Để “sống được, sống tốt, sống hạnh phúc” với lương

mỹ Linh |

Mỗi khi nghe đài, báo nói về chuyện tăng lương, bố tôi - một người đã về hưu gần 20 năm nay - lại nhắc đến những câu chuyện “xưa như trái đất”, từ hồi “bù giá vào lương”, “đổi tiền” và chốt một câu: “Sống được bằng lương không khó, nhưng sống tốt, sống khỏe, sống hạnh phúc bằng chính đồng lương do đôi bàn tay mình làm ra mới khó”.

***
Cứ nhìn vào gia đình mình, tôi mới thấy, người Việt mình thật bền bỉ, như cái cây mọc từ mảnh đất khô cằn vẫn đơm hoa, kết trái. Đó là thời một đôi vợ chồng làm công nhân, vẫn cho con đủ tiền ăn học, vẫn có quần áo mới ngày Tết... dù đồng lương “ba cọc ba đồng”.

Hóa ra đều có cách cả. Khu tập thể Nhà máy sửa chữa ôtô Bộ Thủy lợi chỗ gia đình tôi ở, có một giai đoạn ban ngày thì người lớn đi làm, khi tối về thì chẳng khác nào một khu “tiểu thủ công nghiệp” thu nhỏ. Nhà thì nhận làm gia công cưa tăm, nhà thì làm vỏ hộp tăm, nhà thì gia công làm vỏ pháo cho làng Bình Đà ở Hà Đông thời chưa cấm pháo, nhà nhận đơm khuy áo gia công... Tóm lại là hình như nhà nào cũng làm thêm một nghề phụ nào đó, thậm chí, coi đó như thu nhập chính của gia đình.

Để bù đắp vào đồng lương ít ỏi, ngoài chuyện làm thêm là chăn nuôi. Bằng cách nào đó, nhà nào cũng có chuồng lợn. Riêng về chuyện nuôi lợn thì có giai thoại về cố giáo sư Văn Như Cương khi ông còn sống, người ta hỏi ông về chuyện sao nhà giáo sư nuôi lợn ở ngay trong căn nhà cao tầng tập thể, ông nói: “Tôi có nuôi lợn đâu, lợn nuôi tôi”.

Lúc đó, có vẻ như cả xã hội như vậy, khó khăn chung, mọi người chấp nhận về đồng lương ít ỏi và cố gắng bù đắp bằng mọi cách để cuộc sống không bị xáo trộn.

***
Gần bốn mươi năm đổi mới, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội nói chung, đồng lương của người lao động cũng dần được cải thiện. Thế nhưng, cũng vì sự phát triển ấy mà nhu cầu của người dân lại cao hơn, đòi hỏi cuộc sống chất lượng hơn. Còn liệu đồng lương công chức, viên chức và người lao động nói chung hiện nay đã “đủ sống chưa” vẫn là một câu hỏi lớn.

Một con số do Tổng LĐLĐ Việt Nam mới công bố hồi đầu năm 2024 cho thấy: Thu nhập trung bình của công nhân đạt 7,88 triệu đồng, trong khi chi tiêu mỗi tháng của gia đình họ là 11,7 triệu đồng. Cũng theo khảo sát, chỉ 24,5% người lao động cho biết tiền lương và thu nhập chỉ vừa đủ đáp ứng 100% chi tiêu cho cuộc sống; 75,5% người trả lời cho biết, thu nhập hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu, có trường hợp thu nhập chỉ đáp ứng 45% nhu cầu chi tiêu.

Vấn đề “mức sống tối thiểu” từng là đề tài gây nhiều tranh cãi, bởi lẽ đây sẽ là căn cứ để xác định lương tối thiểu vùng mà hàng năm Tổng LĐLĐ Việt Nam tham gia Hội đồng tiền lương Quốc gia cố gắng đấu tranh với người sử dụng lao động để nâng mức lương tối thiểu, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

***
Lâu nay, có một câu chuyện vốn được cho là bài toán khó giải, đó là mối quan hệ giữa đồng lương và năng suất lao động. Muốn tăng lương thì năng suất lao động phải tăng - đó là điều tất yếu. Ngược lại, năng suất lao động phải tăng trước thì mới có nguồn lực tăng lương. Phải chăng đó là “con gà - quả trứng”?

Cũng phải thấy rằng, dù cải cách tiền lương là một yêu cầu cấp thiết song lại là một vấn đề mang tính tổng thể từ việc chuẩn bị nguồn lực, xác định rõ vị trí, việc làm và triệt để tinh giản biên chế. Không thực hiện tốt điều này thì việc cải cách tiền lương sẽ mất đi ý nghĩa.

Ý nghĩa quan trọng nhất trong vấn đề cải cách tiền lương đó là xoá bỏ quan niệm về “bình quân chủ nghĩa” trong lương thưởng. Đây là yếu tố dẫn đến sự thiếu công bằng và câu chuyện “chảy máu” lao động có chuyên môn cao, lao động lành nghề, tình trạng chuyển dịch từ khu vực Nhà nước sang tư nhân, sang các doanh nghiệp FDI, thậm chí xuất khẩu lao động.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ - Thang Văn Phúc đã từng chia sẻ với Lao Động: “Cán bộ công chức là người quyết định chính sách pháp luật quốc gia, là người kiểm soát xã hội, là người thực thi công vụ nhưng lại được trả lương thấp nhất trong hệ thống, vậy sao không sinh sự? Cứ động viên, khuyên bảo thì không phải, thực sự đây là động lực, công cụ kiểm soát việc thực hiện năng lực, chức trách có đúng hay không? Và họ có quyền được hưởng những đóng góp, đầu ra, sản phẩm của họ”.

Đã đến lúc không chỉ đặt vấn đề "bao giờ công chức sống được bằng lương" mà phải là "bao giờ thì đồng lương mới thực sự là động lực cho phát triển".

Hai từ “tổng thể” trong thực hiện cải cách tiền lương là một thách thức rất khó nhưng phải làm bởi nếu không giải quyết sớm vấn đề căn cơ là đồng lương cho công chức, viên chức thì chưa thể tìm ra chiếc chìa khóa đột phá tăng trưởng chung.

***
Đợt tăng lương mới, từ ngày 1.7.2024 được coi là một kỳ tăng lương lịch sử khi mức tăng lên tới 30% đối với lực lượng công chức, viên chức và cán bộ lực lượng vũ trang. Bên cạnh đó việc tăng lương hưu tới 15% tác động đến đời sống của 3 triệu người đang hưởng lương hưu.

Đây là một nỗ lực lớn của Đảng, Nhà nước với nguồn lực chuẩn bị lên tới trên 900.000 tỉ đồng. Vấn đề đặt ra ở đây không chỉ là câu chuyện phải tăng năng suất lao động, đặc biệt trong khu vực công mà còn là trách nhiệm với đồng lương mới, gắn với đạo đức công vụ.

Liệu tăng lương có phải là cách để cán bộ không tham nhũng, tiêu cực? Đó là câu hỏi tưởng dễ nhưng cũng rất khó để trả lời.

Tại kỳ họp Quốc hội khóa XV, khi đại biểu Quốc hội đặt vấn đề về các giải pháp để cán bộ "không muốn, không dám và không thể tham nhũng" , Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao - Lê Minh Trí đưa ra ba giải pháp. Trong đó, ông Trí nhấn mạnh: Để cán bộ, công chức "không muốn" tham nhũng, cần chế độ đãi ngộ tốt hơn vì "cán bộ nếu tự sống vào đồng lương của mình thì hết sức khó khăn".

Chế độ đãi ngộ, cụ thể là đồng lương cho cán bộ an tâm công tác. Nhưng vấn đề đặt ra là đối với lực lượng cán bộ công chức, viên chức không chỉ là “yên tâm công tác” mà còn phải là những người có chuẩn mực đạo đức công vụ.

Quy tắc đạo đức công vụ mà Bộ Nội vụ đưa ra yêu cầu về tính chính trực, liêm chính: Khi thực hiện công việc chuyên môn cán bộ, công chức, viên chức phải trung thực, trách nhiệm, thẳng thắn, không bao che các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức. Không được lợi dụng vị trí công tác, chức vụ để mưu cầu lợi ích cá nhân; không để các thành viên gia đình, cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý đòi hỏi hoặc nhận tiền, tài sản, những lợi ích khác liên quan đến công việc, nhiệm vụ do cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền giải quyết.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ, đối với cán bộ thì yêu cầu về đồng lương hay đạo đức công vụ được ưu tiên? Sẽ lại là câu chuyện con gà quả trứng và một thực tế thấy rất rõ ràng là: Cán bộ lương cao vẫn có thể tham nhũng nhưng cán bộ có đạo đức công vụ chắc chắn không tiêu cực.

Đạo đức không thể nói suông và đồng lương phải tạo ra động lực.

Cần các giải pháp đồng bộ để cán bộ “không thể”, “không dám” và “không muốn” tham nhũng, tiêu cực và cao hơn, phải hướng đến sự chuẩn mực về đạo đức công vụ trong quá trình phục vụ đất nước, phục vụ người dân.

***
Câu chuyện về đồng lương sẽ tiếp tục là một câu chuyện dài nhưng rõ ràng để có được đồng lương “sống được, sống tốt, sống hạnh phúc” thì người hưởng lương cũng phải có trách nhiệm cao hơn với đồng lương mình hưởng. Đó mới là động lực của sự phát triển.

mỹ Linh
TIN LIÊN QUAN

Mức lương cao nhất, thấp nhất của giáo viên các cấp từ tháng 7.2024

NHÓM PV |

Từ ngày 1.7.2024, lương cơ sở chính thức được tăng lên 2,34 triệu đồng. Vậy bảng lương của giáo viên công lập các cấp thấp nhất, cao nhất là bao nhiêu?

Tăng lương cơ sở cần đi cùng tăng mức giảm trừ gia cảnh

Quế Chi |

Từ ngày 1.7.2024, lương cơ sở áp dụng cho công chức, viên chức, lực lượng vũ trang tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng. Tăng lương, nhưng theo nhiều ý kiến, mức giảm trừ gia cảnh trong tính thuế thu nhập cá nhân cũng cần tăng theo tương ứng.

Lương hưu tăng cao nhất lịch sử, người cao tuổi không giấu nổi niềm vui

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Ngày 4.7, Hà Nội tiến hành chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 7.2024 cho người hưởng bằng tiền mặt tại các điểm chi trả. Khi nhận được mức lương mới, nhiều người cao tuổi không giấu nổi niềm vui.

PGS Đặng Bích Hà an nghỉ bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sáng 29.9, lễ an táng PGS Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

Man United thua đậm Tottenham ngay trên sân nhà

Nhóm PV |

Tối Chủ nhật, Man United thua 0-3 trên sân nhà trước Tottenham trong trận đấu mà Bruno Fernandes nhận thẻ đỏ từ cuối hiệp 1.

Bé trai 3 tháng tuổi từng ở Mái ấm Hoa Hồng đã tử vong

NGUYỄN LY |

TPHCM - Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, bé trai 3 tháng tuổi (từng ở Mái ấm Hoa Hồng) tử vong do viêm phổi nặng, kém đáp ứng điều trị.

Dự báo thời điểm bão cuồng phong ở Philippines giật cấp 17

Song Minh |

Theo tin bão mới nhất, bão Julian ở Philippines (tên quốc tế là Krathon) đã mạnh lên thành bão cuồng phong vào chiều 29.9.

Đà tăng giá vàng phá vỡ "lời nguyền tháng 9"

Khương Duy (Theo Kitco) |

Giới chuyên gia nhận định tháng 9 thường là "điểm trũng" của giá vàng thế giới. Tuy nhiên năm nay, quan niệm này không còn chính xác.

Mức lương cao nhất, thấp nhất của giáo viên các cấp từ tháng 7.2024

NHÓM PV |

Từ ngày 1.7.2024, lương cơ sở chính thức được tăng lên 2,34 triệu đồng. Vậy bảng lương của giáo viên công lập các cấp thấp nhất, cao nhất là bao nhiêu?

Tăng lương cơ sở cần đi cùng tăng mức giảm trừ gia cảnh

Quế Chi |

Từ ngày 1.7.2024, lương cơ sở áp dụng cho công chức, viên chức, lực lượng vũ trang tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng. Tăng lương, nhưng theo nhiều ý kiến, mức giảm trừ gia cảnh trong tính thuế thu nhập cá nhân cũng cần tăng theo tương ứng.

Lương hưu tăng cao nhất lịch sử, người cao tuổi không giấu nổi niềm vui

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Ngày 4.7, Hà Nội tiến hành chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 7.2024 cho người hưởng bằng tiền mặt tại các điểm chi trả. Khi nhận được mức lương mới, nhiều người cao tuổi không giấu nổi niềm vui.