Phó Thủ tướng: Nếu khó quá thì thuê tôi làm cho

Theo Hương Quỳnh (Vietnamnet) |

“Nếu khó quá thì thuê Phó Thủ tướng xuống, tôi làm cho. Tôi cũng biết chút chút về kế toán”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói vui trước câu trả lời của đại diện Tổng cục Hải quan.

Hội nghị giám sát các giải pháp cải cách kiểm tra chuyên ngành, giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu được UB TƯ MTTQ Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức sáng nay.

Tại hội nghị, đại diện một số công ty đề cập đến công văn 858 của Tổng cục Hải quan có hiệu lực từ tháng 3/2019 báo cáo quyết toán cho vật tư tiêu hao và công cụ, dụng cụ, nhưng lại gây khó khăn, vướng mắc khi mỗi DN có cách hiểu khác nhau vì không có định nghĩa rõ ràng.

Điều này dẫn đến nhiều khi quan điểm giữa DN với cơ quan hải quan không khớp.

Cục trưởng Cục Giám sát quản lý của Tổng cục Hải quan Âu Anh Tuấn cho biết sẽ ghi nhận ý kiến DN và có hướng dẫn cụ thể.

Nghe trả lời của ông Tuấn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu phải nói khi nào giải quyết triệt để, không nói chung được.

Phó Thủ tướng yêu cầu sẽ cho hạn hết tháng 5, nếu chưa giải quyết được thì gửi thẳng văn bản lên Thủ tướng.

Ông cũng lưu ý không để chuyện rất nhỏ này gây ra vướng mắc cho DN, vì nhỏ với cơ quan quản lý nhưng lại là vấn đề lớn của DN.

Theo đó, nguyên vật liệu thì phải xây dựng định mức, cái này có quy định rõ và rất đơn giản về mặt kế toán, tài chính. Vì thế, không nên để người ta hiểu sai hoặc người hiểu thế này, người hiểu thế khác.

“Nếu khó quá thì thuê Phó Thủ tướng xuống, tôi làm cho. Tôi cũng biết chút về kế toán”, Phó Thủ tướng nói vui và đề nghị giải quyết ngay vướng mắc cho DN, có quy định hướng dẫn thống nhất trong toàn quốc.

Tránh tình trạng ‘cái cần cắt không cắt, cái không cần cắt lại cắt’

Khẳng định những kết quả đã đạt được của cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành, song theo Phó Thủ tướng, công tác triển khai cơ chế một cửa quốc gia vẫn chưa thực sự đi vào thực chất và có chiều sâu, việc triển khai trên thực tế còn có khoảng cách so với quy định, mức độ hài lòng của DN chưa cao.

Ông nhắc tình trạng một mặt hàng phải chịu sự kiểm tra của nhiều bộ khác nhau hoặc nhiều cơ quan trong cùng một bộ.

“Rồi có tình trạng bộ, ngành ban hành danh mục kiểm tra nhưng không có tiêu chuẩn, quy chuẩn, tức là anh muốn kiểm tra gì, kiểm tra thế nào cũng được. Năm nay phải chấm dứt, không ban hành được tiêu chuẩn, quy chuẩn thì dứt khoát không được kiểm tra gì hết”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Ông cũng gợi ý trong việc kiểm tra, nhà nước chỉ nắm những khâu then chốt bắt buộc phải làm, còn lại có thể xã hội hóa để tư nhân làm, đầu tư các trang thiết bị hiện đại, lại mang tính độc lập nên kiểm tra sẽ khách quan hơn.

Phó Thủ tướng nói: “Tới đây phải giám sát thêm việc này, vì đã có chủ trương từ lâu nhưng các bộ vẫn chưa bỏ được chức năng ‘vừa đá bóng vừa thổi còi’, vừa ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn vừa đi kiểm tra giám sát”.

Ông đề nghị chấn chỉnh thái độ nhũng nhiễu, phiền hà, sách nhiễu của các bộ, cộng với những chi phí không chính thức tuy đã giảm nhưng vẫn còn rất cao.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ lưu ý thêm cần phải rà soát lại việc cắt giảm, tránh tình trạng “cái cần cắt không cắt, cái không cần cắt lại cắt”.

Theo ông, không phải cắt được nhiều là tốt, mà có những cái cần phải giữ để bảo vệ công tác quản lý nhà nước. Không thể “mở toang” cửa quốc gia để ai muốn vào thì vào theo cách tùy tiện.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: "Quan điểm của Chính phủ là vừa tạo thuận lợi thương mại đến nơi đến chốn, cắt giảm triệt để vòi vĩnh, sách nhiễu nhưng chống gian lận thương mại cũng phải quan tâm. Phải tăng cường giám sát, nếu có sơ hở thì bộ trưởng, người đứng đầu bộ, ngành đó phải chịu trách nhiệm”.

Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, tình trạng loạt hàng hoá cùng phải chịu nhiều quy trình quản lý chuyên ngành đã giảm rõ rệt.

Tuy nhiên, tốc độ cải cách chưa đáp ứng được kỳ vọng của DN, vẫn còn khoảng cách khá xa so với công nghệ tốt nhất trong ASEAN và thế giới.

Ông cho hay, theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới thì thủ tục, thời gian, chi phí của kiểm tra chuyên ngành nước ta vẫn gấp 2-3 lần so với các nền kinh tế hàng đầu ASEAN.


Theo Hương Quỳnh (Vietnamnet)
TIN LIÊN QUAN

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Thách thức cho xuất khẩu Việt Nam

Lan Hương (ghi) |

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang đang là điểm nóng toàn cầu. Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV - TS Cấn Văn Lực nhận định: "Trung Quốc không xuất khẩu được hàng hóa sang Mỹ, có thể xuất sang các nước bên cạnh, đồng thời thúc đẩy tiêu dùng nội địa. Điều này tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Những điều chỉnh trên sẽ khiến nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng lên."

Ba điểm nghẽn khiến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa thể tháo gỡ

H.M (Reuteurs) |

Ba vấn đề cốt lõi khiến cuộc đàm phán về chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc hiện vẫn đang "tắc nghẽn" là gì?

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, chứng khoán toàn Châu Á “lao đao”

L.H |

Tâm điểm sự chú ý của thị trường tài chính tuần này là căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Mỹ thông báo nâng thuế với 200 tỉ USD hàng Trung Quốc từ 10% lên 25%. Thị trường chứng khoán Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng lập tức có phản ứng trước thông tin trên.

Tiễn biệt PGS Đặng Bích Hà về với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vương Trần |

Hạnh phúc lớn nhất cuộc đời của PGS Đặng Bích Hà là gắn bó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, làm hậu phương vững chắc, để Đại tướng chuyên tâm việc nước, việc quân.

Mục sở thị cảnh người Thụy Sĩ bơi sông về nhà sau giờ làm

Ninh Phương |

Thụy Sĩ - Người dân ở đất nước đắt đỏ bậc nhất châu Âu thường rủ nhau bơi sông về nhà hoặc thư giãn sau giờ làm.

Hoàn thành mở rộng đường ùn tắc triền miên ở Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Dự án nâng cấp đường Xuân Diệu, vốn đầu tư gần 400 tỉ đồng về đích sau nhiều năm ì ạch thi công.

Bão gần Philippines mạnh lên dữ dội, sóng cao 8m

Khánh Minh |

Theo dự báo bão mới nhất, bão Julian (tên quốc tế là Krathon) đã mạnh lên thành bão nhiệt đới dữ dội và không loại trừ tăng cấp thành siêu bão.

Bảo vệ trẻ em trước vấn nạn bạo hành

lệ hà |

Cần ngăn chặn và ứng phó với bạo hành, đảm bảo an toàn cho trẻ em là một khía cạnh quan trọng nhằm tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em Việt Nam.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Thách thức cho xuất khẩu Việt Nam

Lan Hương (ghi) |

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang đang là điểm nóng toàn cầu. Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV - TS Cấn Văn Lực nhận định: "Trung Quốc không xuất khẩu được hàng hóa sang Mỹ, có thể xuất sang các nước bên cạnh, đồng thời thúc đẩy tiêu dùng nội địa. Điều này tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Những điều chỉnh trên sẽ khiến nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng lên."

Ba điểm nghẽn khiến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa thể tháo gỡ

H.M (Reuteurs) |

Ba vấn đề cốt lõi khiến cuộc đàm phán về chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc hiện vẫn đang "tắc nghẽn" là gì?

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, chứng khoán toàn Châu Á “lao đao”

L.H |

Tâm điểm sự chú ý của thị trường tài chính tuần này là căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Mỹ thông báo nâng thuế với 200 tỉ USD hàng Trung Quốc từ 10% lên 25%. Thị trường chứng khoán Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng lập tức có phản ứng trước thông tin trên.