Đề xuất quy định mức trần học phí trước hiện tượng tăng “phi mã” sau tự chủ

HUYÊN NGUYỄN |

Bộ GDĐT nhấn mạnh tự chủ không có nghĩa là muốn thu học phí mức cao bao nhiêu thì thu. Bộ sẽ đề xuất cần đưa quy định cụ thể khung và trần học phí phù hợp với các chuẩn kiểm định và chất lượng đầu ra.

Ngày 11.6, Bộ GDĐT đã lên tiếng về các vấn đề liên quan tới học phí, đặc biệt là học phí khi tự chủ. Theo đó, quy định về chính sách học phí các cấp học căn cứ theo theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP, Nghị định số 127/2018/NĐ-CP và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (GDĐH) 2018.

Theo Bộ GDĐT, các cơ sở GDĐH được tự chủ xác định mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kĩ thuật và lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo theo các hướng dẫn đã ban hành. Các mức này phù hợp với chất lượng đào tạo.

Đặc biệt, các đơn vị phải có trách nhiệm công khai, minh bạch và cam kết chất lượng; giải trình với xã hội và các cơ quan quản lí nhà nước về việc xây dựng mức học phí tương xứng với chất lượng đầu ra cam kết và lộ trình tăng học phí phù hợp với chất lượng được kiểm định chương trình đào tạo.

Đáng chú ý, cơ sở đào tạo khi xây dựng mức thu học phí cần phải tính đến các chính sách an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ cho người nghèo, đối tượng chính sách. Việc này thông qua các hình thức như: Quỹ hỗ trợ sinh viên nghèo, sinh viên khó khăn; chỉ tiêu cho các vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, các chính sách hỗ trợ khác.

“Cơ sở đào tạo và cơ quan quản lí cần phải hiểu, tự chủ, không đồng nghĩa với “muốn làm gì thì làm”, “thu học phí mức cao bao nhiêu thì thu”, Bộ GDDT nhấn mạnh.

Đối với các cơ sở GDĐH công lập, cơ quan chủ quản (Bộ ngành/địa phương) trực tiếp có trách nhiệm thẩm định, quyết định/phê duyệt/thống nhất phương án phân loại mức độ tự chủ về tài chính.

Bộ GDĐT cho biết tới đây sẽ đề xuất cần đưa quy định cụ thể khung và trần học phí phù hợp với các chuẩn kiểm định và chất lượng đầu ra của các cơ sở đào tạo vào dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, để trình Chính phủ xem xét, ban hành.

TS Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cũng bày tỏ rằng: “Nếu được tự chủ, người học sẽ phải đóng phần lớn trong chi phí đào tạo nhưng vẫn phải trên nguyên tắc đảm bảo sự công bằng xã hội.

Học phí trường công lập phải phù hợp, ở mức độ vừa phải và với thu nhập của người dân chứ không được lấy học phí cao chót vót. Các trường cần lưu ý không thể lẫn lộn, không thể đánh đồng giữa học phí và chi phí đào tạo”.

Còn Chủ tịch HĐQT Đại học FPT Lê Trường Tùng thì khẳng định các trường được tự chủ sẽ phải tăng học phí. Tuy nhiên, việc này phải đi kèm với chính sách học bổng, tín dụng như thế nào để người giỏi thì được học bổng và người nghèo có khả năng vay và chi trả để đi học. Trường công lập tăng học phí nhưng vẫn phải đảm bảo được quyền và khả năng tiếp cận GDĐT của đa số tầng lớp có nhu cầu học đại học hiện nay.

Cùng ngày, Bộ GDĐT đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế kiểm tra, xác minh thông tin về mức thu học phí tăng cao của Trường Đại học Y Dược TPHCM, phối hợp với Bộ GDĐT để trả lời công khai cho người học và toàn xã hội.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Bộ GDĐT đề nghị Bộ Y tế xác minh vụ học phí Trường ĐH Y Dược TPHCM tăng cao

HUYÊN NGUYỄN |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế kiểm tra, xác minh thông tin về mức thu học phí của Trường Đại học Y Dược TPHCM, phối hợp với Bộ GDĐT để trả lời công khai cho người học và toàn xã hội.

Học phí trường Y Dược phải tính đến sự hỗ trợ, thậm chí bù lỗ từ bệnh viện

HUYÊN NGUYỄN |

Theo TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học FPT ở Việt Nam học phí bao nhiêu cũng có thể đào tạo được, quan trọng là chiến lược của từng trường. Riêng với các trường đào tạo ngành Y thì phải tính đến sự hỗ trợ, thậm chí là bù lỗ của các bệnh viện.

Học phí đại học y, dược tăng, bác sĩ còn e ngại huống gì sinh viên

THUỲ TRANG |

Thông tin ĐH Y dược TPHCM tăng học phí gấp 3 đến 5 lần với hệ đào tạo đại học không chỉ khiến các bạn chuẩn bị làm tân sinh viên giật mình mà ngay cả các y bác sĩ đang có ý định học cao học tại đây cũng e ngại. Bởi, không chỉ lo xoay sở tiền sinh hoạt thì nay họ phải đắn đo thêm cả về mức học phí tiền trăm triệu mỗi năm.

Cập nhật kiến thức mới cho cán bộ Công đoàn chủ chốt

Bảo Hân |

Sáng 1.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng dành cho Công đoàn cấp tỉnh, ngành Trung ương.

Sẽ chi 865 tỉ đồng xây cầu Phong Châu mới

Xuyên Đông |

Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) sẽ được đầu tư xây mới với kinh phí dự kiến là 865 tỉ đồng.

Vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop, học sinh đã đi học trở lại

Chân Phúc |

TPHCM - Số học sinh vắng học ngày 30.9, liên quan đến vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop tại Trường Tiểu học Chương Dương đã đi học đầy đủ vào hôm nay 1.10.

Dự báo mới nhất đường đi và cường độ siêu bão số 5 Krathon

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết siêu bão số 5 Krathon ở trên vùng biển đông bắc của khu vực Bắc Biển Đông sẽ di chuyển chậm theo hướng tây tây bắc trong 24 giờ tới.

Lý do người dân không đồng tình vụ bồi thường bò sữa bị chết

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Nhiều hộ gia đình có bò sữa bị chết sau khi tiêm vaccine phòng bệnh cho rằng, mức giá bồi thường công ty đưa ra rất thấp, khó tái đầu tư lại.