Những ca cứu sống sản phụ vỡ tử cung nguy kịch hy hữu

BS Bình Nguyên |

6 bác sĩ và nhân viên y tế BV huyện Thạch Thất, Hà Nội vừa vinh dự nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ y tế vì đã cứu sống mẹ và thai khi mẹ vỡ tử cung nguy kịch.

Chị Nguyễn Thị Thuyết, 22 tuổi, ở xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, Hà Nội, mang thai tuần thứ 37. Tối ngày 6.11, cảm thấy như có tiếng “bụp” bất thường trong bụng rồi đau dữ dội, gia đình đưa vào BV huyện cấp cứu lúc 21 giờ.

Tại khoa sản, các BS sau thăm khám nhanh đã chẩn đoán vỡ tử cung (TC) tự phát, mất máu rất nặng, dù TC mềm. Hội ý chớp nhoáng nếu không mổ ngay, cả mẹ và thai sẽ tử vong, nên sau hội chẩn nhanh qua điện thoại với BV Phụ Sản Hà Nội, chỉ định phẫu thuật cấp cứu, dù sản phụ chưa có kết quả xét nghiệm, chí ít là xét nghiệm máu đông, máu chảy...

Phẫu thuật viên chính, BS Phạm Phi Long - Trưởng kíp trực ngoại - sản, một BS phụ mổ và ekip gây mê, hồi sức vào cuộc, tất cả chỉ diễn ra trong vòng 11 phút từ khi sản phụ đến viện. Qua đường mở thành bụng thấy máu chảy đầy ổ bụng; TC vỡ hai đường ở phía sau; Thai nhi được đưa ra ngoài để cấp cứu, kíp mổ xử lý TC vỡ.

Do TC vỡ hai đường, lại ở mặt sau nên việc khâu vết vỡ để cầm máu rất khó khăn. Sản phụ còn trẻ, có thai lần đầu nên việc khâu phục hồi để bảo tồn TC có ý nghĩa rất lớn, giữ được khả năng làm mẹ sau này…

Sau 90 phút, thái độ khẩn trương và những căng thẳng của cả kíp phẫu thuật được đền đáp: Em bé 2,5 kg thở tốt, khỏe mạnh, mẹ được cứu sống. Với BV tuyến huyện, đây là thành công lớn, bởi cứu sống cả mẹ và thai trong tình trạng vỡ TC phức tạp, mất máu rất nặng, kỹ thuật khâu phục hồi TC ở mặt sau thuộc loại khó, không phải dễ dàng gì. Được biết, BV vừa thông báo, khoảng hai, ba ngày nữa hai mẹ con sẽ được ra viện, mẹ tròn con vuông.

Không phải là trường hợp hiếm gặp

Tỉ lệ vỡ trung bình khoảng 1/2000 cuộc đẻ. Trước đây, tử vong mẹ 60 - 80% (Jeannin, CH Pháp). Eastman, Mỹ, thống kê tử vong thai nhi khoảng 50 - 75%. Tai biến vỡ TC tuy không nhiều nhưng đều là nhưng ca hiểm nghèo.

Khoảng 01 giờ ngày 20.9, thai phụ Trần T. P, ở xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, đau bụng và vỡ ối, gia đình đưa đến Trạm Y tế xã. Sau khoảng 10 phút rặn chưa sinh được, sản phụ có dấu hiệu choáng rồi ngất nên chuyển khoa Sản, BV tỉnh. Được hồi sức và khoảng 5 phút sau, sản phụ sinh bé trai 2,6kg, nhưng thấy chảy máu nhiều đường âm đạo, huyết áp tụt.

Khoa Sản hội chẩn chớp nhoáng và chuyển sản phụ vào phòng mổ, đồng thời đề nghị BS Daniel Derval, chuyên gia sản - phụ khoa, đang làm việc tại BV tỉnh Hà Tĩnh theo thỏa thuận hợp tác với tổ chức Cootes D’Armor, Cộng hòa Pháp, trợ giúp. Siêu âm trên bàn mổ, nghĩ đến vỡ TC nên lập tức can thiệp.

Mở ổ bụng thấy TC mềm, nhợt nhạt do mất máu và mặt trước eo tử cung tím bầm, niêm mạc (mặt trong) eo tử cung có vết rách dài 4cm, rộng 2cm, quanh vết rách ngấm máu, bầm tím nhiều. Đây là ca TC rách không hoàn toàn (không có lỗ rách thông với ổ bụng - nên chỉ chảy máu đường âm đạo), nhưng cùng với khâu vết rách, phải truyền 3 đơn vị máu (khoảng 1.500ml)...

Sau gần 2 giờ căng thẳng, sản phụ mới qua được nguy kịch. Ca bệnh này nếu không đến viện kịp thời chắc chắn tử vong cả mẹ lẫn con, bởi thông thường, người trưởng thành có trung bình 3.500 - 5.000ml máu, mất 1/3 lượng máu sẽ tử vong vì sốc.

Tháng 5, ngày 27, sản phụ Nguyễn Thị H., 35 tuổi, ở huyện Tân Phú, nhập BV huyện Định Quán, Đồng Nai, trong tình trạng đau bụng dữ dội. Chẩn đoán thai lần 3, 39 tuần, vỡ TC, tụt huyết áp, tuy nhiên tim thai còn tốt, chỉ định mổ cấp cứu. Khi mổ, thấy đầu thai nhi “chui” vào ổ bụng mẹ qua đường vỡ TC, phải hồi sức khẩn cấp mới cứu được bé.

Đồng thời với khâu vết rách TC cho mẹ phải truyền máu, hồi sức khẩn trương mới qua được nguy biến. Chị H có tiền sử sinh hai lần trước đều mổ, lần này vết mổ cũ giãn căng và đường vỡ chính là vết mổ cũ. Ai lại chủ quan đến thế, đáng ra đã mổ hai lần thì lần này phải vào viện sớm để theo dõi, vì đã mổ hai lần rồi thì nguy cơ vỡ ở vết mổ cũ rất cao, khi vỡ rồi mới đến viện, may mà qua được…

Một ca vỡ TC ở TPHCM làm các BS bốn BV của TP phải vất vả: Sản phụ Đ.T.H.N, 36 tuổi, công dân TP, sinh lần 3, thai 38 tuần, chuyển dạ nên vào BV Trưng Vương sáng ngày 7.3. Lúc 19h40 BS khám thấy tim thai có dấu hiệu suy nên lập tức chỉ định mổ cứu con.

BS phẫu thuật phát hiện bên trái TC bầm tím, chảy rất máu nhiều - dấu hiệu vỡ TC, phải quyết định cắt TC, nhưng lại phát hiện thêm động mạch chậu trong vỡ, chảy máu. Kích hoạt báo động đỏ liên viện, các BS BV Chợ Rẫy, Hùng Vương và Viện huyết học - truyền máu khẩn trương có mặt trợ giúp.

Sản phụ phải truyền gần 4 lít máu mới cầm được máu; thai nhi 3,1kg được cứu sống. Đây là ca bệnh phức tạp, mất máu cấp từ hai vị trí, nhưng một trung tâm y tế lớn phải huy động đến bốn BV để cứu sống mẹ và thai cho thấy mức độ hiểm nghèo của vỡ TC, nhưng cũng thấy BV huyện Định Quán rất xứng đáng được khen ngợi.

Vỡ TC có thể do thầy thuốc (dùng thuốc tăng co tử cung không đúng, hút thai (vantoux), kéo thai cơ học (forcep), xoay thai... Tuy nhiên, những ca này (và sản phụ đang nằm viện), thầy thuốc đã phát hiện những bất thường thai, phụ hoặc tiên lượng trước về biến chứng của chỉ định hay thủ thuật, nếu có triệu chứng dọa vỡ hoặc vỡ sẽ kịp thời xử lý.

Sản phụ ở ngoại viện phải chú ý nguyên nhân hàng đầu gây vỡ TC là vết mổ cũ (mổ đẻ, bóc tách khối u xơ, mổ chữa dị dạng...); bóc rau nhân tạo cũ làm tổn thương lớp cơ TC; nạo phá thai; đẻ nhiều lần làm cơ TC nhão; dinh dưỡng kém làm cơ TC yếu; hiếm hơn là cơn co TC quá mạnh; lỗ thủng đã khâu do chấn thương; các khối u tiền đạo như u nang buồng trứng, u xơ TC, các khối u tiểu khung hoặc âm đạo cản đường thai xổ; TC dị dang hay kém phát triển; TC đôi; khung chậu hẹp hay méo; thai to toàn phần hay to đầu (não úng thủy); dị dạng; dính nhau; các ngôi thai bất thường, kiểu thế bất thường hoặc đầu thai cúi không tốt.

Vỡ TC hoàn toàn (80%) là rách cả ba lớp niêm mạc, cơ và màng ngoài, làm buồng TC thông với ổ bụng (thường ở thân TC). Vỡ không hoàn toàn là rách niêm mạc và cơ, còn màng ngoài (thường ở eo TC, tương ứng vùng ngắn trên khớp vệ). Vỡ TC phức tạp là rách lan sang bàng quang hoặc trực tràng.

Cần thận trọng trong thời kỳ mang thai và khi chuyển dạ

Vỡ TC khi mang thai thường xảy ra khi có sẹo mổ cũ, nhất là sẹo mổ ở thân TC hoặc bóc tách u xơ to hay phẫu thuật Strassmann (tạo hình tử cung dị dạng - hai sừng hay có vách ngăn); đôi khi do TC kém phát triển (TC nhỏ). Dạng này không có triệu chứng dọa vỡ hoặc vỡ điển hình nên thường không đề phòng. Ngược lại, vỡ TC lúc chuyển dạ trước khi vỡ bao giờ cũng có giai đoạn doạ vỡ, nếu phát hiện được sẽ chủ động xử trí kịp thời, không bị lâm vào tình huống hiểm nghèo.

Doạ vỡ TC thường đau quằn quại, cơn đau kéo dài và cường độ tăng dần. TC bị thắt lại ở đoạn dưới (tương ứng ngay bờ trên xương vệ), sờ thấy lõm, mỏng, ấn đau - gọi là vòng Bandl, làm TC có hình nậm (rượu) ngược. Các dây chằng tròn (bao quanh tử cung, khi có thai to và dày để giữ TC) sờ rõ và căng, đau như bị bóp chặt hay dao đâm hoặc kim châm khi thay đổi tư thế; hoặc cảm thấy đau khởi đầu từ sâu bên trong hai bẹn, lan lên trên và ra phía ngoài hai bên chậu hông. TC thắt lại và dây chằng tròn căng, đau (dấu hiệu Bandl -Frommel) nếu không xử trí sẽ vỡ TC. Vòng Bandl từ trên khớp vệ, dịch chuyển cao lên, thường khi đến rốn thì TC vỡ.

Nếu có dấu hiệu dọa vỡ tử cung rõ, mà sản phụ đau trội lên, kêu la dữ dội, lăn lộn, vã mồ hôi rồi đột ngột hết đau, dấu hiệu co TC cùng dấu hiệu Bandl-Frommel mất đi; biểu hiện choáng... là TC vỡ.

Để giảm thiểu những ca vỡ TC và chủ động can thiệp sớm khi có những bất thường phụ, thai, chỉ cần khám thai định kỳ đầy đủ.

BS Bình Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Vàng nhẫn tăng cao kỷ lục

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Kim loại quý đang neo ở ngưỡng kỷ lục nhiều tuần. Trong nước giá vàng nhẫn tròn trơn lên tới 80,5 triệu đồng/lượng.

Ngập lụt cục bộ, hơn 10.000 học sinh Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 23.9, tại Hà Tĩnh có mưa to gây ngập cục bộ một số tuyến đường nên đã có hơn 10.000 học sinh được cho nghỉ học.

Vụ phụ huynh “sợ” các khoản thu đầu năm: Kiểm điểm cô giáo

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi phụ huynh tại một trường tiểu học (ở thị xã Nghi Sơn) bức xúc, "thấy sợ" về các khoản thu đầu năm học, nhà trường đã kiểm điểm một cô giáo.

Hòa Bình di dời khẩn cấp người dân trong đêm, tránh sạt lở

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tối 22.9, người dân ở tổ 1, phường Thống Nhất, TP Hòa Bình phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn, tránh sạt lở.

BRICS có khả năng trở thành khối lớn nhất hành tinh

Khánh Minh |

23 quốc gia chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS trước hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2024.

Người dân dỡ nhà, giao đất làm đường 57km qua Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Nhiều người dân huyện Mê Linh đồng loạt tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng cho dự án Vành đai 4.

Nối nghiệp cha ông, cốm Mễ Trì đỏ lửa những ngày vào mùa

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Dù công việc vất vả, nhưng nhiều gia đình tại làng cốm Mễ Trì Thượng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn cố gắng giữ lửa nghề, nối nghiệp cha ông.

Cuộc sống của người dân khu tập thể cũ ở Hà Nội sau bão số 3

Nhật Minh - Minh Hạnh |

Hà Nội - Sống trong những khu tập thể cũ như A7 Tân Mai; G6A Thành Công… cư dân luôn nơm nớp lo, nhất là vào mùa mưa bão.