"Không tính điện thoại và linh kiện điện tử, tăng trưởng xuất khẩu chỉ đạt 15,8%"

Lan Hương |

Sáng 23.4, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị trực tuyến về giải pháp tổng thể thúc đẩy xuất khẩu. Xuất khẩu hàng hóa năm 2017 lần đầu tiên vượt mốc 200 tỉ USD.

Mặc dù đây là kết quả tích cực, tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã thẳng thắn chỉ ra khối FDI vẫn chiếm trên 70% xuất khẩu. 

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết: “Hoạt động động xuất khẩu hàng hóa năm 2017 đã đạt được những kết quả tích cực. Xuất khẩu tăng mạnh về quy mô, lần đầu tiên vượt mốc 200 tỉ USD..

Tăng trưởng xuất khẩu năm 2017 đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP, cải thiện cán cân thanh toán, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động”.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng chỉ ra những hạn chế và tồn tại trong kết quả xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2017. Cụ thể, xuất khẩu chuyển từ dựa mạnh vào dầu thô sang dựa mạnh vào nhóm hàng điện tử (chiếm tới 33% tổng kim ngạch xuất khẩu). Nếu không tính 2 mặt hàng là điện thoại và máy vi tính, linh kiện điện tử, tăng trưởng xuất khẩu cả nước năm 2017 chỉ đạt 15,8%.

Thêm vào đó, theo bộ trưởng, xuất khẩu vẫn dựa nhiều vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), cụ thể là khối FDI vẫn chiếm trên 70% xuất khẩu. Do sản xuất và xuất khẩu của khối này phụ thuộc rất mạnh vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu nên mỗi khi có biến động xảy ra đối với chuỗi cung ứng (vì chiến tranh thương mại, vì dịch chuyển chuỗi cung ứng dưới tác động của các FTA trên thế giới,...), xuất khẩu của ta sẽ chịu tác động mạnh hơn.

“Mức độ đa dạng hóa thị trường của một số mặt hàng thuộc nhóm nông sản, thuỷ sản chưa cao, cụ thể là còn phụ thuộc nhiều vào khu vực Châu Á (chiếm tới 52,7%). Đặc biệt, một số mặt hàng phụ thuộc vào một thị trường duy nhất (sắn, cao su, thanh long,…).

Sản xuất một số mặt hàng nông, thủy sản còn manh mún, tự phát, dẫn đến có lúc không kiểm soát được nguồn cung dành cho xuất khẩu. Đặc biệt, sản xuất manh mún khiến chất lượng nông, thủy sản không đồng đều, rất khó kiểm soát vấn đề an toàn và khó áp dụng các chuẩn mực của thế giới về truy xuất nguồn gốc.

Vấn đề an toàn thực phẩm tuy được cải thiện so với trước đây nhưng chưa thật sự bền vững. Đây đó vẫn xuất hiện tình trạng sản phẩm xuất khẩu bị trả về do không đạt chỉ tiêu an toàn thực phẩm (thủy sản, hạt tiêu, gạo), ảnh hưởng tới hình ảnh, thương hiệu của hàng Việt Nam”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Lan Hương
TIN LIÊN QUAN

Cận cảnh hố tử thần sâu hơn 1m xuất hiện sau mưa lớn ở TPHCM

TÂM QUỲNH |

TPHCM - Đường số 5, số 2, số 4, Trương Văn Hải… phường Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức sụt lún nghiêm trọng sau cơn mưa lớn vào tối 8.10.

Giáo viên đi vắng, lớp trưởng mầm non đánh 6 bạn bầm tím

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – Trong khi giáo viên ra ngoài, một lớp trưởng mầm non ở huyện Nghĩa Đàn đã dùng ống nhựa đánh 6 bạn học bầm tím.

Có tình trạng nhà ở xã hội được mua bán bởi người giàu

PHẠM ĐÔNG |

Có tình trạng nhà ở xã hội được mua bán, trao đổi, cho thuê bởi những người giàu, thậm chí cả người nước ngoài mà không phải người lao động thu nhập thấp.

Nhà văn hóa xã ở Hải Phòng xuống cấp, hoạt động cầm chừng

Mai Dung |

Hải Phòng - Nhiều năm đi vào hoạt động, Nhà văn hóa xã Lâm Động, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng ngày càng xuống cấp.

Israel lên tiếng về số phận của thủ lĩnh kế nhiệm Hezbollah

Bùi Đức |

Trong bối cảnh truyền thông quốc tế đồn đoán rằng thủ lĩnh kế nhiệm Hezbollah đã bị tiêu diệt, Israel chính thức xác nhận thông tin này vào ngày 8.10.

Bắc Ninh triển khai khu công nghệ thông tin tập trung 274ha

Vân Trường |

Khu công nghệ thông tin tập trung tỉnh Bắc Ninh dự kiến rộng 274ha. Quy mô về số lượng lao động, chuyên gia dự kiến khoảng 20.000 người.

Xót xa những vườn đào Tết bị phá hoại, thiệt hại cả tỉ đồng

Quỳnh Trang - Hương Giang |

Gần 300 gốc đào bích chuẩn bị bán Tết có giá trị hàng triệu đồng mỗi cây của người dân tại Hà Nội đã bị kẻ gian dùng dao chặt cành, phá hoại.

Thủ phạm phá hoại Nord Stream "gieo gió gặt bão"

Ngọc Vân |

Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga (SVR) cho rằng đường ống dẫn khí Nord Stream bị phá hoại là để chia rẽ châu Âu.