Những lưu ý chăm sóc F0 tại nhà an toàn dịp Tết

PGS.TS TRẦN ĐÌNH BÌNH (ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ) |

PGS.TS Trần Đình Bình - chuyên gia về chống nhiễm khuẩn và vi sinh y học tại Đại học Y - Dược (Đại học Huế) chỉ cách để chăm sóc F0 và F0 tự chăm sóc an toàn dịp Tết.

Dịp Tết nên nhiều người sẽ chủ quan, đi lại nhiều, tiếp xúc nhiều, nguy cơ ca nhiễm cộng đồng cũng sẽ tăng. Vì vậy, việc an toàn chăm sóc người bệnh F0 tại nhà cần chú ý những việc nên và không nên làm sau đây:

5 việc nên làm

Tự giác tuân thủ 5K tại nhà: F0 tự cách ly tại phòng riêng, người nhà không tiếp xúc gần với F0. Người nhà khi cần tiếp xúc với F0 phải mang khẩu trang. F0 ở phòng cũng cần mang khẩu trang thường xuyên (trừ khi ăn uống, vệ sinh cá nhân); thay khẩu trang 2 lần/ngày hoặc khi cần; sát khuẩn tay bằng cồn trước khi bỏ khẩu trang. Thường xuyên sát khuẩn tay; khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo.

Chú ý chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý: Dịp Tết, người nhà và bản thân F0 cần tăng cường chế độ ăn uống hợp lý hàng ngày: ăn đủ 3 bữa, ăn đầy đủ chất, không bỏ bữa, ăn thêm nhiều loại trái cây, uống nước đủ và thường xuyên, không đợi đến lúc khát mới uống nước. Đặc biệt cần chú ý để F0 nghỉ ngơi thoải mái, tránh ồn ào (nhạc, phim, các loại hình tập trung nhiều người trong nhà). Bản thân F0 nên suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái, thường xuyên vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe) hàng ngày.

Tự giác và thường xuyên theo dõi sức khỏe: F0 có thể tự làm hoặc người nhà giúp F0 đo thân nhiệt, SpO2 (nếu có) tối thiểu 2 lần/mỗi ngày hoặc khi cảm thấy có dấu hiệu sốt, khó thở. Khai báo y tế mỗi ngày ít nhất 1 lần hoặc khi có triệu chứng bất thường qua “Khai báo y tế” bằng cách ứng dụng phần mềm PC-covid hoặc các phần mềm chống dịch bệnh khác của địa phương hoặc qua phiếu tự theo dõi sức khỏe (nhịp thở, thân nhiệt, SpO2).

Chủ động liên hệ và tư vấn chăm sóc y tế: F0 và người nhà phải nắm được số điện thoại của nhân viên y tế của Trạm Y tế, Tổ Chăm sóc người nhiễm COVID-19 cộng đồng, Tổ Y tế lưu động tại các xã, phường, thị trấn để chủ động báo cáo tình trạng sức khoẻ, kết quả tự xét nghiệm hoặc báo cáo ngay khi xuất hiện các vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ.

Nắm chắc các dấu hiệu chuyển nặng của F0 cách ly tại nhà cần cấp cứu, chuyển viện: Khi F0 có dấu hiệu sốt cao, sốt kéo dài; khó thở, thở nhanh trên 20-25 lần/phút, mạch nhanh trên 120 lần/phút, huyết áp tối đa <90mmHg, hoặc người nhà thấy F0 li bì, lừ đừ, tím môi, tím đầu ngón tay, ngón chân, đo chỉ số SpO2 < 95% thì F0 hoặc người nhà phải báo cáo ngay cho nhân viên của Trạm Y tế, Tổ Y tế lưu động hay Tổ Chăm sóc người nhiễm COVID-19 cộng đồng tại địa phương để được hỗ trợ cấp cứu và chuyển viện kịp thời.

Đối với trẻ em, nếu từ 12 tuổi trở lên thì theo dõi như người lớn, nhưng đối với trẻ nhỏ dưới 12 tuổi, đặc biệt trẻ em dưới 5 tuổi thì theo dõi sốt, thở nhanh hơn 30 lần/phút, mệt mỏi, li bì, bỏ bú, quấy khóc nhiều đều là dấu hiệu chuyển nặng, cần liên hệ để chuyển viện ngay.

5 việc không nên làm

Lạm dụng xông hơi: F0 và người nhà có thể áp dụng một số bài thuốc giải cảm dân gian tại nhà như xông các loại lá có tinh dầu, bôi dầu tràm, dầu khuynh diệp, ngâm chân bằng nước nóng trước khi ngủ tối đa ngày 1 lần. Tuy nhiên, không nên lạm dụng sử dụng nhiều lần trong ngày, sử dụng xông hơi khi F0 đang mệt mỏi hay sốt cao.

Sử dụng rượu bia và thực phẩm không an toàn: F0 tuyệt đối tránh dùng bia, rượu, các loại nước giải khát có ga, có đường. Tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, khó tiêu, thực phẩm bảo quản như nem, chả, mì ăn liền.

Sử dụng chung hệ thống thông khí: Chỉ sử dụng quạt nếu cần thiết, máy lọc không khí (nếu có). Không sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm với các phòng khác. Không để luồng khí thổi từ phòng người nhiễm vào không gian chung.

Lạm dụng các loại thuốc: Thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc chống đông máu, thuốc kháng virus khi chưa có ý kiến của thầy thuốc hay sử dụng quá liều lượng mà thầy thuốc hướng dẫn.

Lơ là thực hiện 5K: F0 tuyệt đối không tham gia các sinh hoạt chung của gia đình. Không tham gia cúng bái tại không gian chung của gia đình. Khách chúc Tết tránh thăm hỏi trực tiếp F0.

 

PGS.TS TRẦN ĐÌNH BÌNH (ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ)
TIN LIÊN QUAN

F0 chưa giảm, Hải Phòng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine xuyên Tết

Mai Dung |

Hải Phòng - Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng tại cuộc họp ngày 27.1, ngành Y tế tiếp tục tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine xuyên Tết, hoàn thành mũi bổ sung và mũi nhắc lại trong tháng 2.2022.

5 yêu cầu quan trọng cho điều trị F0 tại nhà

PGS.TS TRẦN ĐÌNH BÌNH (ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ) |

PGS.TS Trần Đình Bình - chuyên gia về chống nhiễm khuẩn và vi sinh y học tại Đại học Y - Dược (Đại học Huế) chỉ ra 5 yêu cầu quan trọng cho điều trị F0 tại nhà.

Cách sử dụng 3 nhóm thuốc để điều trị F0 trên 18 tuổi tại nhà

Hạ Nguyên-Thiện Nhân |

Hà Nội - Sở Y tế đã ban hành hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị COVID-19 (F0) tại nhà cho người trên 18 tuổi. Theo đó, thuốc điều trị gồm 3 nhóm.

Tái khởi động dự án hơn 17 tỉ đồng sau phản ánh của Lao Động

THANH BÌNH - QUANG ĐẠT |

Sau phản ánh của Báo Lao Động, dự án hơn 17 tỉ đồng sửa chữa con đường lầy lội vào xã nông thôn mới đầu tiên tại Điện Biên đã được tái khởi động.

Chứng khoán đón dòng tiền mới

Gia Miêu |

Chứng khoán chưa thể thành công chinh phục ngưỡng 1.300 điểm, nhưng sự điều chỉnh sẽ tạo cơ hội đón đầu mùa công bố kết quả kinh doanh quý III.

Cháy lớn tại nhà máy chè ở Yên Bái

Bảo Nguyên |

Vụ cháy kéo dài 5 giờ đồng hồ tại nhà máy chè ở Yên Bái gây thiệt hại lớn về tài sản.

Thanh Thúy và hình mẫu cầu thủ bóng chuyền chuyên nghiệp

HOÀI VIỆT |

Chủ công Trần Thị Thanh Thúy luôn được các huấn luyện viên đánh giá cao ở tính kỷ luật trong tập luyện, thi đấu chuyên môn và tính cách cá nhân.

Dự báo vùng ảnh hưởng của áp thấp gần Biển Đông

Khánh Minh |

Ngày 7.10, áp thấp gần Biển Đông được dự báo di chuyển theo hướng tây, ảnh hưởng đến nhiều khu vực.

F0 chưa giảm, Hải Phòng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine xuyên Tết

Mai Dung |

Hải Phòng - Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng tại cuộc họp ngày 27.1, ngành Y tế tiếp tục tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine xuyên Tết, hoàn thành mũi bổ sung và mũi nhắc lại trong tháng 2.2022.

5 yêu cầu quan trọng cho điều trị F0 tại nhà

PGS.TS TRẦN ĐÌNH BÌNH (ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ) |

PGS.TS Trần Đình Bình - chuyên gia về chống nhiễm khuẩn và vi sinh y học tại Đại học Y - Dược (Đại học Huế) chỉ ra 5 yêu cầu quan trọng cho điều trị F0 tại nhà.

Cách sử dụng 3 nhóm thuốc để điều trị F0 trên 18 tuổi tại nhà

Hạ Nguyên-Thiện Nhân |

Hà Nội - Sở Y tế đã ban hành hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị COVID-19 (F0) tại nhà cho người trên 18 tuổi. Theo đó, thuốc điều trị gồm 3 nhóm.