Trong 100g đậu đũa có 30 calo; 0,4g chất béo; 2g chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng khác. Có thể thấy 30 calo trong 100g đậu đũa là mức năng lượng thấp hơn so với các thực phẩm thông thường khác. Tuy nhiên, hàm lượng calo sẽ thay đổi theo cách chế biến. Trong đó,100g đậu đũa luộc chứa khoảng 34 calo còn trong 100g đậu đũa xào chứa khoảng 83 calo.
100g đậu đũa chứa rất ít chất béo nhưng lại có lượng nước và chất xơ dồi dào, giúp kiểm soát lượng cholesterol được ổn định và mang đến hiệu quả tốt hơn trong quá trình tập luyện để giảm cân.
Nếu đang bị thừa cân, béo phì thì có thể tham khảo việc bổ sung đậu đũa vào trong chế độ ăn để kiểm soát cân nặng tốt. Thực phẩm này chứa lượng chất béo khá thấp trong khi hàm lượng chất xơ phong phú. Trong 100g đậu đũa chứa 0,4g chất béo có 0,4g nhưng có lượng chất xơ lại nhiều hơn gấp 5 lần. Chất xơ có tác dụng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất béo, ngăn chặn tình trạng tích tụ của các mô mỡ.
Sự kết hợp của chất xơ, chất dinh dưỡng và nước trong đậu đũa là cơ sở để sau khi ăn một phần đậu, sẽ có cảm giác no. Điều này có thể làm giảm ham muốn ăn vặt hoặc ăn quá mức. Từ đó làm giảm lượng calo nạp vào cơ thể, tốt cho quá trình giảm mỡ thừa, giảm cân.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ăn đậu đũa không đúng cách sẽ không có lợi cho cơ thể. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì nên mua đậu ở nơi an toàn và rửa kỹ đậu qua nhiều lần, ngâm với nước muối để loại bỏ bớt các chất độc hại.
Dù là bổ sung vào chế độ ăn giảm cân nhưng cũng chỉ nên ăn đậu đũa với lượng vừa phải, mỗi tuần 2 - 4 lần.
Tránh ăn đậu đũa sống vi trong đậu đũa sống chứa nhiều lectin - một chất có thể gây ra nôn ói, tiêu chảy, đau bụng. Do đó, phải nấu chín đậu trước khi ăn, kể cả với món salad đậu đũa thì cũng cần luộc trước khi chế biến.
Nếu như đang mắc bệnh gút thì không nên bổ sung đậu đũa vào chế độ ăn vì các loại đậu, trong đó có đậu đũa đều kỵ với bệnh gút do có hàm lượng purin khá cao.