LĐ khu vực phi chính thức: Số lượng tăng, đối mặt nhiều nhiệt thòi

KHÁNH LINH - PHƯƠNG NGÂN |

Đại dịch COVID-19 đã tước đi cơ hội có việc làm chính thức của người lao động, khiến một phần trong số họ phải chuyển sang làm các công việc phi chính thức. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với TS Bùi Sĩ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, xung quanh làn sóng chuyển dịch này cùng những giải pháp chuyển dịch lao động khu vực phi chính thức vào khu vực chính thức.

Ông nhận định như thế nào về sự thay đổi số lượng lao động khu vực phi chính thức sau 2 năm đại dịch COVID-19?

- Hầu hết các lực lượng lao động từ khu vực có quan hệ lao động mà doanh nghiệp phải dừng hoạt động hoặc lao động bị tác động bởi dịch COVID-19 thì đều phải về địa phương và tham gia vào khu vực của lực lượng lao động phi chính thức, không ổn định, thiếu bền vững vì đại dịch họ không tìm kiếm được việc làm.

Rõ ràng, số lượng lao động khu vực chính thức chuyển về khu vực phi chính thức cao lên, làm cho tỉ lệ lao động khu vực phi chính thức tăng lên. Suy ra tất cả thiếu hụt của doanh nghiệp tại khu vực phi chính thức sẽ bằng số tăng lên của lực lượng lao động khu vực phi chính thức.

Lao động khu vực phi chính thức không được tham gia bảo hiểm xã hội, không được tham gia bảo hiểm y tế, chỉ có thể tham gia bằng hình thức tự nguyện do đó họ không hưởng được những phúc lợi xã hội và các dịch vụ hỗ trợ cho người lao động. Lực lượng lao động này bị tác động nhiều nhất sau COVID-19 nhưng lại được quan tâm hỗ trợ và hưởng lợi từ gói an sinh xã hội thấp nhất. Điều này gây tác động khiến đời sống họ hết sức khó khăn.

Theo ông thì thị trường lao động cần gì để ổn định, phục hồi và phát triển sau đại dịch COVID-19?

- Cần phải làm thị trường lao động nóng trở lại, hay nói cách khác là lực lượng lao động của khu vực có quan hệ lao động phải được mở rộng và tăng cường do sức hút của nền kinh tế. Việc đó sẽ dẫn đến tình trạng lao động của khu vực phi chính thức sẽ dịch chuyển dần từng bước vào khu vực chính thức do nền kinh tế phát triển, do tăng trưởng, do đầu tư công và vấn đề phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Đó là sự tác động của nền kinh tế đối với thị trường lao động và mục tiêu quan trọng nhất của chúng ta là chính thức hoá thị trường lao động phi chính thức. Có nghĩa là phải dùng nhiều giải pháp, sự tác động kinh tế xã hội để chuyển dịch lao động khu vực phi chính thức vào khu vực chính thức.

Vậy cần những giải pháp nào để có thể chuyển dịch lao động khu vực phi chính thức vào khu vực chính thức, thưa ông?

-Theo tôi, đầu tiên là chúng ta phải tự tăng trưởng, thứ hai là sự cởi mở của doanh nghiệp để thu hút lao động như chi phí tuyển dụng, hỗ trợ người lao động về vấn đề nhà ở, giáo dục, các điều kiện để họ vào doanh nghiệp, tránh trường hợp người ta vào doanh nghiệp mà không có nhà ở, không có dịch vụ chăm sóc con cái. Và môi trường của doanh nghiệp phải “sạch”, có nghĩa là môi trường an toàn để phòng chống dịch COVID-19…

Thứ ba là phải tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, để nguồn nhân lực đó phù hợp với nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp. Vì thế chúng ta phải củng cố, phát triển và đầu tư cho các cơ sở đào tạo dạy nghề bền vững, phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo nhu cầu của thị trường. Đây là giải pháp phải đào tạo theo kế hoạch, theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và phải gắn giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng. Nói cách khác là gắn “cung” đào tạo theo “cầu” sử dụng, giải pháp đó rất quan trọng.

Thứ tư, phải tiếp tục thực hiện các gói an sinh xã hội, từ Nghị quyết của Chính phủ để thực hiện đảm bảo đời sống cho người lao động. Ví dụ, quyết định 08 của Chính phủ về hỗ trợ tiền nhà ở từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng cho người lao động, đó là giải pháp và phải làm cho tốt.

Song vấn đề cốt lõi là phải nắm chắc được sự biến động của thị trường lao động để kết nối cung cầu lao động, tức là người tìm việc và việc tìm người, phải làm sao cho 2 cung - cầu này gặp nhau thì sẽ giải quyết được vấn đề về thị trường lao động.

Bên cạnh những giải pháp đó, Nhà nước cần đầu tư phát triển kinh tế xã hội, phát triển hạ tầng cơ sở với mục tiêu là thu hút lao động, giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập.

Cuối cùng là cần một cơ chế để nắm chắc lực lượng lao động, cần phân tích đánh giá để kết nối cung cầu, xác nhận lại thị trường lao động trong tương lai, tránh trường hợp nhiều lao động thất nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp cũng phải thực hiện biện pháp đào tạo lại, trong quỹ bảo hiểm thất nghiệp của chúng ta có một quỹ dành cho đào tạo tại doanh nghiệp để đi trước đón đầu và khắc phục sự biến động về kinh tế, chuyển đổi nghề nghiệp, dịch bệnh tác động… đào tạo thế này hướng đến việc giữ chân người lao động.

TS Bùi Sĩ Lợi cho biết, có đến 43,9% lượng lao động phi chính thức được xếp vào nhóm lao động có việc làm dễ bị tổn thương (32,1% là lao động tự làm và 11,8% là lao động gia đình không được trả lương), trong khi đó chỉ có 14% lao động chính thức được xếp vào nhóm này. Bên cạnh đó, hầu hết lao động phi chính thức không có bảo hiểm xã hội (chiếm 97,9%) và chỉ có 0,2% được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, còn lại 1,9% đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.


KHÁNH LINH - PHƯƠNG NGÂN
TIN LIÊN QUAN

Nếu cứ e ngại, sợ trách nhiệm thì thiệt thòi là nhân viên y tế, người dân

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - "Nếu cứ tâm lý sợ vi phạm, e ngại, sợ thanh tra kiểm tra thì cuối cùng người thiệt thòi là nhân viên trong ngành y tế và nhân dân Thủ đô" - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương nói.

PGS Đặng Bích Hà an nghỉ bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sáng 29.9, lễ an táng PGS Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

Sạt lở 300m trên QL2, vùi lấp người và nhiều phương tiện

Nguyễn Hoàn |

Hà Giang - Vụ sạt lở đất nghiêm trọng trên tuyến Quốc lộ 2 đoạn qua huyện Bắc Quang khiến 11 người bị thương và mất tích, nhiều phương tiện bị cuốn trôi.

Cầu thủ Việt là nạn nhân của trò đùa trên mạng xã hội

MINH PHONG |

Trước Công Phượng, nhiều cầu thủ như Quang Hải, Văn Hậu hay Văn Toàn từng là nạn nhân của các trò đùa trên mạng xã hội sau khi xuất ngoại thất bại.

Cây mai cổ xù kỳ mỹ ở Kiên Giang xác lập kỷ lục Việt Nam

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Cổ xù kỳ mỹ là cây mai vàng kiểng cổ, xù chảy toàn thân, dáng trực một cốt đạt giá trị độc bản tại Việt Nam.

Điều chuyển 2 sư đoàn bộ binh của Quân đoàn 4

Lam Duy |

Sư đoàn bộ binh 7 và Sư đoàn bộ binh 309 sẽ được điều chuyển từ Quân đoàn 4 về Quân khu 7.

Bánh lá liễu độc lạ của người Tiều ở Chợ Lớn

Thạch Lựu |

Với màu hồng bắt mắt, bánh lá liễu (hay bánh hồng đào) là món ăn truyền thống của người Triều Châu luôn có trong những dịp lễ, Tết.

Miền Bắc sắp chuyển mưa rất to, có nơi vượt mốc 200mm

AN AN |

Cơ quan khí tượng dự báo từ chiều tối 29.9, miền Bắc chuyển mưa rào và dông. Trọng tâm mưa ở khu vực trung du và vùng núi.

Nếu cứ e ngại, sợ trách nhiệm thì thiệt thòi là nhân viên y tế, người dân

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - "Nếu cứ tâm lý sợ vi phạm, e ngại, sợ thanh tra kiểm tra thì cuối cùng người thiệt thòi là nhân viên trong ngành y tế và nhân dân Thủ đô" - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương nói.