn với chị Trần Thị Thu (30 tuổi, quê Thanh Hoá, hiện là công nhân nhà trọ tại xã Tân Liên, huyện Vĩnh Bảo), thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng, vợ chồng chị Thu chỉ tạm đủ trang trải chi phí sinh hoạt cho cả nhà, tiền gửi trẻ cho con gái 3 tuổi, khó để ra một khoản tiền tích luỹ. Muốn đi làm thêm để tăng thu nhập nhưng chị Thu cũng phải cân đối vì không có người trông con ngoài giờ học.

Mong muốn của chị Ngà, chị Thu cũng như nhiều lao động nữ có con nhỏ là thành phố quan tâm xây dựng các khu thiết chế công đoàn, nhà trẻ cho công nhân lao động. Trong thời gian trước mắt, các doanh nghiệp quan tâm, hỗ trợ một phần kinh phí gửi trẻ cho công nhân hằng tháng để người lao động giảm đi phần nào áp lực kinh tế, yên tâm lao động sản xuất cũng như chăm sóc, nuôi dạy con cái tốt hơn.

Doanh nghiệp và công đoàn cần quan tâm hỗ trợ

Hiện, nhiều doanh nghiệp có chính sách chăm lo cho nữ công nhân, lao động. Như tại các khu công nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp đều dành chế độ, phúc lợi ưu tiên cho lao động nữ. Các đơn vị chi mức hỗ trợ bình quân lao động nữ nuôi con nhỏ mức bình quân 80.000 đồng, gửi trẻ 70.000 đồng.

Một số chính sách có lợi hơn so với quy định pháp luật được thực hiện tại nhiều doanh nghiệp như lao động nữ được nghỉ thai sản thêm 1 tháng hưởng nguyên lương, lao động nữ có con dưới 12 tháng tuổi được doanh nghiệp hỗ trợ tiền ăn trưa, lao động nữ mang thai được tăng thêm khẩu phần ăn hoặc một hộp sữa, được bố trí công việc có ghế ngồi, hỗ trợ chi phí gửi trẻ… Toàn thành phố có 112 phòng vắt trữ sữa tại các doanh nghiệp, giúp lao động nữ có điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ…

Tuy vậy, TP.Hải Phòng chưa xây dựng được khu thiết chế công đoàn gồm nhà ở, nhà trẻ… cho công nhân lao động. Toàn thành phố chỉ có 3 đơn vị xây dựng được nhà trẻ cho con công nhân tại doanh nghiệp là Công ty TNHH Đỉnh Vàng, Công ty May Thiên Nam (Dương Kinh) và Công ty TNHH Sao Mai (Vĩnh Bảo).

Bà Đào Thị Huyền, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.Hải Phòng - cho biết: Các cấp Công đoàn TP.Hải Phòng mong muốn các cấp ngành, UBND thành phố quan tâm, triển khai Quyết định số 1729/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 655/QĐ-TTg  phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” tại Hải Phòng. Qua đó, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết về nhà ở, nhà trẻ, khu thể thao, vui chơi, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân lao động thành phố.

Băng Tâm
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, cuộc sống lao động nhập cư rất khó khăn

đình trọng |

Cho tới đầu tháng Ba, tại tỉnh Bình Dương, nhiều doanh nghiệp vẫn sản xuất cầm chừng, việc làm của người lao động chưa nhiều, không có tăng ca. Thu nhập của công nhân chỉ có phần lương cơ bản, vì vậy cuộc sống còn nhiều khó khăn...

Long An: Con công nhân lao động nhập cư được học trường công

phấn đấu |

Cách đây không lâu, công nhân lao động (CNLĐ) nhập cư ở tỉnh Long An còn vất vả với huyện học hành của con nhỏ khi mà những đứa trẻ không được vào học trường công (vì không có hộ khẩu thường trú tại địa phương). Với sự vào cuộc của tổ chức Công đoàn và ngành Giáo dục, con CNLĐ nhập cư đã có thể đi học bình đẳng như những đứa trẻ khác.

Israel tấn công, 3 lãnh đạo phong trào Palestine thiệt mạng

Song Minh |

Mặt trận Nhân dân Giải phóng Palestine (PFLP) cho biết 3 lãnh đạo của tổ chức này thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel vào Beirut, Lebanon.

1 tài xế ôtô đưa đón học sinh dùng giấy phép lái xe giả

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Một tài xế ôtô đưa đón học sinh dùng giấy phép lái xe giả bị phát hiện và xử phạt.

Vẫn khó giao dịch vàng nhẫn ở TPHCM

HẠ MÂY |

Nhiều người dân TPHCM đến các cửa hàng giao dịch vàng nhẫn, nhưng không thành, vì thời điểm này, các thương hiệu vàng lớn không có hàng để bán.

Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho 3.765 phạm nhân

Ái Vân |

Chủ tịch nước đã quyết định đặc xá cho 3.763 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 2 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.

Dự án cải tạo dốc Cun trên Quốc lộ 6 lại trễ hẹn về đích

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Dự án xử lý nguy cơ mất an toàn giao thông ở dốc Cun trên Quốc lộ 6 không về đích đúng hạn, chủ đầu tư tiếp tục xin gia hạn lần thứ 2.

Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức CĐ trực thuộc CĐ Ngân hàng Việt Nam

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 30.9, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN họp lần thứ 7, khóa XIII dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN. Một trong những nội dung được thảo luận, cho ý kiến là Tờ trình Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức công đoàn trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tập trung, xuyên suốt, hiệu quả.

Doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, cuộc sống lao động nhập cư rất khó khăn

đình trọng |

Cho tới đầu tháng Ba, tại tỉnh Bình Dương, nhiều doanh nghiệp vẫn sản xuất cầm chừng, việc làm của người lao động chưa nhiều, không có tăng ca. Thu nhập của công nhân chỉ có phần lương cơ bản, vì vậy cuộc sống còn nhiều khó khăn...

Long An: Con công nhân lao động nhập cư được học trường công

phấn đấu |

Cách đây không lâu, công nhân lao động (CNLĐ) nhập cư ở tỉnh Long An còn vất vả với huyện học hành của con nhỏ khi mà những đứa trẻ không được vào học trường công (vì không có hộ khẩu thường trú tại địa phương). Với sự vào cuộc của tổ chức Công đoàn và ngành Giáo dục, con CNLĐ nhập cư đã có thể đi học bình đẳng như những đứa trẻ khác.