Tạm bợ nơi trọ của công nhân

Bảo Hân |

Nhiều phòng trọ công nhân gần như chỉ là nơi để công nhân ngủ vào buổi tối, nên trong phòng hầu như không có đồ đạc gì đáng kể để phục vụ sinh hoạt. Ở các phòng trọ này, toát lên sự tuyềnh toàng, tạm bợ.

Bừa bộn, chật chội

Đã có nhiều lần xuống tìm hiểu thực tế tại Khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động đã tận mắt thấy những căn phòng trọ chật chội, ẩm thấp, bên trong không có gì đáng giá của công nhân. Phòng trọ của vợ chồng công nhân còn có một số đồ đạc giá trị, còn của những công nhân độc thân, nhất là nam công nhân, còn tuyềnh toàng hơn.

Anh Nguyễn Hùng Dũng (quê Hà Tĩnh) là một công nhân độc thân, thuê trọ tại thôn Hậu Dưỡng. Căn phòng rất chật chội, không đến 10m2. Ở một mình, ăn cơm bình dân ngoài quán nên trong phòng trọ của anh không có giường, tivi, tủ lạnh, bàn ghế, không có nơi nấu ăn, bát đĩa. Đồ đáng giá nhất trong phòng có lẽ là 2 chiếc quạt nằm chỏng chơ dưới sàn nhà. Nơi ngủ của anh chỉ là tấm chiếu trải ra cùng với chiếc màn gần như chẳng bao giờ được tháo ra. “Tôi thuê phòng trọ này 800.000 đồng/tháng. Tôi đi làm hoặc đi chơi suốt, gần như chỉ đến tối mới về, nên phòng trọ hầu như chỉ là để ngủ. Hơn nữa, làm công nhân thu nhập thấp, lại e ngại bị mất đồ trong phòng trọ, nên gần như tôi chẳng mua đồ đạc gì để ở trong phòng” - anh tâm sự.

Anh Dũng cũng thừa nhận, nếu có nhà riêng, rộng rãi thì anh sẽ cố gắng sống gọn gàng, sạch sẽ hơn; còn hiện nay, với tâm lý thuê trọ tạm bợ nên chỉ cần có chỗ ngủ là được. Căn phòng hầu như chẳng bao giờ được quét dọn nên nhìn khá mất vệ sinh, bừa bộn. “Mùa đông ngủ ở trong phòng còn đỡ; mùa hè, trời nóng nực rất khó chịu, nhiều hôm tôi không ngủ nổi vì nóng quá”- anh Dũng than thở.

Phải dùng chung nhà vệ sinh

Bên cạnh những phòng trọ có nhà vệ sinh khép kín ở bên trong, không ít khu trọ tại xã Kim Chung (huyện Đông Anh, Hà Nội) chỉ có khu vệ sinh chung. Do là địa điểm nhiều người dùng chung, nên thường xuyên rơi vào tình cảnh bị mất vệ sinh trầm trọng.

Chị Nguyễn Thị Dung đang thuê trọ ở thôn Nhuế trong một khu trọ như vậy. Không có nhà vệ sinh ở trong nhà, nên mỗi khi “có nhu cầu”, chị lại phải đi ra ngoài. “Ban ngày thì không sao, nhưng vào ban đêm, rất bất tiện. Tôi lại đang mang bầu, nên đi lại khá khó khăn. Nhiều lần, tôi phải gọi chồng đi vệ sinh cùng cho… an tâm. Tôi cũng tính kế dùng đến bô ở trong phòng, nhưng như thế cũng khá mất vệ sinh” - chị Dung than thở.

Do là nơi vệ sinh chung, nên tình trạng… mất vệ sinh thường xuyên xảy ra. “Nhiều người vô ý thức nên nhiều khi đi vệ sinh nhưng không dọn sạch sẽ, làm khổ người “đi” sau. Lâu dần, những chất bẩn lưu cữu ở trong nhà vệ sinh nên khu vực này luôn có một mùi hôi thối rất khó chịu” - chị Dung chia sẻ. Không chỉ vậy, có thời gian “cao điểm” như buổi sáng, công nhân tại khu trọ phải chờ đợi để đến lượt mình “giải quyết nhu cầu khó nói”.

Chị Dung đã từng nghĩ đến việc chuyển đến phòng trọ có nhà vệ sinh khép kín, nhưng do cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, cả hai vợ chồng đều thu nhập thấp, nên chị chấp nhận ở lại nhằm tiết kiệm “đồng nào hay đồng đấy”. “Những căn phòng trọ khép kín, rộng rãi chút thì phải có giá thuê 1,2-1,5 triệu đồng/tháng, trong khi đó, nơi tôi đang ở chỉ có giá 600.000 đồng/tháng. Vì vậy, vợ chồng tôi quyết định ở lại một thời gian nữa rồi tính sau”- chị Dung nói.

Theo khảo sát của phóng viên tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, phòng trọ có những mức giá rất khác nhau. Loại thấp nhất là 500.000 - 600.000 đồng/tháng (không có vệ sinh khép kín, người thuê trọ phải dùng nhà vệ sinh chung). Loại ở giữa khoảng 800.00- 900.000 đồng/tháng (có nhà vệ sinh riêng nhưng diện tích nhỏ hơn, cũ hơn). Loại phòng tốt, mới, rộng rãi thường rơi vào mức giá từ 1,5 - 1,6 triệu đồng/tháng.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân

Hà Anh |

Theo đánh giá của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thái Nguyên, từ năm 2016 đến nay, mô hình Tổ công nhân tự quản khu nhà trọ ngoài việc góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân lao động, đây còn là một trong những kênh thông tin quan trọng để Công đoàn kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm tư, những vấn đề bức xúc của công nhân lao động nhằm kịp thời có biện pháp giải quyết.

Bình Dương: Nhiều khu nhà trọ công nhân vẫn nhếch nhác, thiếu an toàn

Đình Trọng |

Bình Dương là tỉnh phát triển công nghiệp, có hơn 1,2 triệu lao động, Trong đó hơn 80% là lao động ngoại tỉnh, đa số vẫn phải đi ở trọ. Những năm gần đây, việc xây dựng nhà ở cho công nhân lao động được quản lý tốt hơn, tuy nhiên ở khu nhà trọ cũ, công nhân vẫn ở trong không gian chật hẹp, nóng bức về mùa khô, ẩm thấp về mùa mưa, có nơi còn tiềm ẩn rủi ro cháy nổ cao.

Khó mua nhà, công nhân nhà trọ “tính kế” về quê

Bảo Hân |

Dù muốn có công việc lâu dài, gắn bó với nơi làm việc nhưng nhiều công nhân không thể mua được nhà để ổn định cuộc sống, không ít người đã tính đến chuyện về quê, hoặc ở nhà của bố, mẹ ở quê.

Tiễn biệt PGS Đặng Bích Hà về với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vương Trần |

Hạnh phúc lớn nhất cuộc đời của PGS Đặng Bích Hà là gắn bó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, làm hậu phương vững chắc, để Đại tướng chuyên tâm việc nước, việc quân.

Mục sở thị cảnh người Thụy Sĩ bơi sông về nhà sau giờ làm

Ninh Phương |

Thụy Sĩ - Người dân ở đất nước đắt đỏ bậc nhất châu Âu thường rủ nhau bơi sông về nhà hoặc thư giãn sau giờ làm.

Hoàn thành mở rộng đường ùn tắc triền miên ở Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Dự án nâng cấp đường Xuân Diệu, vốn đầu tư gần 400 tỉ đồng về đích sau nhiều năm ì ạch thi công.

Bão gần Philippines mạnh lên dữ dội, sóng cao 8m

Khánh Minh |

Theo dự báo bão mới nhất, bão Julian (tên quốc tế là Krathon) đã mạnh lên thành bão nhiệt đới dữ dội và không loại trừ tăng cấp thành siêu bão.

Bảo vệ trẻ em trước vấn nạn bạo hành

lệ hà |

Cần ngăn chặn và ứng phó với bạo hành, đảm bảo an toàn cho trẻ em là một khía cạnh quan trọng nhằm tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em Việt Nam.

Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân

Hà Anh |

Theo đánh giá của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thái Nguyên, từ năm 2016 đến nay, mô hình Tổ công nhân tự quản khu nhà trọ ngoài việc góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân lao động, đây còn là một trong những kênh thông tin quan trọng để Công đoàn kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm tư, những vấn đề bức xúc của công nhân lao động nhằm kịp thời có biện pháp giải quyết.

Bình Dương: Nhiều khu nhà trọ công nhân vẫn nhếch nhác, thiếu an toàn

Đình Trọng |

Bình Dương là tỉnh phát triển công nghiệp, có hơn 1,2 triệu lao động, Trong đó hơn 80% là lao động ngoại tỉnh, đa số vẫn phải đi ở trọ. Những năm gần đây, việc xây dựng nhà ở cho công nhân lao động được quản lý tốt hơn, tuy nhiên ở khu nhà trọ cũ, công nhân vẫn ở trong không gian chật hẹp, nóng bức về mùa khô, ẩm thấp về mùa mưa, có nơi còn tiềm ẩn rủi ro cháy nổ cao.

Khó mua nhà, công nhân nhà trọ “tính kế” về quê

Bảo Hân |

Dù muốn có công việc lâu dài, gắn bó với nơi làm việc nhưng nhiều công nhân không thể mua được nhà để ổn định cuộc sống, không ít người đã tính đến chuyện về quê, hoặc ở nhà của bố, mẹ ở quê.