Hà Nội: Đường nghìn tỉ ì ạch thi công, nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng

Phan Anh - Tuấn Anh |

Tuyến đường Vành đai 2,5 đoạn từ Đầm Hồng - Định Công tới Giải Phóng (thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội) có tổng mức đầu tư lên đến hơn 1.300 tỉ đồng. Được phê duyệt từ năm 2002, đến nay dự án này vẫn ngổn ngang, nhiều hạng mục xuống cấp, bị chiếm dụng sử dụng sai mục đích.
Để giải tỏa lưu lượng phương tiện khu vực Linh Đàm, năm 2002, UBND TP. Hà Nội đã quyết định phê duyệt dự án đầu tư tuyến đường Đầm Hồng - Giáp Bát trên địa bàn huyện Thanh Trì (nay là quận Hoàng Mai), tuyến đường nối từ Khương Trung (Thanh Xuân) đến Giải Phóng (đối diện với đường Kim Đồng hiện nay) dài 2,1km.
Để giải tỏa lưu lượng phương tiện khu vực Linh Đàm, năm 2002, UBND TP. Hà Nội đã quyết định phê duyệt dự án đầu tư tuyến đường Đầm Hồng - Giáp Bát trên địa bàn huyện Thanh Trì (nay là quận Hoàng Mai), tuyến đường nối từ Khương Trung (Thanh Xuân) đến Giải Phóng (đối diện với đường Kim Đồng hiện nay) dài 2,1km.

 
Tuyến đường có tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỉ đồng, được xây dựng theo hình thức BT (Xây dựng – chuyển giao) do liên danh Công ty CP Kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội cùng Công ty Xây dựng công trình Hoàng Hà làm chủ đầu tư. Sau đó, hai nhà đầu tư đã lập ra Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Hoàng Mai trực tiếp quản lý dự án.
 
Tổng diện tích đất thu hồi 67.125m2, trong đó riêng quận Hoàng Mai là 54.411m2 (phường Định Công: 51.333m2, phường Thịnh Liệt: 7.079m2). Tương ứng có 557 hộ gia đình với đủ loại công trình, nhà ở, đất đai nằm trong diện di dời. 
Tuy nhiên đến nay dự án vẫn ì ạch chưa đưa vào sử dụng. Được biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng. Theo ghi nhận trên dự án đường Vành đai 2,5 đoạn nối cầu L3 qua Sông lừ vẫn còn hàng chục ngôi nhà chưa được giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên đến nay dự án vẫn ì ạch chưa đưa vào sử dụng. Được biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng. Theo ghi nhận trên dự án đường Vành đai 2,5 đoạn nối cầu L3 qua Sông lừ vẫn còn hàng chục ngôi nhà chưa được giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên đến nay dự án vẫn ì ạch chưa đưa vào sử dụng. Được biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng. Theo ghi nhận trên dự án đường Vành đai 2,5 đoạn nối cầu L3 qua Sông Lừ vẫn còn hàng chục ngôi nhà chưa được giải phóng mặt bằng.
 
 
Sau nhiều năm thi công cầu L3 qua Sông Lừ vẫn chưa thể thông xe do vướng giải phóng mặt bằng. Trụ cầu sau khi được đổ bê tông bị bỏ hoang lạnh, sắt thép trên cầu bắt đầu có dấu hiệu hoen gỉ.
 
 
Cầu chính L3 bỏ hoang không thể thông xe, các phương tiện lưu thông qua đây phải sử dụng một chiếc cầu tạm.

 
 
Nhiều đoạn thuộc dự án, mặt đường trở thành "hố bom, ổ trâu, ổ gà" làm ảnh hưởng việc đi lại của người dân.
 
Nhiều máy móc phục vụ thi công công trình đường Vành đai 2,5 nằm bất động từ lâu không có hề bóng dáng của công nhân thi công gặp nhiều khó khăn.
 
Đoạn gần Đầm Hồng do không thể thông đường nhiều năm nay nên được tận dụng làm kinh doanh sân bóng cỏ nhân tạo.
Được biết, theo quy hoạch đường vành đai 2,5 sẽ bắt đầu từ Khu đô thị Tây Hồ Tây, đi qua đường Nguyễn Văn Huyên - đường Dương Đình Nghệ - Trung Kính - Hoàng Đạo Thúy - đường trục Khu đô thị Khương Đình - Khu đô thị Định Công - Kim Đồng - Tân Mai - điểm cuối là Đền Lừ. Tuyến đường được thiết kế chiều rộng 40m, 2 lòng đường với 4 làn xe chạy rộng 22m, vỉa hè rộng 7,5m....
Được biết, theo quy hoạch đường vành đai 2,5 sẽ bắt đầu từ Khu đô thị Tây Hồ Tây, đi qua đường Nguyễn Văn Huyên - đường Dương Đình Nghệ - Trung Kính - Hoàng Đạo Thúy - đường trục Khu đô thị Khương Đình - Khu đô thị Định Công - Kim Đồng - Tân Mai - điểm cuối là Đền Lừ. Tuyến đường được thiết kế chiều rộng 40m, 2 lòng đường với 4 làn xe chạy rộng 22m, vỉa hè rộng 7,5m....
Toàn cảnh con đường nghìn tỉ ì ạch thi công, nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng ngay giữa lòng Hà Nội.

Phan Anh - Tuấn Anh
TIN LIÊN QUAN

Tận thấy công trình “xẻ thịt” đất cống hóa mương Nghĩa Đô sau cưỡng chế

NGỌC ANH - LÊ NHÂN |

Sau nhiều năm vi phạm và bị cưỡng chế di dời, các công trình vi phạm trật tự đô thị tại dự án cống hóa mương thoát nước Nghĩa Đô kết hợp làm bãi đỗ xe và công trình dịch vụ phụ trợ đã bị tháo dỡ. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn một vài cơ sở hiện đang kinh doanh tại nơi này.

8.000 m2 "đất vàng" được lên lịch thu hồi trong tháng 6 giờ ra sao?

Tuấn Anh |

Dù lãnh đạo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam khẳng định "thực hiện nghiêm túc quyết định của Thủ tướng và UBND TP. Hà Nội" và sẽ  thu hồi lô "đất vàng" mặt đường Phạm Hùng, Dương Đình Nghệ (quận Nam Từ Liêm) trong tháng 6.2020, tuy nhiên đến nay, lô đất này vẫn ngổn ngang, có hạng mục vẫn tiếp tục được cho thuê.

Tương lai nào cho tuyến đường 1,5km có giá hơn 1.200 tỉ đồng tại Hà Nội?

Tuấn Anh |

Sau gần 2 năm xây dựng, tuyến đường 1,5km tại phường Ngọc Thụy (Long Biên - Hà Nội) với mức đầu tư lên đến 1.221,9 tỉ đồng vẫn chỉ là một đoạn đường ngắn, được người dân tận dụng để thả diều, tập thể dục.

Người dân đi bỏ phiếu sáp nhập địa giới hành chính ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Ngày 22.9, tại huyện Thạch Hà và huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), chính quyền tổ chức lấy ý kiến người dân thông qua việc đi bỏ phiếu để sáp nhập địa giới hành chính.

Quảng Nam dựng lại nhà mới cho người dân vùng sạt lở núi

Hoàng Bin - Phú Thiện |

Hàng chục hộ Xơ Đăng tại huyện vùng cao Nam Trà My, Quảng Nam đã phải bỏ làng, sơ tán khẩn cấp do mưa lớn gây sạt lở.

Phó Chủ tịch xã ở Lạng Sơn bị uy hiếp bằng ảnh nhạy cảm

An Khánh |

Lạng Sơn - Cơ quan chức năng đang xác minh việc một Phó Chủ tịch xã ở huyện Cao Lộc bị tung ảnh nhạy cảm để tống tiền.

Đất đá sạt lở đè trúng 2 xe ô tô trên Quốc lộ 6

Minh Chuyên |

Sơn La - Mưa kéo dài đã khiến lượng lớn đất sạt lở đè trúng 2 xe ô tô đang di chuyển trên Quốc lộ 6.

Kỳ Duyên bị so học vấn với dàn hoa hậu Đại học Ngoại thương

NGUYỄN ĐẠT |

Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp đại học tiếp tục gây tranh cãi. Kỳ Duyên bị so sánh việc học tập với nhiều hoa hậu cùng học tại Đại học Ngoại thương.

Tận thấy công trình “xẻ thịt” đất cống hóa mương Nghĩa Đô sau cưỡng chế

NGỌC ANH - LÊ NHÂN |

Sau nhiều năm vi phạm và bị cưỡng chế di dời, các công trình vi phạm trật tự đô thị tại dự án cống hóa mương thoát nước Nghĩa Đô kết hợp làm bãi đỗ xe và công trình dịch vụ phụ trợ đã bị tháo dỡ. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn một vài cơ sở hiện đang kinh doanh tại nơi này.

8.000 m2 "đất vàng" được lên lịch thu hồi trong tháng 6 giờ ra sao?

Tuấn Anh |

Dù lãnh đạo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam khẳng định "thực hiện nghiêm túc quyết định của Thủ tướng và UBND TP. Hà Nội" và sẽ  thu hồi lô "đất vàng" mặt đường Phạm Hùng, Dương Đình Nghệ (quận Nam Từ Liêm) trong tháng 6.2020, tuy nhiên đến nay, lô đất này vẫn ngổn ngang, có hạng mục vẫn tiếp tục được cho thuê.

Tương lai nào cho tuyến đường 1,5km có giá hơn 1.200 tỉ đồng tại Hà Nội?

Tuấn Anh |

Sau gần 2 năm xây dựng, tuyến đường 1,5km tại phường Ngọc Thụy (Long Biên - Hà Nội) với mức đầu tư lên đến 1.221,9 tỉ đồng vẫn chỉ là một đoạn đường ngắn, được người dân tận dụng để thả diều, tập thể dục.