Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương kiến nghị Chính phủ đặt yêu cầu cao với siêu Ủy ban

Đức Thành |

Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) thoái vốn hoặc CPH chậm chạp là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nhà nước. Không những thế, DNNN có tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng giữa doanh thu và tài sản, để tạo ra 1 đồng giá trị gia tăng, DNNN đang phải sử dụng nhiều vốn hơn DN FDI và DNTN trong nước.

DNNN vẫn đóng vai trò then chốt

Đó là một trong những nhận định trong báo cáo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) về thực trạng tái cơ cấu DNNN thời gian qua. Theo đó, CIEM nhận định DNNN nắm giữ 100% cổ phần vốn điều lệ đang giảm mạnh về số lượng nhưng quy mô vẫn còn rất lớn, giá tài sản DN và vốn chủ sở hữu ngày càng tăng. Theo báo cáo số 441/BC-CP ngày 16.10.2017: Có 583 DN, tổng tài sản là 3.053 nghìn tỉ đồng, vốn chủ sở hữu 1.398 nghìn tỉ đồng, tổng phát sinh nộp ngân sách nhà nước 251 tỉ đồng.

Trong đó, riêng 7 tập đoàn kinh tế đã nắm giữ 66% tài sản, 66,7% vốn chủ sở hữu nhà nước, tạo ra 61,7% doanh thu, 56,5% lợi nhuận trước thuế… Báo cáo nhận định tuy tỉ trọng trong hệ thống doanh nghiệp giảm song DNNN vẫn có vai trò đặc biệt quan trọng trong các ngành, lĩnh vực nền tảng của kinh tế cần thiết cho sự phát triển của xã hội. Trong đó, DNNN đóng góp 28% tăng trưởng kinh tế, 24,82% tổng cân đối thu ngân sách nhà nước năm 2016. Đặc biệt trong hệ thống DN Việt Nam, các DNNN như Viettel, PVN là những DN tạo nguồn thu ngân sách nhà nước lớn nhất. Viettel là hình mẫu điển hình của khu vực DNNN về áp dụng quản trị hiện đại phù hợp với thực tiễn Việt Nam, có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế - báo cáo của CIEM đánh giá.

Trong giai đoạn tiếp theo, CIEM vẫn đánh giá cao vai trò của khối DNNN bởi giá trị tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu nhà nước, chất lượng lao động và nhân lực quản lý và nhiều nguồn lực quan trọng khác của DNNN vẫn còn rất lớn, thậm chí sẽ tiếp tục gia tăng về giá trị như thực tế đã chỉ ra trong thời gian qua. Ngoài ra, DNNN nắm giữ nhiều tài sản và nguồn lực đặc biệt quan trọng cho phát triển kinh tế như hệ thống cơ sở hạ tầng, kho bãi, mạng truyền tải điện, mạng viễn thông, hệ thống cung cấp xăng dầu, mạng lưới cung cấp các cơ sở tài chính, tín dụng… Bởi vậy, trong ít nhất 5 - 10 năm tới, DNNN không chỉ đóng vai trò góp phần phát triển kinh tế và cung cấp sản phẩm nền tảng, thiết yếu mà còn đủ khả năng và cần phải được xác định là động lực trực tiếp của tăng trưởng kinh tế.

Vai trò chủ đạo là Ủy bản Quản lý vốn nhà nước

Báo cáo của CIEM cũng chỉ ra rằng, xét trong quan hệ giữa DN 100% vốn nhà nước và tiềm năng tăng trưởng kinh tế, với quy mô tài sản hiện tại là 3,05 triệu tỉ đồng, nếu tăng hiệu quả sử dụng tài sản thêm 1% thôi thì sẽ giúp cho GDP của nền kinh tế có khả năng tăng thêm 0,8% đến 0,9%

Từ các kết quả nghiên cứu đó, CIEM cho rằng, có 4 vấn đề lớn đang tồn tại, gây hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016 - 2020: Thứ nhất, chưa đạt được mục tiêu nâng cao một bước quan trọng hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh. Thứ hai là, tới 2020 khó hoàn thành mục tiêu xử lý dứt điểm các dự án của DNNN kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu nguồn lực và cơ chế thực hiện. Thứ ba là chất lượng CPH, thoái vốn nhà nước chưa đạt yêu cầu. Thứ tư là công tác quản lý giám sát chưa đáp ứng yêu cầu.

CIEM cũng kiến nghị để tháo gỡ những vấn đề trên, Chính phủ cần đặt ra các yêu cầu cao và cụ thể để Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN và các cơ quan đại diện chủ sở hữu nỗ lực thực hiện, trong đó cơ bản là chỉ tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước. Căn cứ yêu cầu của Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN giao mục tiêu, nhiệm vụ cho 19 DN do mình làm đại diện chủ sở hữu thực hiện việc nâng cao hiệu quả kinh doanh…

Đức Thành
TIN LIÊN QUAN

Vi phạm tại dự án khu đô thị mới Hạ Đình khắc phục đến đâu?

Nhóm Phóng viên |

Như Lao Động đã thông tin, chủ đầu tư dự án khu đô thị mới Hạ Đình để xảy ra việc làm mất bản vẽ cơ sở, chậm thực hiện nhà ở xã hội, nhà trẻ, khu khám bệnh.

Huấn luyện viên Nam Định: Chúng tôi cần cải thiện tấn công

Thanh Vũ |

Huấn luyện viên Vũ Hồng Việt cho rằng Thép Xanh Nam Định cần phải cải thiện khâu tấn công.

Giờ thứ 9: Chia ly để hạnh phúc - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Người đàn ông đã có vợ nhưng lại có tình cảm với một cô gái trẻ. Họ yêu nhau trong bóng tối và rắc rối xảy đến khi cô gái bỗng nhiên có bầu.

Tiễn biệt PGS Đặng Bích Hà về với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vương Trần |

Hạnh phúc lớn nhất cuộc đời của PGS Đặng Bích Hà là gắn bó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, làm hậu phương vững chắc, để Đại tướng chuyên tâm việc nước, việc quân.

Nhánh hầm chui ở cửa ngõ phía Nam TPHCM trước ngày thông xe

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TPHCM - Nhánh hầm chui HC2 (hướng từ Quận 7 đi huyện Bình Chánh) thuộc nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ sẽ thông xe vào ngày 30.9.

Chi tiết Kết luận thanh tra kỳ thi lớp 10 THPT ở Thái Bình

NHÓM PV |

Thái Bình - Kết luận thanh tra của Thanh tra tỉnh lý giải vì sao ông Nguyễn Viết Hiển - Giám đốc Sở GDĐT bị kỷ luật cách chức.

Đông Triều là thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Ngày 28.9, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập các phường và thành phố Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Cốm Hà Nội vào mùa, khách săn lùng từ xưởng ra phố

Việt Anh - Hoàng Xuyến |

Đã từ lâu, cốm như trở thành nét đặc trưng của mùa thu Hà Nội. Chính vì vậy, cứ mỗi độ thu về, người dân Thủ đô lại săn lùng, tìm mua cốm để thưởng thức.