Nhiều cơ hội cho công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Phương Phương |

Công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam có nhiều triển vọng phát triển vì có thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động trong nước. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp trong nước hiện mới chỉ tham gia ở khâu thấp nhất của chuỗi giá trị là lắp ráp linh kiện nhập khẩu, phụ thuộc vào các tập đoàn đa quốc gia.

Với những chuyển dịch gần đây trong chuỗi giá trị toàn cầu, triển vọng tăng trưởng của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam rất hứa hẹn nếu Việt Nam có những chính sách và định hướng nhất quán, kịp thời và đúng đắn.

Tiềm năng lớn

Theo Cục Công nghiệp Việt Nam thuộc Bộ Công Thương, chi phí lao động của Việt Nam đang tăng đến mức không còn được coi là lợi thế cạnh tranh. Theo đó, nếu ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước không thể phát triển sản phẩm chất lượng và giảm giá thành, các tập đoàn đa quốc gia sẽ chuyển sản xuất sang nước khác khi các ưu đãi của chính phủ hết hiệu lực. Vì vậy, nếu Việt Nam không sớm thành lập được các doanh nghiệp tầm cỡ khu vực và quốc tế để dẫn dắt và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ thì sẽ mất cơ hội đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Việt Nam là nước ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), tạo thuận lợi cho các ngành công nghiệp phát triển, nhất là điện tử, cơ khí, dệt may, da giày. Cùng với môi trường chính trị ổn định, nguồn lao động dồi dào, lành nghề, đây là cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tăng trưởng tốt hơn.

Tối đa hóa lợi thế cạnh tranh

Theo Cục Công nghiệp, điều kiện tiên quyết để phát triển công nghiệp hỗ trợ là sự phát triển của ngành chế biến, chế tạo trong nước, mở ra cơ hội thị trường cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung cấp và tham gia vào chuỗi cung ứng của nhà sản xuất, lắp ráp sản phẩm cuối cùng. Mặt khác, Việt Nam cần mở rộng thị trường nước ngoài, tiếp nhận kiến thức kỹ thuật và kỹ năng sản xuất từ nước ngoài để nâng cao năng lực sản xuất.

Các chuyên gia cũng nhìn nhận, tái cơ cấu nền kinh tế, lựa chọn mô hình tăng trưởng mới, tái cơ cấu ngành công nghiệp và các vấn đề khác đang trở nên cấp thiết nhằm phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh của Việt Nam để phát triển ổn định và bền vững. Tuy nhiên, phát triển công nghiệp đòi hỏi một quá trình tích lũy kỹ năng quản lý và sản xuất lâu dài, khó có bước nhảy vọt nếu không có sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhà nước.

Lực lượng chính trong sản xuất công nghiệp của Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 98%. Với xuất phát điểm thấp như vậy, họ cần có nhiều chính sách khuyến khích hơn để nâng cao trình độ sản xuất và khả năng cạnh tranh. Trên cơ sở đó, Nhà nước cần hướng các nguồn lực xã hội vào lĩnh vực sản xuất, đồng thời có chính sách dài hạn, dành nguồn lực lớn để hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, chế tạo, tiếp cận với khu vực và quốc tế.

Để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, đến năm 2030, Việt Nam cần định hướng lựa chọn và khuyến khích các dự án FDI trong các ngành công nghiệp ưu tiên sử dụng nguyên liệu, linh kiện trong nước, cam kết chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ.

Phương Phương
TIN LIÊN QUAN

Nguồn lao động - sức bật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội

Hoàng Long |

Hàng ngàn doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp hỗ trợ (CNHT), chế biến chế tạo tại Việt Nam cùng các Công ty thành viên Hiệp hội doanh nghiệp ngành CNHT Hà Nội (HANSIBA) đang cần được hỗ trợ, thúc đẩy mạnh mẽ vươn lên chiếm lĩnh thị phần lên tới hàng tỉ USD hiện vẫn đang bỏ ngỏ.

VIMEXPRO 2022: Kết nối để phát triển trong công nghiệp hỗ trợ

Lâm Hà |

Triển lãm quốc tế lần thứ ba về công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến chế tạo tại Việt Nam - VIMEXPRO 2022 diễn ra tại Hà Nội từ 16.11 đến 18.11 được cho là sự kiện triển lãm quan trọng nhằm nâng cao hình ảnh và tăng cường kết nối các doanh nghiệp, mở rộng và đa dạng hóa thị trường, góp phần thúc đẩy quá trình Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng với các doanh nghiệp đầu chuỗi.

Kon Tum kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy công nghiệp

H.A |

Xác định công nghiệp hỗ trợ là một trong những lĩnh vực quan trọng, tạo động lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển, những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch nhằm kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.

Cập nhật kiến thức mới cho cán bộ Công đoàn chủ chốt

Bảo Hân |

Sáng 1.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng dành cho Công đoàn cấp tỉnh, ngành Trung ương.

Sẽ chi 865 tỉ đồng xây cầu Phong Châu mới

Xuyên Đông |

Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) sẽ được đầu tư xây mới với kinh phí dự kiến là 865 tỉ đồng.

Vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop, học sinh đã đi học trở lại

Chân Phúc |

TPHCM - Số học sinh vắng học ngày 30.9, liên quan đến vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop tại Trường Tiểu học Chương Dương đã đi học đầy đủ vào hôm nay 1.10.

Dự báo mới nhất đường đi và cường độ siêu bão số 5 Krathon

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết siêu bão số 5 Krathon ở trên vùng biển đông bắc của khu vực Bắc Biển Đông sẽ di chuyển chậm theo hướng tây tây bắc trong 24 giờ tới.

Lý do người dân không đồng tình vụ bồi thường bò sữa bị chết

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Nhiều hộ gia đình có bò sữa bị chết sau khi tiêm vaccine phòng bệnh cho rằng, mức giá bồi thường công ty đưa ra rất thấp, khó tái đầu tư lại.

Nguồn lao động - sức bật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội

Hoàng Long |

Hàng ngàn doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp hỗ trợ (CNHT), chế biến chế tạo tại Việt Nam cùng các Công ty thành viên Hiệp hội doanh nghiệp ngành CNHT Hà Nội (HANSIBA) đang cần được hỗ trợ, thúc đẩy mạnh mẽ vươn lên chiếm lĩnh thị phần lên tới hàng tỉ USD hiện vẫn đang bỏ ngỏ.

VIMEXPRO 2022: Kết nối để phát triển trong công nghiệp hỗ trợ

Lâm Hà |

Triển lãm quốc tế lần thứ ba về công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến chế tạo tại Việt Nam - VIMEXPRO 2022 diễn ra tại Hà Nội từ 16.11 đến 18.11 được cho là sự kiện triển lãm quan trọng nhằm nâng cao hình ảnh và tăng cường kết nối các doanh nghiệp, mở rộng và đa dạng hóa thị trường, góp phần thúc đẩy quá trình Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng với các doanh nghiệp đầu chuỗi.

Kon Tum kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy công nghiệp

H.A |

Xác định công nghiệp hỗ trợ là một trong những lĩnh vực quan trọng, tạo động lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển, những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch nhằm kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.