Ăn đồ nhiều purin
Đối với một số đàn ông trung niên, họ thích ăn một số nội tạng động vật như gan động vật, dạ dày, ruột, não... và những thực phẩm nội tạng động vật này chứa rất nhiều chất purine.
Một khi ăn vào với số lượng lớn, các chất purine sẽ chuyển hóa rất nhiều axit uric trong cơ thể con người. Khi giá trị axit uric quá cao, cơ thể sẽ không thể chuyển hóa kịp thời các axit uric này.
Ngoài ra, nội tạng động vật là loại thực phẩm có hàm lượng calo, hàm lượng cholesterol và chất béo cao. Nếu ăn lâu dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và trao đổi chất của cơ thể con người.
Điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, dễ dẫn đến giảm lọc ở cầu thận hoặc giảm bài tiết ở ống thận. Khi đó dễ xảy ra rối loạn bài tiết axit uric, trị số axit uric sẽ tăng nhanh.
Ngoài việc ăn lâu ngày một số nội tạng động vật, nếu chúng ta ăn quá nhiều hải sản chứa nhiều chất purin trong chế độ ăn hàng ngày trong thời gian dài sẽ dẫn đến nồng độ axit uric trong cơ thể tăng nhanh. Lâu dần, khả năng mắc bệnh tăng axit uric máu và bệnh gút sẽ rất cao.
Uống nhiều rượu khi ăn
Cho dù ăn ở nhà hay ra ngoài, một số đàn ông trung niên thích uống một chút rượu.
Bản thân thịt nướng và hải sản chứa rất nhiều chất purine, rượu cũng là thức uống có hàm lượng purine cao. Ăn uống cả 2 thực phẩm này cùng nhau sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nồng độ axit uric trong một khoảng thời gian ngắn.
Hơn nữa, hàm lượng ethanol chứa trong rượu rất cao, khi thành phần này chuyển hóa trong cơ thể con người sẽ dẫn đến nồng độ axit uric tăng cao nhất thời. Hơn nữa, uống nhiều rượu bia sẽ gây hại cho sức khỏe của thận, dễ bị rối loạn chuyển hóa axit uric.
Ngoài rượu, nếu uống nhiều bia trong thời gian dài, khả năng tăng axit uric máu và bệnh gút sẽ rất cao. Mặc dù bia là thức uống có axit uric trung bình nhưng lại chứa nhiều axit guanylic. Sau một loạt quá trình trao đổi chất theo chu kỳ trong cơ thể con người, một lượng lớn purine sẽ được hình thành. Sau khi purin được chuyển hóa sẽ tạo thành nhiều axit uric, khiến người bệnh bị tăng axit uric.