1. Giữ nước cho cơ thể
Theo tiến sĩ bác sĩ Naval Mendiratta, chuyên khoa thấp khớp tại Bệnh viện Fortis (Ấn Độ), uống nhiều nước, giữ cho cơ thể đủ nước là điều quan trọng để loại bỏ axit uric dư thừa. Để giữ cho cơ thể đủ nước và đào thải được axit uric ra ngoài, bạn nên uống hai lít nước mỗi ngày.
2. Tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng purine thấp
Thực phẩm giàu purin có thể làm tăng nồng độ axit uric. Theo một nghiên cứu được công bố trên Thư viện y học quốc gia Mỹ, việc áp dụng chế độ ăn ít purin có thể hỗ trợ rất nhiều trong việc giảm nồng độ axit uric trong cơ thể.
Những loại thực phẩm có hàm lượng purine thấp:
- Trái cây: Bạn có thể ăn các loại trái cây như anh đào, chuối, cam và nho vì chúng có ít purin.
- Rau: Đảm bảo một chế độ ăn uống có nhiều rau, như rau xanh, ớt chuông, dưa chuột và cà rốt.
- Sữa ít béo
3. Tăng lượng chất xơ ăn vào
Những người bị tăng axit uric nên ăn chế độ ăn giàu chất xơ. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nutrients MDPI, chất xơ hỗ trợ việc hấp thụ và loại bỏ axit uric dư thừa trong máu.
Một số cách để tăng cường tiêu thụ chất xơ:
- Đảm bảo trong các bữa ăn của bạn luôn có nhiều loại trái cây và rau quả.
- Lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt: Lúa mạch, gạo lứt và bánh mì nguyên hạt... vì những thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao.
- Các loại đậu: Tăng cường ăn các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng.
- Các loại hạt: Để tăng cường chất xơ bạn nên ăn hạnh nhân, hạt chia và hạt lanh.
4. Tập luyện thể dục thường xuyên
Tập thể dục hàng ngày có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe, một trong số đó là giảm nồng độ axit uric. Nếu bạn tham gia vào các hoạt động như chạy bộ, đạp xe hoặc đi bộ nhanh, nó có thể làm tăng lưu lượng máu, giúp bài tiết axit uric.
5. Uống nước ép amla (quả lý gai)
Nước ép quả lý gai chứa chất làm sạch và chống oxy hóa, giúp làm dịu các triệu chứng. Theo nghiên cứu nước ép quả lý gai chứa nhiều vitamin C, làm giảm nồng độ axit uric trong máu và tăng cường khả năng miễn dịch.