“Bút phê gây khó” nền giáo dục và sự níu giữ cửa quyền, lạm quyền

Thế Lâm |

“Bút phê gây khó” khi xác nhận sơ yếu lí lịch tại địa phương trên thực tế là sự thể hiện đến mức tận cùng của tình trạng cửa quyền và lạm quyền, và không chỉ xảy ra trong trường hợp xác nhận lí lịch nhập học của sinh viên.

Cách đây hàng chục năm về trước, điều mà những học sinh cuối cấp 3 lo sợ nhất chính là khi phải xác minh lí lịch cho hồ sơ thi đại học. Thời ấy, chính quyền địa phương có quyền “bút phê gây khó” bất cứ ai với các lí do như gia đình chưa hoàn tất nghĩa vụ thuế nông nghiệp; chưa đóng tiền hoặc thực hiện lao động công ích; thường xuyên vắng họp tại địa phương… Thậm chí, nếu gia đình em học sinh lỡ có xích mích với cá nhân vị quan chức địa phương hoặc có xích mích với người thân, gia đình của vị này thì cũng khó có cơ hội được xác nhận sơ yếu lí lịch một cách “đẹp đẽ”.

“Chủ nghĩa lí lịch” ở nước ta là một thực tế mà đến bây giờ chưa thể xóa bỏ hoàn toàn. Song, với hàng chục ngàn thí sinh nhập học vào các trường đại học, cao đẳng nói chung không thuộc những trường hoặc ngành học đặc thù có xét đến lí lịch, thì việc để cho tình trạng “bút phê gây khó” cản trở là không thể chấp nhận được.

Việc học của con em là ước mơ, là khát vọng, trước hết từ nỗ lực bản thân của mỗi cá nhân, không thể mang chuyện gia đình hay người thân ra để làm khó. “Bút phê gây khó” thực chất là một sự níu giữ cửa quyền và lạm quyền của không ít quan chức tại địa phương, không chỉ gây khó về thủ tục hành chính mà còn thể hiện sự thiếu nhân văn.

Các em đi học, nếu thành tài, đóng góp cho xã hội, thì cớ sao lại cứ lấy những “gông xiềng lí lịch” để phân biệt, gây khó dễ, biến bao trường hợp không có lỗi và không có tội trở thành những người có lí lịch “đen”, “xấu xí” hay “bất hảo”?...

Ấy là chưa kể, những kiểu “bút phê gây khó” trên sơ yếu lí lịch học sinh rất chung chung chẳng khác nào một cách quy chụp trong phạm trù chính trị hay luật pháp, không chỉ khiến cho các em có nguy cơ bị làm khó tiếp theo trong tương lai (quá trình học ở trường lớp, khi ra trường hay xin việc…) mà còn khiến cho môi trường học đường vô hình chung hình thành một sự phân biệt: Nhóm sinh viên có lí lịch bình thường, và nhóm sinh viên có lí lịch bị bút phê “bất hảo” sinh ra tự ti, bị dòm ngó kì thị.

Bút phê lí lịch như thế cũng không chỉ là sự tùy tiện và lạm quyền, mà trong không ít trường hợp trở nên ác nghiệt với những cuộc đời non trẻ đầy khát vọng học hành, vươn xa và thăng tiến.

Đã là học sinh hay sinh viên thì chỉ cần đến 2 yếu tố cốt lõi: Học lực và đạo đức. Xa hơn một chút là những sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động cộng đồng, nhưng phải đánh giá từ chính bản thân các em chứ không phải dùng “tham chiếu gia đình, người thân” để nhận xét, đánh giá các em. Điều này không những chẳng phù hợp về mặt đạo lí mà còn trái các quy định pháp luật hiện hành.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu xử lý cán bộ "bút phê" vào sơ yếu lý lịch công dân

Bảo Thắng - Kim Khánh |

Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu lãnh đạo UBND huyện Thanh Trì làm rõ sai phạm liên quan đến sự vụ cán bộ bút phê vào sơ yếu lý lịch, được cho là gây khó cho công dân.

Tỉnh Hải Dương chỉ đạo xác nhận lại lý lịch cho công dân

Tiến Nguyễn |

Ngày 8.8, trao đổi với báo chí, lãnh đạo tỉnh Hải Dương cho biết đã chỉ đạo huyện Nam Sách khẩn trương mời công dân lên trụ sở, xác nhận lại sơ yếu lý lịch cho công dân.

Nhật Bản thay lãnh đạo, mở thời mới

Ngạc Ngư |

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) cầm quyền đã chọn lựa ông Shigeru Ishiba, 67 tuổi, làm chủ tịch mới của đảng, kế nhiệm ông Fumio Kishida.

Bão số 5 Krathon mạnh lên thành siêu bão, đi vào Biển Đông

Ngọc Vân |

Sáng sớm 1.10, bão Krathon (Julian ở Philippines) mạnh lên thành siêu bão, đi vào khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.

Bóng chuyền nữ Việt Nam và bài toán về sự đầu tư

HOÀI VIỆT |

Bóng chuyền nữ Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại đấu trường châu Á. Từ những giải đấu quốc tế, chúng ta mới hiểu sự cần thiết về đầu tư trong bóng chuyền.

Văn hóa, bối cảnh vùng cao mang đến làn gió mới cho phim Việt

Huyền Chi |

Bối cảnh bản địa, khai thác văn hóa vùng miền thổi một làn gió mới cho phim truyền hình Việt vốn quen thuộc với những câu chuyện hiện đại, gần gũi khán giả đại chúng.

Điện gió ngoài khơi vẫn cứ "xa bờ"

Cường Ngô |

Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phải đạt 6.000 MW. Nhưng đến nay các dự án vẫn "giậm chân tại chỗ".

Người dân xóm lưới ở Cần Thơ trông mong mùa nước nổi

MỸ LY - NGÂN TÂM |

Cần Thơ - "Năm nào, chúng tôi cũng mong mau đến mùa nước nổi để có việc làm nhiều, tăng thu nhập” -một nhân công tại làng nghề đan lưới Thơm Rơm bày tỏ.