Cựu nữ sinh Hà Thành khởi nghiệp bằng vẽ tranh trên mẹt

Trường Hùng |

Đó là ý tưởng khởi nghiệp của bạn Nguyễn Ngọc Diệp, một cô gái Hà Thành có tuổi đời 25, tốt nghiệp ngành Kinh tế, trường Đại học Kinh tế (ĐHQG HN).

Điều đặc biệt là, tất cả bức tranh đều được vẽ trên chất liệu mẹt, một thứ vốn được dùng trong sinh hoạt hàng ngày của người nông dân Bắc Bộ xưa (phơi, bày…), nhưng nay lại được dùng để trưng lên cái đẹp của nghệ thuật, ấy là hội họa. 

Bộ Tố Nữ gồm bốn bức: Tố Nữ cầm sênh tiền, Tố Nữ cầm quạt, Tố Nữ thổi sáo, Tố Nữ gảy đàn nguyệt, được Diệp cách tân bằng việc viền nhung xung quanh áo dài
Bộ tranh mẹt Tố Nữ

“Rẽ trái” để vào nghề

Diệp vốn từ nhỏ đã biết vẽ, thích vẽ vô cùng, lại có cha mẹ học vẽ. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình không cho phép, nên khi tốt nghiệp cấp ba, Diệp chỉ có lựa chọn là phải vào một ngôi trường mà kinh phí học ở mức trung.

Sau khi ra trường vào năm 2015, cũng như bao bạn bè, Diệp có làm qua một số công việc, nhưng vì cảm thấy không phù hợp nên cuối cùng cũng xin nghỉ.

Trong một lần vào dịp Tết Đinh Dậu 2017, biết Diệp vốn có hoa tay, nên bạn trai có nhờ cô vẽ cho đôi gà Đông Hồ lên đôi mẹt treo cho ngày đoàn viên đang tề tựu dần. Diệp thử thức vẽ, đôi mẹt to đến 80cm, Diệp mất 5 ngày để hoàn thành. Vẽ xong, cô bạn tự thưởng cho mình, bằng cách khoe chiến công lên Facebook, thấy đẹp nhiều người vào khen, người ủng hộ Diệp vẽ đi và có những người đã đặt mua sản phẩm đầu tiên.

Đôi Gà trống Đông Hồ mà Diệp vẽ trong dịp Tết Đinh Dậu 2017, được Diệp vẽ trong vòng 5 ngày - Ảnh nhân vật cung cấp
Bộ tranh Gà Trống

Diệp vừa vui, vừa mừng, cũng phân vân: “Hay là mình theo đuổi theo nghề này, tuy ban đầu có vất vả nhưng mình lại có sở trường, hơn hết là mình rất đam mê”. Suốt một đêm, trong tâm trạng bứt dứt ấy, cô lướt các website để tìm hiểu về sản phẩm, nhu cầu của nó ra sao, mẫu mã có của nó thế nào, nếu theo đuổi thì có thể đi theo hướng nào,…

Diệp thấy, “mặt nạ mẹt tuy có nhiều nhưng nét vẽ còn thô quá, tranh mẹt thì chưa đa dạng, lại chỉ được in lên chứ ít thấy ai dành công sức vẽ chỉn chu”. Thực tế đó đã chứng minh miếng đất này còn đang bỏ ngỏ, Diệp hồ hởi nghĩ thầm, hướng đi của mình là đây.

Thổi hồn dân tộc lên những nan tre

Mới đầu vào nghề tuy còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng Diệp cũng đã sớm hình thành hướng đi riêng của mình. Cô bạn tập trung vào dòng tranh giân dan (Đông Hồ, Hàng Trống,…): Mục đồng thổi tháo, Cá chép, Hứng dừa,… vì nó gần gũi với người Việt Nam, thêm nữa lại phù hợp với chất liệu cũng dân gian là tre, nên khi vẽ vào tranh rất phù hợp và rất đẹp. Hơn nữa, đó đều là những dòng tranh đơn giản, nét vẽ không cần quá cầu kỳ, màu cũng không cần quá nhiều, chủ yếu là những màu cơ bản: xanh, đỏ, vàng, đen, trắng,… là có thể phối để vẽ cho nhiều loại đề tài tranh. 

Bức Hội làng được Diệp vẽ trong hai ngày - Ảnh nhân vật cung cấp
Bức Hội làng được Diệp vẽ trong hai ngày

Tuy nhiên, cái càng đơn giản thì lại càng khó thể hiện sao cho đẹp nhất. Bởi vậy để tạo sự tinh tế cho từng bức tranh, Diệp dành công sức và tỉ mỉ trong từng công đoạn của sự sáng tạo. Về việc chọn chất liệu, mẹt phải do những người thật khéo tay làm, các nan đan phải khít với nhau thì khi vẽ bức tranh không bị gồ ghề, các nét vẽ không bị lệch.

Để các nét vẽ được tươi tắn, Diệp chọn màu acrylic, loại màu thường sử dụng trong các tác phẩm hội họa, tuy đắt một chút nhưng các bức tranh sẽ đẹp hơn. Bên cạnh đó, để bức tranh có điểm nhấn, Diệp cách tân bằng việc tô nhũ ở viền xung quanh chủ thể, nhờ đó mà bức tranh trở nên sống động và có hồn. Hơn nữa, để bức tranh có thể giữ được lâu, Diệp dùng dầu bóng, quét lên tranh sau khi thành phẩm, do đó mà các bức tranh không những bền, dù có bụi, hay phải dùng vải ướt lau tranh thì tranh cũng không bị mất màu.

Đó đều là những cách Diệp tạo nên chữ tín và thương hiệu của riêng mình - “Songhabamboo”. Bởi cô quan niệm, “tuy vẽ tranh để bán nhưng không phải vì thế mà có thể làm ẩu, bán tranh là phương tiện để mang cái đẹp của nghệ thuật, của dân tộc đến gần hơn với mọi người”.

Quán tranh của Diệp qua thời gian, ngày càng có nhiều người biết đến hơn, khách hàng của cô bạn chủ yếu là các nhà hàng, các trung tâm hội nghị hoặc cá nhân yêu nghệ thuật,… Thậm chí, có những người đang du học ở nước ngoài còn ngỏ ý muốn mua tranh của Diệp và muốn giúp cô bạn xuất khẩu sản phẩm tranh mẹt ra nước ngoài, vì theo họ nói, các sản phẩm của Diệp được người nước ngoài hoặc người Việt xa xứ rất yêu chuộng.

Diệp đang trang trí râu cho mặt nạ mẹt - Ảnh nhân vật cung cấp
Diệp đang trang trí râu cho mặt nạ mẹt - Ảnh nhân vật cung cấp

Cùng với uy tín của mình, lượng tranh Diệp bán ra ngày càng tăng, công việc cũng dần ổn định hơn, từ chỉ vài chục chiếc/tháng, thu nhập chỉ tử 1-2 triệu đồng, thì nay đã lên tới hơn trăm chiếc/tháng, thu nhập mỗi tháng từ 6-7 triệu.

Hiện nay, Diệp chủ yếu là bán các sản phẩm của mình qua mạng, mỗi bức tranh của cô bạn tuỳ thuộc vào kích cỡ (đường kính 18cm đến 80cm), có giá dao động từ 50.000đ cho tới 300.000đ. Tuy nhiên, ở những bức có nhiều chi tiết hoặc những bức tranh mà khách hàng yêu cầu cao thì giá sẽ đắt hơn.

Trường Hùng
TIN LIÊN QUAN

Thời điểm Quân khu 7 tiếp nhận các đơn vị thuộc Quân đoàn 4

PHẠM ĐÔNG |

Từ ngày 23.9 - 27.9, các cơ quan đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều sĩ quan quân đội và Quân khu 7 chuẩn bị tiếp nhận các đơn vị thuộc Quân đoàn 4.

Hơn 200 tỉ phú đến Hạ Long, nhiều người đi bằng du thuyền

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Hàng trăm tỉ phú sẽ dự Lễ hội “Nghệ thuật vì khí hậu” tại Hạ Long vào tháng 1.2025, trong đó nhiều người sẽ đến Hạ Long bằng siêu du thuyền.

Nhà ở xã hội Hạ Đình chậm tiến độ, cò đất vẫn rao bán rầm rộ

Nhóm phóng viên |

Hà Nội - Dự án nhà ở xã hội thuộc khu đô thị Hạ Đình chậm tiến độ nhiều năm, thế nhưng, cò đất vẫn rao bán rầm rộ trên mạng xã hội.

Giá vàng đột ngột sụt giảm trước dữ liệu kinh tế Mỹ

Khương Duy |

Giá vàng thế giới đêm qua liên tục sụt giảm. Kim loại quý này đã đánh mất mốc tâm lý quan trọng 2.650 USD/ounce.

Bích Tuyền có thể chạm trán đối chuyền số 1 thế giới Paola Egonu

HOÀNG HUÊ |

Việc LPB Ninh Bình giành vé dự giải vô địch các câu lạc bộ thế giới 2024 giúp tay đập Bích Tuyền có cơ hội chạm trán đối chuyền số 1 thế giới Paola Egonu.

Tuần tra, mật phục xuyên đêm ngăn "trạc thải tặc" ở Hà Nội

Tô Thế |

Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở tại Hà Nội đã tuần tra, mật phục xuyên đêm ngăn nạn đổ trộm phế thải xây dựng (trạc thải - PV).

“Thủ phủ” phật thủ khô rụi do bão lũ

HUYỀN TRANG |

Hà Nội - Lũ trên sông Hồng ập đến bất ngờ khiến vườn cây phật thủ tại huyện Đan Phượng chết khô. Nhiều nông dân đau lòng khi đứng trước nguy cơ ‘‘trắng tay’’.

Đề xuất nghỉ học thứ Bảy: Liệu có giảm áp lực?

ANH ĐỨC |

Nhiều địa phương đã triển khai hoặc lấy ý kiến việc cho học sinh nghỉ học thứ Bảy, tức chỉ học 5 ngày/tuần.