Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Bạn có thể bị tiểu đường trong thời kỳ mang thai hoặc bị bệnh tiểu đường nhưng chưa phát hiện ra bệnh và sẽ nguy hiểm hơn khi bạn mang thai.
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, hãy duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng để kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh mà không cần dùng thuốc. Ngoài ra, chế độ ăn uống của bạn nên bao gồm chất đạm, hỗn hợp chất bột đường và chất béo.
Khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc tìm kiếm một chuyên gia dinh dưỡng. Họ có thể giúp bạn xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp cho bạn và thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Mục tiêu cần đề ra cho các bữa ăn nên xoay quanh chất đạm, gồm nhiều thực phẩm tươi sống và giới hạn lượng bột đường cùng thực phẩm chế biến sẵn. Một vài lựa chọn lành mạnh cho bữa ăn nếu bạn bị bệnh tiểu đường thai kỳ: Trứng hoặc lòng trắng trứng, yến mạch cùng với quả mọng (quả berry), hoa quả tươi, ức gà không da, cá nướng, rau luộc, bắp rang.
Nên tránh ăn những gì khi bị tiểu đường thai kỳ?
Bên cạnh việc xác định thực phẩm tốt cho sức khỏe, phụ nữ tiểu đường trong thai kỳ cũng cần đặc biệt chú ý hạn chế hoặc loại bỏ khỏi thực đơn hằng ngày những thực phẩm có thể làm tăng đường huyết. Cụ thể:
Tránh thực phẩm chứa nhiều đường
Lượng đường trong máu tăng lên khi mọi người ăn thực phẩm có đường, đặc biệt là những loại được tinh luyện và chế biến. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên tránh hoặc hạn chế thực phẩm có đường, càng nhiều càng tốt.
Tránh ăn nhiều tinh bột
Thực phẩm giàu tinh bột có chứa hàm lượng lớn carbohydrate. Khi ăn, cơ thể sẽ giải phóng hormone để chuyển hóa chúng thành glucose, làm tăng đường huyết nhanh chóng. Tuy nhiên, đây lại là nguồn cung cấp năng lượng chính để duy trì hoạt động cho cơ thể nên bạn không thể tránh tuyệt đối mà cần có biện pháp cắt giảm phù hợp.
Tránh các loại đường và carbohydrate tiềm ẩn
Một số thực phẩm rõ ràng không phải là nguồn cung cấp đường hoặc carbohydrate, nhưng chúng vẫn có thể chứa mức độ không lành mạnh của cả hai loại thực phẩm này. Các thực phẩm thuộc phân nhóm trên gồm có: Đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh.
Chất béo bão hòa
Một số loại chất béo không bão hòa có trong thịt mỡ lợn, phủ tạng động vật, da động vật, kem tươi, dầu dừa… có thể là tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch nếu dùng nhiều. Do đó, phụ nữ đang trong thai kỳ cũng nên hạn chế chất béo từ những nguồn vừa liệt kê trên.
Duy trì chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh có thể giúp bạn kiểm soát triệu chứng của bệnh tiểu đường mà không cần đến thuốc. Tuy nhiên, nếu lượng đường huyết vẫn ở nồng độ cao kể cả khi đã kiểm soát đường nghiêm ngặt bằng chế độ ăn uống và tập luyện, lúc này bạn có thể cần dùng đến một số thuốc để khắc phục.
Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tư vấn loại thuốc phù hợp mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.