Độc đáo nghi lễ rước rể của người Ê Đê

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Khi đến độ tuổi lập gia đình, những cô gái Ê Đê sẽ là người chủ động lo mọi chi phí để cưới hỏi thì mới được làm lễ rước rể về nhà.

Cô gái Ê Đê đi cưới chồng

Nghi thức rước rể là nét văn hóa truyền thống thể hiện chế độ mẫu hệ trong hôn nhân của dân tộc Ê Đê trên ở tỉnh Đắk Lắk.

"Dân tộc Ê Đê theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ làm chủ gia đình. Trong hôn nhân người con gái phải đi cưới chồng, con cái sinh ra phải mang họ của người mẹ" - Già Y Thăm Kbuôr, ở thành phố Buôn Ma Thuột chia sẻ.

Lễ cưới của người Ê Đê trải qua 4 bước: Lễ hỏi chồng (Nao hul), lễ thỏa thuận (Knăm), lễ rước rể (Tuhan) và lễ lại mặt (Siê Knăm).

Quang cảnh buổi lễ tổ chức rước rể. Ảnh: Ngọc Anh
Quang cảnh buổi lễ tổ chức rước rể. Ảnh: Ngọc Anh

Khi muốn lấy người con trai ưng ý về làm chồng, cô gái Ê Đê phải nhờ ông mai. Người mai mối thường là em trai của mẹ hoặc người lớn tuổi trong dòng họ nhà gái có uy tín, khỏe mạnh, am hiểu luật tục, ăn nói lưu loát...

Lúc này, nghi lễ chuẩn bị là một ché rượu cần và một chiếc vòng đồng để ông mai mang đến nhà trai làm lễ hỏi chồng. Sau đó, đại diện hai bên gia đình gặp mặt, nói chuyện, chàng trai nhận lời ngỏ của nhà gái sẽ nhận chiếc vòng đồng làm vật đính hôn.

Tiếp đến, nhà gái sẽ dẫn cháu gái của mình đến nhà trai thỏa thuận về tục gửi dâu ở nhà trai. Thời gian này, nhà trai sẽ thử thách lòng chung thủy, nết na, chịu thương, chịu khó của người con gái trong khoảng thời gian từ 2 - 3 năm. Việc này sẽ tùy theo sự thỏa thuận, thống nhất của hai bên.

Tại lễ gửi dâu phía nhà trai có quyền yêu cầu các lễ vật, buộc nhà gái phải đáp ứng đủ theo yêu cầu. Việc này nhằm tỏ lòng biết ơn đối với công sức nuôi dưỡng, chăm sóc của ba mẹ chàng trai đối với người chồng tương lai của cô gái Ê Đê.

Một nghi thức trong lễ rước rể của người Ê Đê ở Đắk Lắk. Ảnh: Ngọc Anh
Một nghi thức trong lễ rước rể của người Ê Đê ở Đắk Lắk. Ảnh: Ngọc Anh

Sau thời gian gửi dâu, nếu nhà trai chấp thuận cô gái thì sẽ đồng ý cho nhà gái tiến hành lễ rước rể. Nếu người con trai đổi ý, không muốn lấy cô gái thì phía nhà trai sẽ mời nhà gái đến nói lời từ chối.

Tiễn con trai về nhà vợ

Trong ngày rước rể, nhà trai sẽ chuẩn bị một ché rượu và một con heo để tiễn con trai về nhà vợ. Về phía nhà gái, để rước chàng rể về thì họ phải mang các lễ vật mà gia đình nhà trai đã yêu cầu trong lễ gửi dâu.

Trong đó, qua trọng nhất là chiếc vòng đồng được xem như là lời cam kết thủy chung của chàng trai đối với cô gái. Trong ngày cưới, cô dâu, chú rể mặc trang phục truyền thống để thể hiện sự trang nghiêm trong ngày lễ trọng đại của cuộc đời.

Trên đường rước rể về nhà, đoàn rước rể bị các nhóm thanh niên trêu chọc, chặn lại và chú rể phải trao cho họ vòng đồng. Theo quan niệm, trên đường rước rể về gặp nhiều thử thách, cản trở thì cuộc hôn nhân bền chặt, hạnh phúc, làm ăn giàu sang, sinh đẻ được nhiều con cái.

Nghi lễ uống rượu cần trong buổi lễ rước rể. Ảnh: Ngọc Anh
Nghi lễ uống rượu cần trong buổi lễ rước rể. Ảnh: Ngọc Anh

Rước rể về đến nhà, già làng sẽ thay mặt hai họ giới thiệu ông cậu, bố, mẹ, các chị em nhà trai, nhà gái và họ hàng hai bên. Ngoài ra, nhà gái cũng sẽ nhắc lại các khoản thách cưới, món nào đã đưa đủ, món nào còn thiếu thì nhà gái sẽ trả đầy đủ.

Đặc biệt nhất là việc đôi bạn trẻ sẽ trao vòng đồng cho nhau và từ đây chính thức gọi nhau là vợ chồng. Điều này nhắc nhở vợ chồng phải sống thủy chung. Nếu ai trả lại vòng, thay lòng đổi dạ hay làm điều gì sai trái sẽ phải bồi thường lại đầy đủ sính lễ.

Sau khi các nghi thức lễ cưới thực hiện xong, dàn chiêng nổi lên, cô dâu, chú rể cầm cần rượu cho nhau, cùng nhau ăn chung một miếng cơm, một miếng gan heo để cùng nhau chia ngọt sẻ bùi. Về phía gia đình họ hàng, bạn bè trao các món quà cưới cho cô dâu và chú rể.

Theo bà H’Yam Bkrông ở buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, “Người Ê Đê quan niệm, nếu đôi vợ chồng trẻ cùng nhau thức đến 4-5 giờ hôm sau thì cuộc hôn nhân của họ sẽ kéo dài đến già. Còn nếu đi ngủ trước 12 giờ đêm thì cuộc sống hôn nhân sẽ ngắn hơn so với mong muốn”.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Ý nghĩa chiếc vòng đồng trong những dịp đặc biệt của người Ê Đê

BẢO TRUNG |

Với một số đồng bào dân tộc tại Tây Nguyên nói chung và địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng, họ rất thích đeo những trang sức như vòng cổ, vòng tay,… làm bằng đồng, bạc hay kim loại. Trong đó, với người Ê Đê, chiếc vòng đồng thường được họ sử dụng nhiều hơn và mang những ý nghĩa hết sức đặc biệt khi đặt trong một số bối cảnh nhất định.

Đội chiêng nữ đặc biệt của đồng bào Ê Đê ở Tây Nguyên

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Với cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống tại Tây Nguyên, đặc biệt là với người Ê Đê thì cồng chiêng không đơn thuần chỉ là một loại nhạc cụ mà mà là báu vật tinh thần, gắn bó mật thiết với họ trong suốt quá trình từ khi sinh ra, lớn lên và mất đi. Tuy cuộc sống hiện đại có nhiều loại âm nhạc thay thế nhưng với đồng bào nơi đây, không âm thanh nào có thể thay thế được nhịp cồng chiêng.

Giá trị của quả bầu trong văn hóa, sinh hoạt hằng ngày của người Ê Đê

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Quả bầu đã và đang đóng vai trò quan trọng trong đời sống, văn hóa và tín ngưỡng của người Ê đê tại tỉnh Đắk Lắk

Người phụ nữ Ê Đê làm sống lại nghề dệt thổ cẩm của dân tộc

Phan Tuấn |

Chị H’Ler Êban, ở thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) không chỉ giúp cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Ê Đê sống lại mà còn đưa sản phẩm văn hóa truyền thống của dân tộc đến tay người tiêu dùng khắp bốn phương.

Cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục nhận hối lộ gần 25 tỉ

Việt Dũng |

Ông Nguyễn Đức Thái - cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên, cựu Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục, bị đề nghị truy tố với cáo buộc nhận hối lộ gần 25 tỉ đồng.

Thêm 1 nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu được tìm thấy

Tô Công |

Phú Thọ - Thi thể được phát hiện trên sông Hồng sáng ngày 23.9 đã được xác định là 1 trong số các nạn nhân mất tích vụ sập cầu Phong Châu

Thấp thỏm sống trong chung cư "chống nạng" chờ sập ở Hà Nội

Linh Trang - Cao Thơm |

Sau bão số 3, những vết đứt gãy xuất hiện khắp nơi khiến nhiều hộ dân ở chung cư cũ A7 Tân Mai (Hà Nội) thấp thỏm lo sợ dãy nhà có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

Bé trai 2 tuổi ở TPHCM tử vong sau bữa ăn trưa tại trường

Chân Phúc |

TPHCM - Bé trai 2 tuổi có biểu hiện bất thường khi đang ăn trưa, được giáo viên đưa tới bệnh viện cấp cứu nhưng tử vong sau đó.

Ý nghĩa chiếc vòng đồng trong những dịp đặc biệt của người Ê Đê

BẢO TRUNG |

Với một số đồng bào dân tộc tại Tây Nguyên nói chung và địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng, họ rất thích đeo những trang sức như vòng cổ, vòng tay,… làm bằng đồng, bạc hay kim loại. Trong đó, với người Ê Đê, chiếc vòng đồng thường được họ sử dụng nhiều hơn và mang những ý nghĩa hết sức đặc biệt khi đặt trong một số bối cảnh nhất định.

Đội chiêng nữ đặc biệt của đồng bào Ê Đê ở Tây Nguyên

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Với cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống tại Tây Nguyên, đặc biệt là với người Ê Đê thì cồng chiêng không đơn thuần chỉ là một loại nhạc cụ mà mà là báu vật tinh thần, gắn bó mật thiết với họ trong suốt quá trình từ khi sinh ra, lớn lên và mất đi. Tuy cuộc sống hiện đại có nhiều loại âm nhạc thay thế nhưng với đồng bào nơi đây, không âm thanh nào có thể thay thế được nhịp cồng chiêng.

Giá trị của quả bầu trong văn hóa, sinh hoạt hằng ngày của người Ê Đê

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Quả bầu đã và đang đóng vai trò quan trọng trong đời sống, văn hóa và tín ngưỡng của người Ê đê tại tỉnh Đắk Lắk

Người phụ nữ Ê Đê làm sống lại nghề dệt thổ cẩm của dân tộc

Phan Tuấn |

Chị H’Ler Êban, ở thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) không chỉ giúp cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Ê Đê sống lại mà còn đưa sản phẩm văn hóa truyền thống của dân tộc đến tay người tiêu dùng khắp bốn phương.