Trí tuệ nhân tạo trong cuộc sống hiện đại cũng phải đi làm... nông dân

Yến Hồng |

Triển khai trí tuệ nhân tạo (AI) trong nông nghiệp sẽ là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia.

Nông nghiệp giữ vai trò to lớn trong việc ổn định đời sống nhân dân, là bệ đỡ quan trọng của nền kinh tế các nước.

Tuy nhiên, với sự gia tăng chóng mặt của dân số, đồng nghĩa với yêu cầu về lương thực và việc làm cũng ngày càng tăng thì các phương pháp truyền thống được bà con nông dân sử dụng không đủ để đáp ứng những nhu cầu này.

Vì vậy, các phương pháp công nghệ tự động như trí tuệ nhân tạo (AI) đã được triển khai, giúp thỏa mãn các yêu cầu về nguồn cung thực phẩm, việc làm, đồng thời mang lại một làn sóng cách mạng nông nghiệp mới đến với bà con nông dân các nước.

Báo cáo của Forbes cho biết chi tiêu toàn cầu cho nông nghiệp "thông minh", bao gồm cả AI, dự kiến ​​sẽ tăng gấp 3 lần lên 15,3 tỉ USD vào năm 2025.

Ngoài ra, quy mô thị trường hàng năm của AI ứng dụng trong nông nghiệp cũng sẽ mang lại tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) là 20%, đạt 2,5 tỉ USD vào năm 2026.

Cụ thể gần đây, công nghệ AI “mô hình thị giác máy tính” trở nên rất phổ biến, nó được biết đến như một “vị cứu tinh” giám sát thông minh các điều kiện đất đai, cây trồng, giúp những người nông dân nhận được thông báo về các khu vực có vấn đề và đưa ra những biện pháp ứng phó kịp thời nhất.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, “mô hình thị giác máy tính” này vượt trội hơn khả năng quan sát của con người.

Với tỉ lệ thành công lên đến 99,31%, nó thường được ứng dụng trong việc xác định chính xác các giai đoạn phát triển của cây trồng, giúp nông dân tiết kiệm thời gian kiểm tra và thu hoạch vụ mùa.

“Hệ thống thị giác máy tính” thông thường được chia thành hai phần chính là phần mềm và phần cứng bao gồm hệ thống quang học, nguồn sáng, thu nhận hình ảnh, mô-đun kỹ thuật số hình ảnh, mô-đun xử lý hình ảnh kỹ thuật số, mô-đun quyết định phán đoán thông minh và mô-đun điều khiển.

Quá trình nghiên cứu cây trồng sẽ được thực hiện hoàn toàn bằng công nghệ máy tính thông minh có kết hợp AI, chuyển đổi hình ảnh mục tiêu sang tín hiệu kỹ thuật số phù hợp để trích xuất dữ liệu.

Cuối cùng, sau khi thực hiện thuật toán phân tích dựa trên màu sắc, hình dạng, AI sẽ đưa ra các ước tính về độ chín, thời gian có thể thu hoạch cây trồng đến với bà con nông dân.

Công nghệ Plantix giúp phát hiện sâu bênh trên hoa màu. Ảnh chụp màn hình
Công nghệ Plantix giúp phát hiện sâu bênh trên hoa màu. Ảnh chụp màn hình

Bên cạnh công nghệ “thị giác máy tính” nói trên, Plantix cũng được nhắc đến là một trong những ứng dụng vô cùng hữu ích của nền nông nghiệp “thông minh” này.

Plantix là ứng dụng được phát minh bởi công ty công nghệ PEAT có trụ sở tại Đức, sử dụng công nghệ nhận dạng hình ảnh của trí tuệ nhân tạo xác định sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong đất bao gồm sâu bệnh hại cây trồng, nhờ đó nông dân có thể đưa ra những phương án sử dụng phân bón phù hợp để cải thiện chất lượng thu hoạch.

Theo đó, các nhà phát triển đằng sau ứng dụng đã tạo ra một cơ sở dữ liệu gồm 100.000 bức ảnh về cây cối bị bệnh, sau khi kết hợp với tính năng nhận dạng hình ảnh do AI hỗ trợ, nó có khả năng chẩn đoán hơn 400 loại bệnh từ 60 loại cây trồng khác nhau.

Ngoài việc thông tin đến người dùng về các triệu chứng, tác nhân, hóa chất cũng như phương pháp điều trị sinh học, Plantix còn cung cấp tính năng gắn thẻ địa lý, cho phép bà con nông dân theo dõi tình trạng sâu bệnh trong khoảng thời gian thực.

Trí tuệ nhân tạo thực chất là sự mô phỏng tư duy để giải quyết các vấn đề dựa trên dữ liệu được cung cấp. Các doanh nghiệp nông nghiệp cần biết rằng AI không phải là “thuốc chữa bách bệnh”. Tuy nhiên, nó có thể đơn giản hoá và mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của người nông dân.

Nói cách khác, để gặt hái tất cả những lợi ích của AI, trước tiên người nông dân cần có một cơ sở hạ tầng công nghệ vững chắc.

Tuy sẽ mất một thời gian, thậm chí là nhiều năm để phát triển cơ sở hạ tầng đó nhưng làm như vậy, họ sẽ có thể xây dựng một hệ sinh thái nông nghiệp mạnh mẽ, chịu đựng được thử thách của thời gian.

Và một khi thực hiện được điều này, tương lai của AI ứng dụng trong nông nghiệp chắc chắn sẽ mang lại những kết quả đáng ngạc nhiên hơn.

Yến Hồng
TIN LIÊN QUAN

Trí tuệ nhân tạo trong cuộc sống hiện đại: AI - những "phóng viên ảo"

Linh Chi |

Nhiều tòa soạn báo trên thế giới đã khai thác công nghệ trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) để hoạt động một cách hiệu quả hơn.

Trí tuệ nhân tạo trong cuộc sống hiện đại: AI tham gia chống tắc đường

Linh Chi |

Ngày nay ở các nước phát triển, trí tuệ nhân tạo đã được sử dụng nhằm điều tiết giao thông và cải thiện tình trạng tắc nghẽn ở các thành phố lớn.

Trí tuệ nhân tạo đã có thể biến lời nói thành hình ảnh

Hoàng Tình |

Trí tuệ nhân tạo (AI) có tên DALL-E có thể biến những mô tả của người dùng thành những hình ảnh phù hợp.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.