Bên trong thủy đài chứa nước khổng lồ gần 140 tuổi ở TPHCM

Anh Tú |

TPHCM - Được xây dựng năm 1886, thủy đài nước nằm tọa lạc ngay trong khuôn viên của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco), Quận 3, TPHCM được xem là thủy đài cổ nhất còn tồn tại ở TPHCM.

Nằm trong khuôn viên Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco, quận 3), thủy đài vẫn ở đó suốt 142 năm và chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử. Đây chính là thủy đài cổ xưa nhất được UBND TP.HCM công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.
Nằm trong khuôn viên Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco, Quận 3), thủy đài vẫn ở đó suốt 138 năm và chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử. Đây chính là thủy đài cổ xưa nhất của Sài Gòn và Đông Dương.
Thủy đài được thiết kế theo hình oval, cao 25m và có diện tích 600m2. Vào những năm đầu tiên của thế kỷ 20, sau khi chiếm thành Gia Định, thực dân Pháp đã cho xây dựng hệ thống cấp nước để phục vụ người Pháp cũng như người dân Sài Gòn.
Thủy đài được thiết kế theo hình oval, với 3 tầng, cao khoảng 25m và đường kính khoảng 10m. Công trình được người Pháp xây dựng làm đài chứa nước, một trong những công trình thuộc hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho người dân Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn vào những năm đầu thế kỷ XX.
Phần dưới của Thủy đài, đươc xây dựng phần tường dày từ 1,6 - 2m làm nhiệm vụ chịu lực cho hai bể nước khổng lồ. Bên ngoài đài nước này được thiết kế hàng loạt cửa chính, cửa sổ, có khoảng 20 lỗ thông gió, ánh sáng được chạm khắc hoa văn. Trong đó có 5 lỗ lắp quạt, chủ yếu ở mặt sau của công trình với thiết kế nhỏ.
Phía bên ngoài của thủy đài, đươc xây dựng phần tường dày từ 1,6 - 2m làm nhiệm vụ chịu lực cho hai bể nước khổng lồ. Ngoài ra, có hàng loạt cửa chính, cửa sổ và khoảng 20 lỗ thông gió được chạm khắc hoa văn. Trong đó có 5 lỗ thông gió lắp quạt.
Thủy đài gồm một trệt và hai tầng vẫn giữ nguyên kiến trúc ban đầu. Từ năm 2018, toàn bộ tầng trệt được Sawaco dùng làm phòng truyền thống, trưng bày hơn 200 hiện vật, hình ảnh, tư liệu về ngành cấp nước thành phố qua các thời kỳ. Trước đó tầng trệt để trống hoặc có thời gian được dùng làm việc và lưu trữ hồ sơ.
Hiện Thủy đài vẫn giữ nguyên kiến trúc ban đầu. Toàn bộ tầng trệt được Sawaco dùng làm phòng truyền thống, trưng bày hơn 200 hiện vật, hình ảnh, tư liệu về ngành cấp nước thành phố qua các thời kì.
a
Hệ thống máy bơm, đẩy nước... và hệ thống đo mực nước được trưng bày tại phòng truyền thống.
Kết cấu đường ồng dẫn nước, máy bơm, van... ngầm dưới tầng trệt còn nguyên vẹn sau 136 năm. Hiện hệ thống ngầm này được mắc đèn để dễ tham quan
Kết cấu đường ống dẫn nước, máy bơm, van... ngầm dưới tầng trệt còn nguyên vẹn sau 136 năm.
Tầng thứ hai hiện để trống, bên trong khá tối nhưng không ngột ngạt do có nhiều lỗ thông gió. Tầng này chủ yếu là nơi đặt các đường ống dẫn nước và kết cấu chịu lực cho công trình.
Tại khu vực tầng thứ hai là nơi đặt các đường ống dẫn nước và kết cấu chịu lực cho công trình.
 Tầng trên cùng của Thủy đài với hai bồn chứa nước khổng nằm sát nhau được làm bằng thép không gỉ, hình phễu có thể cung cấp 1.000-1.500m3 mỗi ngày cho người Sài Gòn xưa. Khi thuỷ đài còn hoạt động, vào mùa mưa, nước từ các giếng sẽ chảy về giếng trung tâm, mùa khô thì phải dùng máy bơm. Từ giếng trung tâm, nước sẽ được xử lý rồi bơm lên hồ chứa tạo áp lực để đẩy nước về lại các hộ dân.
Tầng trên cùng của thủy đài với hai bồn chứa nước khổng lồ nằm sát nhau được làm bằng thép không gỉ, hình phễu có thể cung cấp 1.000-1.500m3 mỗi ngày cho người Sài Gòn xưa. Khi thuỷ đài còn hoạt động, vào mùa mưa, nước từ các giếng sẽ chảy về giếng trung tâm, mùa khô thì phải dùng máy bơm. Từ giếng trung tâm, nước sẽ được xử lý rồi bơm lên hồ chứa tạo áp lực để đẩy nước về lại các hộ dân.
 Theo SAWACO, trải qua những thâm trầm của lịch sử và sự tiến bộ ngày càng tăng của kỹ thuật, Thủy đài đã dừng hoạt động vào khoảng năm 1930 - 1940. Sau đó, Thuỷ đài được dùng làm hệ thống cấp nước dự phòng trong trường hợp Sài Gòn thiếu nước. Sau một thời gian thực hiện “sứ mệnh” của mình, đài nước chính thức ngừng hoạt động từ năm 1965. Ngày 28.3.2014, UBND TPHCM đã có quyết định công nhận Thủy đài là di tích lịch sử văn hóa – kiến trúc nghệ thuật cấp TPHCM.
Theo Sawaco, trải qua những thăng trầm của lịch sử và sự tiến bộ ngày càng tăng của kỹ thuật, thủy đài đã dừng hoạt động vào khoảng năm 1930 - 1940. Sau đó, thuỷ đài được dùng làm hệ thống cấp nước dự phòng trong trường hợp Sài Gòn thiếu nước. Sau một thời gian thực hiện “sứ mệnh” của mình, đài nước chính thức ngừng hoạt động từ năm 1965. Ngày 28.3.2014, UBND TPHCM đã có quyết định công nhận thủy đài là di tích lịch sử văn hóa – kiến trúc nghệ thuật cấp TPHCM.
Anh Tú
TIN LIÊN QUAN

Bên trong ngôi nhà 134 năm tuổi giữa phố cổ Hà Nội

Lương Đình Khoa |

Nhà cổ 87 Mã Mây được xây dựng từ năm 1890 - là một trong số ít những ngôi nhà ở Hà Nội được bảo tồn và giữ gìn làm điểm tham quan, triển lãm.

Hàng giờ đồng hồ khám phá bên trong hang động vừa phát hiện ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Khám phá hang động vừa phát hiện, ngành chức năng Thanh Hóa nhận thấy bên trong hang động này là một quần thể rộng lớn, với nhiều cửa ra vào và phải đi bộ trong nhiều giờ đồng hồ.

Có gì bên trong Nhà văn hóa công nhân lớn nhất tỉnh Thái Nguyên

Việt Bắc |

Nhà văn hóa lao động tỉnh Thái Nguyên tại TP Sông Công với tổng mức đầu tư 75 tỉ đồng vừa khánh thành, đưa vào sử dụng nhằm đáp ứng, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của công nhân, người lao động.

Cập nhật kiến thức mới cho cán bộ Công đoàn chủ chốt

Bảo Hân |

Sáng 1.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng dành cho Công đoàn cấp tỉnh, ngành Trung ương.

Sẽ chi 865 tỉ đồng xây cầu Phong Châu mới

Xuyên Đông |

Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) sẽ được đầu tư xây mới với kinh phí dự kiến là 865 tỉ đồng.

Vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop, học sinh đã đi học trở lại

Chân Phúc |

TPHCM - Số học sinh vắng học ngày 30.9, liên quan đến vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop tại Trường Tiểu học Chương Dương đã đi học đầy đủ vào hôm nay 1.10.

Dự báo mới nhất đường đi và cường độ siêu bão số 5 Krathon

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết siêu bão số 5 Krathon ở trên vùng biển đông bắc của khu vực Bắc Biển Đông sẽ di chuyển chậm theo hướng tây tây bắc trong 24 giờ tới.

Lý do người dân không đồng tình vụ bồi thường bò sữa bị chết

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Nhiều hộ gia đình có bò sữa bị chết sau khi tiêm vaccine phòng bệnh cho rằng, mức giá bồi thường công ty đưa ra rất thấp, khó tái đầu tư lại.

Bên trong ngôi nhà 134 năm tuổi giữa phố cổ Hà Nội

Lương Đình Khoa |

Nhà cổ 87 Mã Mây được xây dựng từ năm 1890 - là một trong số ít những ngôi nhà ở Hà Nội được bảo tồn và giữ gìn làm điểm tham quan, triển lãm.

Hàng giờ đồng hồ khám phá bên trong hang động vừa phát hiện ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Khám phá hang động vừa phát hiện, ngành chức năng Thanh Hóa nhận thấy bên trong hang động này là một quần thể rộng lớn, với nhiều cửa ra vào và phải đi bộ trong nhiều giờ đồng hồ.

Có gì bên trong Nhà văn hóa công nhân lớn nhất tỉnh Thái Nguyên

Việt Bắc |

Nhà văn hóa lao động tỉnh Thái Nguyên tại TP Sông Công với tổng mức đầu tư 75 tỉ đồng vừa khánh thành, đưa vào sử dụng nhằm đáp ứng, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của công nhân, người lao động.