Dự báo sớm lũ quét, sạt lở đất gặp khó do những "con đê giả tạo"

Thảo Anh |

Rất khó để dự báo trước lũ quét và sạt lở đất do các dòng sông vào mùa khô hết nước bị vùi lấp một phần nào đó và tạo ra những "con đê giả tạo”. Khi đến mùa mưa những “con đê” đó vỡ nước ra tạo thành những “quả bom nước” tràn xuống.

Những trận mưa lớn từ đầu tháng 7 đã gây ra lũ quét, sạt lở đất thiệt hại hàng tỷ đồng ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai... Đây là dấu hiệu mở đầu cho mùa mưa bão tại khu vực miền núi phía Bắc.

Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với GS.TS Phan Văn Tân - Khoa Khí tượng Thuỷ văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội về năng lực dự báo sớm lũ quét, sạt lở đất và ứng phó thiên tai của Việt Nam.

 
GS.TS Phan Văn Tân trao đổi. Ảnh: TA.

- Thưa GS.TS Phan Văn Tân, nguyên nhân gây lũ quét, sạt lở đất ở Lai Châu, Lào Cai... những ngày gần đây là gì?

Mưa lũ ở miền núi phía Bắc, cụ thể là ở Lai Châu những ngày gần đây chưa có dấu hiệu gì đặc biệt. Khu vực này chỉ có mưa tương đối lớn và xảy ra cục bộ trong thời gian ngắn. Hiện tượng sạt lở xảy ra do điều kiện địa chất ở khu vực đó là chính. Bản thân hiện tượng mưa lũ cực đoan xảy ra ở vùng Tây Bắc năm nay vẫn chưa xuất hiện.

Chúng ta cũng cần lưu ý rằng những tháng đầu mùa mưa thì khu vực vùng núi Tây Bắc thường xảy ra mưa sớm hơn. Vì vậy người dân cần lưu ý trong cả thời kì mùa khô thiếu nước khô hạn thì khi mưa xuống dồn dập khiến đất bở gây ra trượt lở đất. Theo các nhà địa chất thì khu vực Tây Bắc là vùng khá nhạy cảm.

- Vậy việc dự báo lũ quét, sạt lở ở Việt Nam như thế nào, có gặp khó khăn gì hay không, thưa ông?

Lũ quét, sạt lở đất rất khó dự báo vì bản thân các đợt mưa gây lũ thường xảy ra dồn dập trong thời gian ngắn.

Dự báo thời tiết chúng ta đã làm khá tốt trong những năm gần đây nhưng nếu để liên hệ dự báo thời tiết đó với những hiện tượng thiên tai lũ lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống thì không dễ dàng. Các dòng sông vào mùa khô hết nước bị vùi lấp một phần nào đó và tạo ra những "con đê giả tạo” và vì vậy khi đến mùa mưa những “con đê” đó vỡ nước ra tạo thành những “quả bom nước”.

Hiện tượng đó rất khó có thể dự báo được. Nếu như người dân khu vực đó có thể quan sát hiện tượng chặn dòng, nghẽn dòng ở khu vực có nhiều nguy cơ thì có thể tiến hành khơi nguồn ra để giảm thiểu thiên tai.

- Vậy ông đánh giá như thế nào về công tác ứng phó thiên tai để giảm thiểu thiệt hại tại Việt Nam hiện nay?

Việt Nam chúng ta có những ứng phó rất hay. Nếu như trong đại dịch COVID-19 chúng ta vào từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng thì trong ứng phó với thiên tai chúng ta có phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.

Tôi cho rằng chúng ta ứng phó với thiên tai rất thông minh và chủ động. Điểm sáng của chúng ta là có lực lượng bộ đội luôn sẵn sàng vào cuộc bất cứ tình huống nào kể cả vùng núi hay vùng có địa hình phức tạp.

- Sắp vào mùa mưa lũ dồn dập đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc, ông có khuyến cáo gì đến người dân để ứng phó thiên tai?

Thiên tai gây thiệt hại về người và tài sản có liên quan rất lớn đến ý thức của người dân. Nếu như người dân dùng bạt taluy làm nhà hay làm nhà gần bờ suối tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Khu vực Tây Bắc và vùng núi phía Bắc nói chung có địa chất khá phức tạp. Bản thân người bản địa nên ý thức tỉnh táo về việc này để khi xây nhà cửa, công trình phải đề phòng. Sâu xa hơn nữa, rừng đầu nguồn của chúng ta hiện nay đang bị khai thác, tàn phá dữ dội chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến lũ quét, lũ ống vào mùa mưa, thiếu nước mùa khô.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Thảo Anh
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia "điểm mặt" nguyên nhân mưa lũ, thiên tai dị thường dồn dập

Thảo Anh |

Theo GS.TS Phan Văn Tân - Khoa Khí tượng Thuỷ văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, nóng lên toàn cầu, biên độ dao động của các hiện tượng gia tăng kéo theo hệ quả nhiều loại hình thiên tai khác nhau. Không khó để tìm ra nguyên nhân chung của thiên tai ngày càng diễn biến dị thường, cực đoan, song tìm ra lời giải để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra mới là bài toán khó.

Mưa lũ lịch sử, kỷ lục nắng nóng và thời tiết dị thường dồn dập do đâu?

Thảo Anh - Cát Tường |

Thời tiết cực đoan và dị thường đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Thời gian gần đây, mưa lũ lịch sử ở Trung Quốc, lũ lớn ở Nhật Bản là những điển hình. Hay ngay tại Việt Nam,  trong năm nay mưa đá dị thường đã xảy ra ngay vào đêm giao thừa. Vậy nguyên nhân, khởi nguồn chung của những thảm hoạ thiên tai ngày càng dồn dập và dị thường này là gì?

Dự báo thời tiết 15.7: Miền Bắc ngày nắng nóng, chiều tối có thể mưa dông

Thảo Anh |

Dự báo thời tiết hôm nay 15.7, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ C, có nơi trên 38 độ C. Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 34-37 độ C, chiều tối có thể trở mưa rào và dông rải rác.

Tiễn biệt PGS Đặng Bích Hà về với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vương Trần |

Hạnh phúc lớn nhất cuộc đời của PGS Đặng Bích Hà là gắn bó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, làm hậu phương vững chắc, để Đại tướng chuyên tâm việc nước, việc quân.

Arsenal thắng nhọc Leicester City

NGUYỄN ĐĂNG |

Arsenal đã có chiến thắng khó nhọc trước 4-2 Leicester City với 2 pha lập công quyết định trong thời gian bù giờ.

Đắk Nông dự kiến bố trí 225 tỉ đồng để xây dựng cao tốc

BẢO LÂM |

Đắk Nông dự kiến bố trí 225 tỉ đồng từ nguồn ngân sách địa phương cho dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành.

Báo Lao Động trao quà đến học sinh vùng lũ Yên Bái

Trần Bùi |

Ngày 28.9, Quỹ Tấm lòng Vàng phối hợp cùng nhóm học sinh Hà Nội trao quà cho điểm trường vùng lũ Yên Bái.

TPHCM thu hồi đất 446 hộ dân mở rộng đường ở Quận 12 lên 25m

MINH QUÂN |

TPHCM – Đường Tân Thới Hiệp 21, dài hơn 1,7km qua Quận 12 sẽ được mở rộng lên 25m với tổng vốn đầu tư gần 1.400 tỉ đồng, 446 hộ dân bị thu hồi đất.

Chuyên gia "điểm mặt" nguyên nhân mưa lũ, thiên tai dị thường dồn dập

Thảo Anh |

Theo GS.TS Phan Văn Tân - Khoa Khí tượng Thuỷ văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, nóng lên toàn cầu, biên độ dao động của các hiện tượng gia tăng kéo theo hệ quả nhiều loại hình thiên tai khác nhau. Không khó để tìm ra nguyên nhân chung của thiên tai ngày càng diễn biến dị thường, cực đoan, song tìm ra lời giải để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra mới là bài toán khó.

Mưa lũ lịch sử, kỷ lục nắng nóng và thời tiết dị thường dồn dập do đâu?

Thảo Anh - Cát Tường |

Thời tiết cực đoan và dị thường đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Thời gian gần đây, mưa lũ lịch sử ở Trung Quốc, lũ lớn ở Nhật Bản là những điển hình. Hay ngay tại Việt Nam,  trong năm nay mưa đá dị thường đã xảy ra ngay vào đêm giao thừa. Vậy nguyên nhân, khởi nguồn chung của những thảm hoạ thiên tai ngày càng dồn dập và dị thường này là gì?

Dự báo thời tiết 15.7: Miền Bắc ngày nắng nóng, chiều tối có thể mưa dông

Thảo Anh |

Dự báo thời tiết hôm nay 15.7, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ C, có nơi trên 38 độ C. Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 34-37 độ C, chiều tối có thể trở mưa rào và dông rải rác.