Chợ lá dong lâu đời nhất Hà Nội thưa thớt khách ngày giáp Tết Nguyên đán

ANH THƯ -TÙNG Giang |

Chợ lá dong phố Trần Quý Cáp (Hà Nội) bày bán những bó lá xanh mướt và lạt gói bánh chưng đã báo hiệu Tết đang đến rất gần.

Theo các tiểu hương ở đây, chợ lá dong nằm trên phố Trần Quý Cáp tồn tại từ rất lâu. Đây vốn là địa chỉ quen thuộc cung cấp lá dong cho rất nhiều khu vực nội thành Hà Nội.

Trước đây, chợ vô cùng sôi động và nhộn nhịp với nhiều mặt hàng đu đủ, măng, sắn, khoai, lá dong, lá chuối…

 
Chợ lá dong đã tồn tại từ lâu.

Tuy nhiên, đến nay chợ chỉ còn lại những mặt hàng truyền thống như lá dong, lá chuối và lạt gói bánh. Dần dần, số bàn bán lá thưa hơn, diện tích thu hẹp gần về phía ga Hà Nội.

 
Tiểu thương cho biết, giá lá dong nhích dần lên.

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Mùi - tiểu thương chợ lá dong trên đường Trần Quý Cáp (sinh năm 1954, trú tại Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ, sạp hàng lá dong của bà đã tồn tại nhiều năm nay. Những bó lá dong sẽ được chuyển từ Phủ Lý (Hà Nam) ra Hà Nội từ sáng sớm. Cứ một bó sẽ xếp 40 tàu (lá). Vì bán lá dong chỉ đắt hàng nhất vào dịp đầu tết, từ 23 - 27 Tết, nên giá sẽ tăng theo từng ngày.

"Từ 23 đến 25, 1 bó lá dong sẽ có giá 40 nghìn đồng, nhưng theo sức nóng những ngày cận tết, ngày 26 và ngày 27 giá sẽ cao hơn lần lượt 50 đến 60 nghì đồng", bà Mùi cho biết.

 
Lá dong xanh mướt.

Cũng theo bà Mùi, trước đây lá dong bán rất đắt hàng, đặc biệt vào dịp lễ Tết. Cứ đến 23 tháng Chạp, khu chợ bắt đầu tấp nập người mua kẻ bán. Những năm trước, số lượng lá dong xuất đi từ chợ này có thể lên tới hàng chục vạn bó, tuy nhiên tình hình năm nay trái ngược hẳn.

"Không biết lý do vì sao, cứ sau mỗi năm, khách mua lại thưa thớt dần. Năm nay bán chỉ bằng 1/4 năm ngoái", bà Mùi tâm sự.

Ngoài lá dong, tiểu thương còn bán lạt gói bánh.
Ngoài lá dong, tiểu thương còn bán lạt gói bánh.

Bà Mùi cho rằng, lượng khách hàng mua lá dong trong năm nay sụt giảm vì lý do hàng hóa tăng giá theo xu hướng chung. Đặc biệt, vì thịt lợn tăng phi mã trong năm, nên nhu cầu của khách hàng chỉ làm đủ, ăn đủ, thắt chặt chi tiêu dẫn đến tình trạng chợ lá dong năm nay ảm đảm.

 

Bán hàng hơn chục năm nay, bà Đỗ Mai Loan (cửa hàng 38 Trần Qúy Cáp) cho biết: “Năm nay, gia đình nhập cả lá dong và lá chuối về bán. Lá dong được nhập chủ yếu ở trên rừng như Tuyên Quang, Hòa Bình… Chợ lá dong này càng ngày càng vắng khách hơn".

Bà Loan chia sẻ, có những năm lá dong bán "cháy hàng", khách mua tấp nập không đủ lá mà bán. Thời điểm đó 100 tàu lá bán với giá 200.000 đồng. Tuy nhiên, năm nay giá cả mềm hơn nhưng vẫn ít người mua.

 

Cuộc sống ngày càng bận rộn, nhiều gia đình thấy mua bánh tiện lợi hơn nên bỏ đi truyền thống gói bánh. Vì vậy, nhu cầu mua lá dong từ các hộ gia đình ngày càng ít đi.

Theo các tiểu thương, nhiều cơ sở sản xuất bánh chưng hoặc nhà hàng đã đặt lá từ lâu và họ sẽ lấy số lượng lớn. 

Áp Tết, chỉ còn chủ yếu các gia đình đến mua nhỏ lẻ về gói bánh chưng. Tuy nhiên, có những vị khách chỉ dừng chân mua trăm tàu lá về gói bánh chưng. Vì vậy, lượng tiêu thụ rất là chậm.

Dù khách hàng xu hướng giảm, song, chợ lá dong trên phố Trần Quý Cáp vẫn tồn tại. Khu chợ này góp phần tạo nên không khí thời điểm Tết đến Xuân về.

ANH THƯ -TÙNG Giang
TIN LIÊN QUAN

Những ngày cận tết - “mùa làm ăn” của nhiều công nhân

Tùng Giang |

Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết, nhưng nhiều công nhân lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn TP.Hà Nội vẫn tích cực tăng ca để kiếm thêm thu nhập với mong muốn có một cái Tết sung túc, đủ đầy cho gia đình. Với họ, đây chính là thời điểm vào “mùa làm ăn”.

Thưởng thức Tết xưa theo cách của người hiện đại

Lê La |

Mùa xuân - mùa đẹp nhất trong năm, là thời khắc vạn vật giao hòa, cảnh sắc sáng bừng sức sống. Tết đối với mỗi người sẽ là những mảng màu đặc trưng khác biệt: đó có thể là những góc ký ức xưa cũ với với cây nêu, tràng pháo; là phố phường đèn hoa rực rỡ, rộn ràng sắc xuân; hay là niềm vui hân hoan của sự sum tụ, của tình thân và ấm áp gia đình.

Người dân làng lá dong lớn nhất Hà Nội tất bật thu hoạch

Minh Hà |

Cận tết Canh Tý 2020, người dân Thôn Tràng Cát (xã Thanh An, huyện Thanh Oai, Hà Nội) lại tất bật thu hoạch lá dong để phục vụ người dân cả nước. Nhiều gia đình huy động toàn bộ nhân lực từ người già, trẻ nhỏ đến lao động chính.

Tái diễn nạn lang thang ở Cần Thơ, giải pháp nào để tháo gỡ?

Phong Linh - Ngân Tâm |

Trung tâm Bảo trợ xã hội TP Cần Thơ đề xuất giải pháp giúp giảm tình trạng nạn lang thang, ăn xin ở thành phố.

Nhiều tài sản công ở Quảng Ngãi bị bỏ hoang

VIÊN NGUYỄN |

Nhiều tài sản công tại Quảng Ngãi bị bỏ hoang hơn 6 năm, gây lãng phí rất lớn.

Israel tấn công trường học Dải Gaza, 22 người thiệt mạng

Bùi Đức |

22 người thiệt mạng cùng nhiều người khác bị thương sau cuộc không kích của Israel vào một trường học ở Dải Gaza.

Người dân đi bỏ phiếu sáp nhập địa giới hành chính ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Ngày 22.9, tại huyện Thạch Hà và huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), chính quyền tổ chức lấy ý kiến người dân thông qua việc đi bỏ phiếu để sáp nhập địa giới hành chính.

Quảng Nam dựng lại nhà mới cho người dân vùng sạt lở núi

Hoàng Bin - Phú Thiện |

Hàng chục hộ Xơ Đăng tại huyện vùng cao Nam Trà My, Quảng Nam đã phải bỏ làng, sơ tán khẩn cấp do mưa lớn gây sạt lở.

Những ngày cận tết - “mùa làm ăn” của nhiều công nhân

Tùng Giang |

Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết, nhưng nhiều công nhân lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn TP.Hà Nội vẫn tích cực tăng ca để kiếm thêm thu nhập với mong muốn có một cái Tết sung túc, đủ đầy cho gia đình. Với họ, đây chính là thời điểm vào “mùa làm ăn”.

Thưởng thức Tết xưa theo cách của người hiện đại

Lê La |

Mùa xuân - mùa đẹp nhất trong năm, là thời khắc vạn vật giao hòa, cảnh sắc sáng bừng sức sống. Tết đối với mỗi người sẽ là những mảng màu đặc trưng khác biệt: đó có thể là những góc ký ức xưa cũ với với cây nêu, tràng pháo; là phố phường đèn hoa rực rỡ, rộn ràng sắc xuân; hay là niềm vui hân hoan của sự sum tụ, của tình thân và ấm áp gia đình.

Người dân làng lá dong lớn nhất Hà Nội tất bật thu hoạch

Minh Hà |

Cận tết Canh Tý 2020, người dân Thôn Tràng Cát (xã Thanh An, huyện Thanh Oai, Hà Nội) lại tất bật thu hoạch lá dong để phục vụ người dân cả nước. Nhiều gia đình huy động toàn bộ nhân lực từ người già, trẻ nhỏ đến lao động chính.