Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh dịch bệnh khi trẻ tựu trường

Thục Lam |

Trẻ em là đối tượng dễ dàng bị lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp do hệ miễn dịch còn non nớt. Đồng thời, sự tiếp xúc của trẻ với môi trường đông người không đảm bảo sẽ tăng tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Vì vậy, vào thời điểm tựu trường, các bậc cha mẹ luôn cố gắng tìm các giải pháp phòng dịch bệnh.

Các chuyên gia cho rằng, trẻ đi học tập trung trở lại, nguy cơ lây bệnh sẽ cao hơn khi ở cùng gia đình. Đây cũng là nỗi lo lắng chung của nhiều phụ huynh.

Để có hệ miễn dịch tốt phòng bệnh cho trẻ, TS.BS Đỗ Thiện Hải - Phó giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi TW thông tin, trẻ phải có sức khỏe tốt, bằng cách cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Phụ huynh nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với đối tượng có nguy cơ mang mầm bệnh.

Trẻ em là đối tượng dễ dàng bị lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp do hệ miễn dịch còn non nớt
Trẻ em là đối tượng dễ dàng bị lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp do hệ miễn dịch còn non nớt.

"Những người làm việc, sinh hoạt ở nơi tập trung đông hay những người vào bệnh viện thăm nom người bệnh… Đó là những nguồn có thể mang mầm bệnh ra cộng đồng và lây bệnh cho trẻ"- TS.BS Đỗ Thiện Hải nói.

Theo các chuyên gia nhiễm trùng đường hô hấp trên không biến chứng thường tự thuyên giảm và không cần dùng kháng sinh. Tuy nhiên, một số biến chứng do vi khuẩn có thể phát sinh, chẳng hạn như viêm tai giữa cấp tính, viêm xoang và viêm phế quản. Các biến chứng đều có thể ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe của trẻ và có thể dẫn đến các bệnh mãn tính sau này nếu không có phương pháp điều trị kịp thời.

Môi trường đông người như cơ sở chăm sóc, giáo dục đều giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt là các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp.

Nguyên nhân dẫn đến sự nhiễm bệnh về đường hô hấp tăng cao ở trẻ em là do sự lây nhiễm từ người khác trong quá trình tiếp xúc với trẻ, yếu tố về môi trường và sự suy giảm hệ thống miễn dịch. Trong đó, xu hướng trẻ tái phát bệnh và có nguy cơ bệnh nặng hơn do một phần liên quan đến yếu tố gia đình với các đặc điểm về giải phẫu, sinh lý và miễn dịch học.

Do vậy, để bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ lây nhiễm bệnh về đường hô hấp, luôn cần sự phối hợp từ phía nhà trường và gia đình. Trường học phải đảm bảo khử khuẩn môi trường sạch sẽ, trang bị đầy đủ nước rửa tay, xà phòng,.... Đối với các bậc phụ huynh cần chú trọng đến các giải pháp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, giúp phòng bệnh hiệu quả.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Dinh - Nguyên giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương một trong những nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng viêm đường hô hấp là những vi khuẩn như phế trực khuẩn, liên cầu, tụ cầu vàng.

 
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tồn tại và có dấu hiệu gia tăng, cùng với nhiều dịch khác như cúm, chân tay miệng…đang lưu hành cần giữ vệ sinh, tăng cường dinh dưỡng và đề kháng cho trẻ.

Theo các bác sĩ, trong bối cảnh dịch COVID-19 tồn tại và có dấu hiệu gia tăng, cùng với nhiều dịch khác như cúm, chân tay miệng…đang lưu hành, do đó để phòng chống dịch bệnh, người lớn và trẻ nhỏ nên đeo khẩu trang, khử khuẩn, rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh mũi họng. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên cho con giữ khoảng cách, không tiếp xúc với người có dấu hiệu ho, sốt.

Các biện pháp này đồng thời cũng ngăn ngừa nhiều bệnh lây nhiễm khác. Người dân cũng cần chú ý thực hiện các biện pháp như sử dụng vaccine đường tiêm hay vaccine đường uống ly giải vi khuẩn có thể kích thích hệ miễn dịch cơ thể trẻ; bổ sung dinh dưỡng cho trẻ; bổ sung ly giải vi khuẩn và vitamin C được cho là có tác dụng hiệp đồng đem lại lợi ích trong việc phòng ngừa bệnh lý đường hô hấp hiệu quả.

Thục Lam
TIN LIÊN QUAN

Biến đổi khí hậu làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh

Quốc Hiệp (Theo NewYorkTimes) |

Theo tờ NewYorkTimes, biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm các loại virus ở động vật. Đặc biệt, loài dơi sẽ có xu hướng lây lan virus đến các động vật có vú khác.

4 biện pháp thích ứng với dịch bệnh COVID-19 trong tình hình hiện tại

PGS.TS TRẦN ĐÌNH BÌNH (ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ) |

PGS.TS Trần Đình Bình - chuyên gia về chống nhiễm khuẩn và vi sinh y học tại Đại học Y - Dược (Đại học Huế) đề xuất 4 biện pháp thích ứng với dịch bệnh COVID-19 trong tình hình hiện tại.

Chuẩn bị những đồ dùng gì nếu bão kéo đến khi dịch bệnh COVID-19 phức tạp?

AN AN (NGUỒN: TỔNG CỤC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI) |

Tổng cục Phòng, chống thiên tai - Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo phối hợp với tổ chức UNICEF tại Việt Nam đã khuyến cáo những điều cần chuẩn bị nếu thiên tai xảy ra khi dịch bệnh COVID-19 phức tạp. Đặc biệt, sắp vào cao điểm mùa bão nên túi đồ dùng thiết yếu bao gồm khẩu trang, nước rửa tay, đồ ăn khô, nhiệt kế... nên được chuẩn bị sẵn sàng.

8 triệu m3 đất đá nguy cơ sạt lở, người dân di dời khẩn cấp

Bài và Ảnh: Đặng Tình |

Hòa Bình - Một khu vực đồi cao rộng 7ha với 8 triệu m3 đất có nguy cơ sạt lở khiến hàng trăm người dân phải di dời khẩn cấp.

Sạt lở, đất đá đổ xuống đèo Bảo Lộc trong đêm tối

HOÀI THANH |

Trên Quốc lộ 20, đoạn qua đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng vừa xảy ra tình trạng sạt lở đất đá trong đêm tối.

TPHCM áp dụng bảng giá đất hiện hành tính thuế về đất đai

Bảo Chương |

UBND TPHCM chính thức có văn bản cho phép sử dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế trong lúc chờ ban hành bảng giá đất mới.

Hàng nghìn người tận hưởng lễ hội mùa thu Hà Nội

Thạch Lựu |

Sáng 21.9, hàng nghìn lượt khách du lịch đã tham gia, trải nghiệm nhiều hoạt động đặc sắc của Festival Thu Hà Nội năm 2024 tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

Tin 20h: Còn bao nhiêu cơn bão vào nước ta trong năm 2024?

NHÓM PV |

Tin 20h: Hàng nghìn hộ dân ở Quảng Ngãi nằm trong vùng nguy cơ sạt lở; Mùa bão dữ dội, dự báo còn bao nhiêu cơn bão đổ bộ đất liền?

Biến đổi khí hậu làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh

Quốc Hiệp (Theo NewYorkTimes) |

Theo tờ NewYorkTimes, biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm các loại virus ở động vật. Đặc biệt, loài dơi sẽ có xu hướng lây lan virus đến các động vật có vú khác.

4 biện pháp thích ứng với dịch bệnh COVID-19 trong tình hình hiện tại

PGS.TS TRẦN ĐÌNH BÌNH (ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ) |

PGS.TS Trần Đình Bình - chuyên gia về chống nhiễm khuẩn và vi sinh y học tại Đại học Y - Dược (Đại học Huế) đề xuất 4 biện pháp thích ứng với dịch bệnh COVID-19 trong tình hình hiện tại.

Chuẩn bị những đồ dùng gì nếu bão kéo đến khi dịch bệnh COVID-19 phức tạp?

AN AN (NGUỒN: TỔNG CỤC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI) |

Tổng cục Phòng, chống thiên tai - Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo phối hợp với tổ chức UNICEF tại Việt Nam đã khuyến cáo những điều cần chuẩn bị nếu thiên tai xảy ra khi dịch bệnh COVID-19 phức tạp. Đặc biệt, sắp vào cao điểm mùa bão nên túi đồ dùng thiết yếu bao gồm khẩu trang, nước rửa tay, đồ ăn khô, nhiệt kế... nên được chuẩn bị sẵn sàng.