Đừng sống dưới chân những ngọn núi nữa!

Nguyễn Đắc Thành |

Tháng 6, mưa đổ xuống các tỉnh miền núi phía Bắc, nước lũ kéo về những ngôi nhà ven chân đồi bị vùi lấp. Những mạng người mong manh trước cơn hung nộ của thiên nhiên. Chết chóc, tang thương!

21 giờ ngày 8.12.2016, sau cơn mưa, 3 tiếng động lớn vang lên rồi sau đó đất đá ở ngọn đồi thôn Trà Khương, xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đổ ập xuống. Trong đêm, những người dân phải bồng bế dắt díu nhau đi lánh nạn. Vụ sạt lở rất may không gây thiệt hại về người, thế nhưng những căn nhà của dân bị vùi lấp trong đất đá.

Những vụ sạt lở kinh hoàng của núi rừng luôn gây ra tang thương cho người dân. Hôm trước là những hộ dân ở Sìn Hồ, Lai Châu bị một vạt đồi đổ xuống, 5 người mất tích.

Phận người sống bên dưới những ngọn đồi luôn nhỏ bé trước cơn thịnh nộ của trời đất.

Không phải đến bây giờ mới có những vụ việc như vậy mà trước đó, cứ hễ mưa lớn ở các tỉnh vùng núi đều xảy ra những hình ảnh đầy tang thương. Thế nhưng, nhiều nơi người dân vẫn bất chấp đánh liều tính mạng của mình. Họ thừa biết sống như vậy là nguy hiểm.

Chính quyền nhiều nơi đã vận động để đưa người dân ra khỏi những vùng sạt lở. Nhưng, nhiều người không đi, họ bất chấp với một lý giải "sống ở rừng không dựa vào rừng thì lấy gì ăn". Và cùng với đó là những khu tái định cư không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người dân khi chuyển đến nên nhiều người đành bỏ về nơi cũ.

Hơn hai năm về trước, tôi có chuyến đi đến với một khu tái định cư của xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi. Khi người dân ra sống và ổn định được ở đây, chính quyền xã lấy làm tự hào rằng "đây là một cuộc di dân lịch sử". Bởi nhiều nơi đã tiến hành đưa dân ra khỏi vùng sạt lở để tái định cư nhưng sau đó dân vẫn cứ bỏ và tìm về lại chỗ cũ. 

Với những người dân khu tái định cư Gò Nổi, họ đã quá hiểu được sự nguy hiểm của sạt lở đất. Trong trí nhớ của họ là hình ảnh những căn nhà cùng tài sản nằm sâu dưới đống đất đá. Những lần như vậy, họ lại cào đất, lục lại những tấm tôn những thanh gỗ để dựng lại nhà trên nền đất cũ. Nhưng rồi, sạt lở cứ liên tiếp xảy ra, buộc họ phải di dân ra nơi ở mới. Giờ những người dân ở Gò Nổi đã sống tốt, họ không nơm nớp sợ sạt lở khi mùa mưa lũ về như trước nữa. 

Những vụ sạt lở núi liên tiếp xảy khi mưa đến, bất kể mùa nắng hay mùa mưa đã gióng lên hồi chuông cho người dân. "Còn người là còn của" những hình ảnh tang thương, những giọt nước mắt khóc người thân vẫn còn đó, hãy ra khỏi những vùng đất dưới chân núi. Đừng sống dưới chân những ngọn núi nữa! Bởi tai ương sẽ còn và không chừa một ai.

Nguyễn Đắc Thành
TIN LIÊN QUAN

Nửa quả núi sạt lở vùi lấp 24 ngôi nhà ở Lai Châu

Theo VnExpress |

Gần 300 người được đưa đến nơi ở mới an toàn, kịp tránh vụ sạt lở núi vùi lấp 24 ngôi nhà ở Lai Châu.

Mưa bão, lũ lụt: Phòng chống nhiều, sao số người chết vẫn gia tăng?

KHÁNH VŨ |

Đó là câu hỏi đau đớn của người dân, khi năm nào cũng vậy, chỉ cần một cơn mưa lớn là hàng chục tính mạng con người lại bị mưa lũ, đất đá cuốn trôi, chôn lấp. Tại miền núi phía Bắc, năm nào cũng xảy ra những thảm họa thiên tai gây chết người, thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng. Sau trận mưa lũ trong 2 ngày qua cướp đi sinh mạng 30 người dân, một lần nữa, lại vang lên câu hỏi: Chúng ta sai ở đâu? Phải chăng công tác dự báo của chúng ta quá kém?

Thiệt hại do mưa lũ: 30 người chết, mất tích; thiệt hại gần 444 tỉ đồng

Kh.V |

Theo BCĐ Trung ương về Phòng chống thiên tai, tính đến 16h ngày 26.6, mưa lớn gây lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đã khiến 19 người bị chết, 11 người bị mất tích, 12 người bị thương; gần 444 tỉ đồng đã bị nhấn chìm trong lũ dữ.

Cập nhật kiến thức mới cho cán bộ Công đoàn chủ chốt

Bảo Hân |

Sáng 1.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng dành cho Công đoàn cấp tỉnh, ngành Trung ương.

Sẽ chi 865 tỉ đồng xây cầu Phong Châu mới

Xuyên Đông |

Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) sẽ được đầu tư xây mới với kinh phí dự kiến là 865 tỉ đồng.

Vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop, học sinh đã đi học trở lại

Chân Phúc |

TPHCM - Số học sinh vắng học ngày 30.9, liên quan đến vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop tại Trường Tiểu học Chương Dương đã đi học đầy đủ vào hôm nay 1.10.

Dự báo mới nhất đường đi và cường độ siêu bão số 5 Krathon

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết siêu bão số 5 Krathon ở trên vùng biển đông bắc của khu vực Bắc Biển Đông sẽ di chuyển chậm theo hướng tây tây bắc trong 24 giờ tới.

Lý do người dân không đồng tình vụ bồi thường bò sữa bị chết

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Nhiều hộ gia đình có bò sữa bị chết sau khi tiêm vaccine phòng bệnh cho rằng, mức giá bồi thường công ty đưa ra rất thấp, khó tái đầu tư lại.

Nửa quả núi sạt lở vùi lấp 24 ngôi nhà ở Lai Châu

Theo VnExpress |

Gần 300 người được đưa đến nơi ở mới an toàn, kịp tránh vụ sạt lở núi vùi lấp 24 ngôi nhà ở Lai Châu.

Mưa bão, lũ lụt: Phòng chống nhiều, sao số người chết vẫn gia tăng?

KHÁNH VŨ |

Đó là câu hỏi đau đớn của người dân, khi năm nào cũng vậy, chỉ cần một cơn mưa lớn là hàng chục tính mạng con người lại bị mưa lũ, đất đá cuốn trôi, chôn lấp. Tại miền núi phía Bắc, năm nào cũng xảy ra những thảm họa thiên tai gây chết người, thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng. Sau trận mưa lũ trong 2 ngày qua cướp đi sinh mạng 30 người dân, một lần nữa, lại vang lên câu hỏi: Chúng ta sai ở đâu? Phải chăng công tác dự báo của chúng ta quá kém?

Thiệt hại do mưa lũ: 30 người chết, mất tích; thiệt hại gần 444 tỉ đồng

Kh.V |

Theo BCĐ Trung ương về Phòng chống thiên tai, tính đến 16h ngày 26.6, mưa lớn gây lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đã khiến 19 người bị chết, 11 người bị mất tích, 12 người bị thương; gần 444 tỉ đồng đã bị nhấn chìm trong lũ dữ.