Hỗ trợ hồi phục sản xuất kinh doanh:

Có thể kéo dài nhưng không nới lỏng điều kiện cho vay

văn nguyễn |

Các ngân hàng hiện đang thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi sản xuất kinh doanh sau dịch COVID-19 căn cứ theo Thông tư 01 được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành ngày 13.3.2020. Tuy nhiên, để hiệu quả hỗ trợ được mở rộng hơn, một số ý kiến cho rằng cần mở rộng phạm vi được cơ cấu nợ cũng như cho phép các ngân hàng được tự quết định thời gian cơ cấu lại nợ.

Vốn giải ngân mới tăng hơn 2 lần

Số liệu được Thống đốc Lê Minh Hưng công bố cuối tuần qua cho thấy, thông qua các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, các ngân hàng đến nay đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 215.000 khách hàng với dư nợ 130.000 tỉ đồng. Miễn, giảm, hạ lãi suất cho 260.000 khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỉ đồng. Cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ ngày 23.1 khi Thủ tướng Chính phủ tuyên bố có dịch đến nay đạt 630.000 tỉ đồng cho 182.000 khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch. Đồng thời miễn, giảm phí thanh toán khoảng trên 1.000 tỉ đồng. Trong đó, riêng cộng đồng doanh nghiệp chiếm khoảng gần 80% tổng số đã được ngân hàng hỗ trợ và số tiền giải ngân cho vay mới cho đến nay đã gấp hơn 2 lần con số được các ngân hàng cam kết trước đó là 300.000 tỉ đồng.

Chủ tịch HĐQT Vietinbank - ông Lê Đức Thọ - cho hay, VietinBank và các ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước đang phối hợp chặt chẽ với khách hàng để đưa ra các giải pháp phù hợp để cơ cấu lại hoạt động, khắc phục khó khăn, duy trì hoạt động và phát triển tiếp. Chỉ riêng tại Vietinbank, đến hết tháng 4.2020, ngân hàng này đã giải ngân cho hơn 6.000 khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh với doanh số giải ngân mới trên 130.000 tỉ đồng; hạ lãi suất cho vay khách hàng, giảm từ 2-2,5% lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực thiết yếu của nền kinh tế. “Năm nay, chúng tôi dự kiến dành khoảng 3.000-4.000 tỉ đồng cắt giảm lợi nhuận để hỗ trợ lãi suất và giảm phí để chia sẻ khó khăn với các khách hàng" - ông Lê Đức Thọ cho biết.

NHNN sẽ xem xét thời gian cơ cấu

Dù hiệu quả hỗ trợ theo Thông tư 01 được đánh giá là tích cực, tuy nhiên đại diện nhiều doanh nghiệp, ngành nghề cho rằng vẫn còn một số điểm quy định chưa rõ ràng như về đối tượng và phạm vi áp dụng đồng thời đề xuất mở rộng phạm vi và thời gian cơ cấu nợ nhằm tăng khả năng tiếp cận gói hỗ trợ của các doanh nghiệp. Giải đáp các thắc mắc này, Thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định, Thông tư 01 quy định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng mà không giới hạn ngành nghề, loại hình cũng như khoản vay bằng VNĐ hay ngoại tệ. “Vì vậy, tất cả tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đều có thể là đối tượng được áp dụng Thông tư 01; không phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp. Đồng thời, không phân biệt nhóm nợ của khách hàng tại thời điểm thực hiện cơ cấu nợ, miễn, giảm lãi” - ông Lê Minh Hưng nhấn mạnh.

Về thời gian cơ cấu nợ tối đa chỉ 12 tháng, một số ý kiến cho rằng, khoảng thời gian này không phù hợp với các khoản vay dài hạn như nhằm mục đích đầu tư vào các dự án du lịch nghỉ dưỡng và vì vậy NHNN nên xem xét cho phép các ngân hàng được tự xác định thời gian cơ cấu. Trước đề xuất này, đại diện NHNN cho hay, trong khoảng thời gian cơ cấu T+12 tháng theo quy định tại Thông tư 01, T được xác định là ngày cuối cùng mà khách hàng phải thanh toán toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi cho ngân hàng theo hợp đồng chứ không phải là ngày trả nợ cho từng kỳ hạn nhỏ trong hợp đồng hay thỏa thuận tín dụng. Do đó, quy định về thời gian 12 tháng nói trên đã đảm bảo tạo điều kiện tối đa cho các ngân hàng thực hiện cơ cấu lại thời gian trả nợ cho khách hàng và phù hợp với loại hình cho vay. Tuy nhiên cũng liên quan đến thời gian cơ cấu lại nợ, Thống đốc Lê Minh Hưng nói rằng, NHNN sẽ xem xét chủ trương kéo dài hơn thời gian cơ cấu lại nợ nếu cần thiết.

Liên quan đến phạm vi được cơ cấu lại nợ theo Thông tư 01, các ngân hàng đề xuất NHNN mở rộng phạm vi áp dụng đối với tất cả các khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, các khoản cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ, bao thanh toán. Nhưng với đề xuất này, theo NHNN, hiện nay chỉ có Thông tư 39 và Thông tư 30 liên quan hoạt động cho vay của ngân hàng có quy định về khái niệm, nguyên tắc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, còn các quy định khác liên quan cấp tín dụng theo hình thức khác như là trái phiếu doanh nghiệp, bao thanh toán, bảo lãnh... không có quy định về cơ cấu lại nợ. Số liệu thống kê của NHNN cho thấy, tổng dư nợ cho vay của hệ thống đến giữa tháng 4.2020 chiếm đến 96,94%; trong khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chỉ chiếm 2,47% và các hình thức cấp tín dụng khác chiếm 0,59%. “Do vậy, Thông tư 01 chỉ quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với nợ phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính là phù hợp, đáp ứng được cơ bản nhu cầu khách hàng của các tổ chức tín dụng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh” - đại diện NHNN khẳng định.

Không nới lỏng điều kiện cho vay

Một trong những ý kiến được rất nhiều các doanh nghiệp và đại diện ngành nghề đề xuất hiện nay là ngành ngân hàng cần xem xét nới lỏng quy định cho vay cũng như trình tự thủ tục cho vay để doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng hơn nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng. Quanh nội dung này, PGS-TS Đào Văn Hùng - Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển - nhìn nhận, gói tín dụng hỗ trợ 300.000 tỉ đồng là do các NHTM sử dụng nguồn thu nhập của mình để giảm lãi suất, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. “Vì thế, khi ngân hàng xem xét khoản cho vay này, họ sẽ tuân thủ theo quy định, quy chế của mình trong thực hiện các khoản vay này. Bên cạnh chia sẻ với doanh nghiệp, ngân hàng cũng phải tính đến rủi ro cho vay, phải tính đến khả năng hoàn vốn” - ông Hùng đánh giá.

Chuyên gia ngân hàng - TS Cấn Văn Lực - cũng cho rằng, việc nhiều doanh nghiệp kêu chậm được ngân hàng cơ cấu nợ, chậm tiếp cận gói 300.000 tỉ đồng có lẽ là tương đối nóng vội vì vấn đề này đòi hỏi cả hai bên cần nỗ lực nhiều hơn để tìm tiếng nói chung tốt hơn. Cụ thể để hưởng ưu đãi giãn nợ, giảm lãi vay 1-2%, các doanh nghiệp nên thiện chí chứng minh sự thiệt hại bởi COVID-19 chứ không nên coi đó là điều kiện hay thủ tục ngân hàng đưa ra để làm khó. “Ngân hàng chấp nhận giảm lợi nhuận để hỗ trợ doanh nghiệp, họ phải hỗ trợ đúng đối tượng. Nếu không sau này, ngân hàng sẽ bị quy trách nhiệm khi thanh, kiểm tra. Chưa kể các ngân hàng huy động tiền gửi của người dân nên khi cho vay cũng phải thận trọng để bảo toàn vốn” - ông Lực nhận định.

Chủ tịch HĐQT Vietcombank Nghiêm Xuân Thành cũng nhìn nhận, các ngân hàng đang phải thực hiện mục tiêu kép vừa giữ hoạt động ổn định, vừa hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế. Vietcombank hiện chấp nhận giảm 2.240 tỉ đồng lợi nhuận để chia sẻ với các doanh nghiệp. Song lãnh đạo ngân hàng này cũng bày tỏ lo lắng bởi ngân hàng đi huy động vốn rồi cho vay lại, trong khi vẫn phải nỗ lực cắt giảm chi phí, giữ hoạt động an toàn. “Điều này lý giải vì sao có một số doanh nghiệp phương án kinh doanh chưa đảm bảo, không có vốn tự có nên chưa tiếp cận được vốn. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận, tăng số hóa để phục vụ nhanh hơn, chứ không thể giảm chuẩn tín dụng, vì trong môi trường này sẽ để lại rất nhiều rủi ro” - ông Thành bày tỏ.

Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng lưu ý, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp với phương châm chia sẻ khó khăn, đồng hành cùng khách hàng vay vốn bằng chính nguồn lực của ngành ngân hàng. Chương trình tín dụng này được các ngân hàng triển khai từ nguồn huy động tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế; do vậy các ngân hàng là phải bảo đảm an toàn vốn vay, an toàn hoạt động để không gây tác động tiêu cực tới toàn bộ nền kinh tế.

văn nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Tư vấn giải pháp để doanh nghiệp phục hồi kinh doanh

Cường Phạm |

Có điểm chung trong ý kiến của các chuyên gia: Chính sách tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 cần tập trung hơn cho yêu cầu thanh khoản, chứ không hẳn tập trung ở giảm lãi suất và mở rộng tín dụng. Một khảo sát từ nhóm nghiên cứu Đại học Kinh tế Quốc dân cũng cho thấy, doanh nghiệp kỳ vọng nhiều hơn ở những điểm hỗ trợ khác, ngoài lãi suất và tín dụng.

Diệt “virus trì trệ”, đón cơ hội đầu tư, phục hồi và phát triển kinh tế

Nhóm phóng viên |

Tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp (DN) vừa được tổ chức ngày 9.5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt nhấn mạnh: “Chúng ta đã chứng kiến tinh thần chống dịch như chống giặc, giờ đây là lúc chống trì trệ như chống dịch. Tinh thần này cần phải được thúc đẩy”. Với cộng đồng doanh nghiệp, việc xóa bỏ “virus trì trệ” còn là yêu cầu quan trọng để đón bắt các cơ hội đầu tư, đặc biệt là làn sóng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam đang ngày càng rõ nét như hiện nay.

Thủ tướng chủ trì hội nghị với doanh nghiệp về phục hồi nền kinh tế

Vương Trần |

Sáng nay (9.5), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị với doanh nghiệp “Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế” theo hình thức truyền hình trực tuyến và truyền hình trực tiếp.

Phấn đấu sớm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bảo Hân |

Tối 5.10, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Huy động 600 người dập đám cháy rừng ở Hải Dương

Công Hòa |

Hải Dương - Một đám cháy bất ngờ xảy ra tại khu vực chùa Gạo, theo hướng lên tượng đài Trần Hưng Đạo trên núi An Phụ (phường An Sinh, Kinh Môn, Hải Dương).

Bỏ quy định ghi âm, ghi hình giám sát công an làm nhiệm vụ

Tô Thế |

Theo nội dung Thông tư mới, hình thức giám sát của nhân dân đối với lực lượng công an làm nhiệm vụ qua ghi âm, ghi hình được loại bỏ.

Nhịp sống đang dần trở lại với người dân Làng Nủ

NHÓM PV |

Với sự chung tay của cả cộng đồng, cuộc sống của người dân trong khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên đang dần ổn định.

Thế và lực của Việt Nam đủ sức triển khai đường sắt cao tốc

Xuyên Đông |

Các chuyên gia khẳng định, thế và lực của Việt Nam hiện tại hoàn toàn đủ sức để triển khai dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.