Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chọc giận dân quá mức

LÊ THANH PHONG |

Kế hoạch chạy thử dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông từ tháng 10.2017 lùi sang 2.9.2018, tức chậm khoảng 11 tháng so với kế hoạch được Chính phủ và Bộ GTVT điều chỉnh hồi tháng 2.2017.

Đã lùi đến lần thứ 4, và chưa biết đã chắc chưa, bởi vì dân không còn chút niềm tin nào vào chữ tín của những người thực hiện dự án này. Dân quá chán ngán vì những hệ lụy mà dự án này gây ra. Nó không hoàn thành thì cứ nằm ườn ra đó, ảnh hưởng đến giao thông của thành phố. Dân còn khổ sở vì bụi bặm, ô nhiễm và những hiểm nguy rình rập từ một công trình làm dang dở, không thiếu những trường hợp dân bị tai nạn có nguyên nhân từ hiểm nguy của các công trình xây dựng.

Dự án sử dụng vốn ODA nước ngoài, mọi sự phụ thuộc vào họ quá nhiều. Họ cho mình vay với những yêu cầu bắt buộc mình phải theo, cho nên máy móc, đầu tàu, toa xe phải mua của họ, đào tạo cán bộ điều khiển vận hành tất nhiên là của họ. Vốn của họ nên giải ngân ít nhiều, nhanh chậm là quyền của họ.

Không đủ tiền thì các nhà thầu không làm, chậm tiến độ là đương nhiên. Cho dù phía Ban quản lý dự án này có sốt ruột đến mấy thì họ cũng đủng đỉnh, vì mọi thiệt hại là Việt Nam chịu.

Tính toán sai, quản lý kém, kéo dài tiến độ thì đội vốn, đội vốn thì vay, vay thì phải trả cả vốn lẫn lãi.

Xét cho cùng lùi nhiều lần càng tốt cho phía cho vay, còn kẻ đi vay lỡ “leo lưng cọp” rồi xuống sao đặng. Dự án đội vốn hơn 300 triệu USD, cứ nghĩ đến con số này là muốn nổi giận.

Nói dự án với vốn ODA nước này nước kia, ban này bộ nọ cho xa, nhưng tính cho hết nước thì cũng là dân gánh hết. Vay vốn làm dự án nhanh, nghiêm túc, kịp tiến độ thì đỡ cho dân. Ngược lại, quản lý kém, thất thoát, chia chác, rút ruột, chậm tiến độ thì dân phải trả hết các loại chi phí vô lý và tiêu cực phí.

Trả nợ thì đời cha đến đời con, đời cháu. Nhưng ngay hôm nay, người dân thủ đô đang bị dự án này hành hạ, ùn tắc giao thông ngày càng trầm trọng, dân chịu hết nổi với dự án trì trệ khủng khiếp này. Các cơ quan quản lý bất lực trước sự cố tình giải ngân chậm của đối tác thì hậu quả đổ xuống lưng dân.

Lùi đến lần thứ 4 là chọc giận dân quá mức, và cũng quá coi thường dân.

LÊ THANH PHONG
TIN LIÊN QUAN

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông, giới hạn của sự chịu đựng

Đào Tuấn |

Số tiền 868,04 triệu USD phải trả lãi ngân hàng mỗi năm là bao nhiêu? Hãy nhân nó với 6,5% lãi suất tối thiểu để thấy việc chậm tiến độ 11 tháng của dự án này đang đổ nợ lên đầu dân như thế nào.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông tiếp tục chậm thêm 11 tháng

Theo Vietnamnet |

Tiến độ chạy thử tàu của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông tiếp tục "lụt" sâu khi tổng thầu EPC - công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc cho biết đến đầu tháng 9/2018 dự án mới có thể bắt đầu vận hành chạy thử kỹ thuật.

Hai đoàn tàu từ Trung Quốc về Việt Nam đã "yên vị" trên đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Cường Ngô |

Hai đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông đã về đến Hà Nội và được công nhân kỹ thuật lắp đặt trên đường ray tại khu Depot Hà Đông.

Tái diễn nạn lang thang ở Cần Thơ, giải pháp nào để tháo gỡ?

Phong Linh - Ngân Tâm |

Trung tâm Bảo trợ xã hội TP Cần Thơ đề xuất giải pháp giúp giảm tình trạng nạn lang thang, ăn xin ở thành phố.

Nhiều tài sản công ở Quảng Ngãi bị bỏ hoang

VIÊN NGUYỄN |

Nhiều tài sản công tại Quảng Ngãi bị bỏ hoang hơn 6 năm, gây lãng phí rất lớn.

Israel tấn công trường học Dải Gaza, 22 người thiệt mạng

Bùi Đức |

22 người thiệt mạng cùng nhiều người khác bị thương sau cuộc không kích của Israel vào một trường học ở Dải Gaza.

Người dân đi bỏ phiếu sáp nhập địa giới hành chính ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Ngày 22.9, tại huyện Thạch Hà và huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), chính quyền tổ chức lấy ý kiến người dân thông qua việc đi bỏ phiếu để sáp nhập địa giới hành chính.

Quảng Nam dựng lại nhà mới cho người dân vùng sạt lở núi

Hoàng Bin - Phú Thiện |

Hàng chục hộ Xơ Đăng tại huyện vùng cao Nam Trà My, Quảng Nam đã phải bỏ làng, sơ tán khẩn cấp do mưa lớn gây sạt lở.