Hồ nước cao nhất thế giới có thể đi thuyền được đang dần cạn kiệt

Thanh Hà |

Mực nước tại hồ Titicaca - hồ nước cao nhất thế giới có thể đi thuyền được và lớn nhất ở Nam Mỹ - đang sụt giảm nhanh chóng sau đợt sóng nhiệt mùa đông chưa từng có.

Việc nước hồ Titicaca cạn kiệt đang ảnh hưởng đến du lịch, đánh bắt cá và nông nghiệp. Đây là những ngành mà người dân địa phương dựa vào để kiếm sống.

Hồ nước rộng 8.287 km2 trải dài qua biên giới giữa Peru và Bolivia, thường được mô tả là “biển nội địa”. Titicaca là nơi sinh sống của các cộng đồng bản địa Aymara, Quechua và Uros.

Hồ Titicaca nằm ở độ cao khoảng 3.800 m ở dãy núi Andes. Do đó, đây là hồ nước có thể đi thuyền được cao nhất thế giới. Độ cao cực lớn cũng khiến hồ Titicaca tiếp xúc với bức xạ mặt trời cao, làm tăng khả năng mất nước của hồ.

Có hơn 3 triệu cư dân sống quanh Titicaca, dựa vào vùng nước của hồ để đánh cá, trồng trọt và thu hút khách du lịch.

Dù mực nước hồ Titicaca dao động mỗi năm nhưng những thay đổi này ngày càng nghiêm trọng hơn do khủng hoảng khí hậu. Theo nhà khí tượng học Taylor Ward của CNN, đợt nắng nóng kỷ lục vào mùa đông khiến lượng nước bốc hơi tăng lên và mực nước hồ Titicaca giảm xuống.

Sixto Flores - Giám đốc cơ quan khí tượng và thủy văn quốc gia Peru (Senamhi), chia sẻ, lượng mưa ở Titicaca từ tháng 8.2022 đến tháng 3.2023 thấp hơn 49% so với mức trung bình cùng kỳ trong khi giai đoạn này bao gồm cả mùa mưa.

Chuyên gia Flores cảnh báo, đến tháng 12 năm nay, mực nước ở Titicaca sẽ xuống mức thấp nhất kể từ năm 1996 nếu hồ bốc hơi với tốc độ như hiện nay.

Nghiên cứu gần đây xem xét hình ảnh vệ tinh từ năm 1992-2020 nhận thấy hồ Titicaca đang mất khoảng 120 triệu tấn nước mỗi năm. Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của việc này là lượng mưa và dòng chảy thay đổi.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Bão chồng bão ở Trung Quốc, cơn bão thứ 3 thẳng tiến sau Saola và Haikui

Thanh Hà |

Ngoài bão Saola, 2 cơn bão khác đang mạnh lên và thẳng tiến về phía Trung Quốc là bão Haikui và Kirogi.

Cuộc săn quái vật hồ Loch Ness với thiết bị công nghệ cao

Anh Vũ |

Các “thợ săn bí ẩn” đã hội tụ tại Scotland, Vương quốc Anh để tìm kiếm dấu hiệu của Quái vật hồ Loch Ness vào cuối tuần qua với sự giúp đỡ của nhiều thiết bị công nghệ cao.

Hậu quả của đánh đổi thời tiết lấy kinh tế

Quý An (theo WSJ) |

Khi các hiện tượng thời tiết cực đoan trở nên thường xuyên hơn, mối đe dọa đối với tăng trưởng và lạm phát cũng tăng lên, đặc biệt là ở các nước nghèo.

Lao động Đồng Tháp hạnh phúc hồi hương, có việc ổn định

Lục Tùng - Phong Linh |

Đồng Tháp - Với nhiều chủ trương thiết thực, hiệu quả, Đồng Tháp không chỉ kết nối mà còn giúp người lao động hồi hương tìm thấy hạnh phúc ngay quê nhà.

Mỹ tuyên bố trừng phạt các quỹ ủng hộ Hamas

Bùi Đức |

Sau 1 năm cuộc chiến tại Dải Gaza bùng phát, nhiều quỹ hỗ trợ tài chính cho Hamas đang phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Sinh viên tố phải ăn cơm thừa, Đại học Bách khoa HN nhận lỗi

Vân Trang |

Sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội phản ánh, các em phải ăn cơm thừa, thậm chí là cơm có sâu, phân chuột khi học Giáo dục Quốc phòng và An ninh tại trường.

Lãi tiền tỉ khi chốt mua nhà trong ngõ Hà Nội sau vài năm

Minh Anh |

Hà Nội - Nhiều chủ sở hữu đã lãi hàng tỉ đồng sau khi chốt mua nhà trong ngõ tại Thủ đô chỉ sau vài năm, dù hiện trạng công trình đã xuống cấp nghiêm trọng.

Milton thần tốc trở thành siêu bão mạnh nhất hành tinh 2024

Thanh Hà |

Siêu bão Milton tăng vọt 5 cấp trong 24 giờ thành cơn bão mạnh nhất hành tinh năm 2024. Cơn bão này khiến giới dự báo bão bàng hoàng.

Bão chồng bão ở Trung Quốc, cơn bão thứ 3 thẳng tiến sau Saola và Haikui

Thanh Hà |

Ngoài bão Saola, 2 cơn bão khác đang mạnh lên và thẳng tiến về phía Trung Quốc là bão Haikui và Kirogi.

Cuộc săn quái vật hồ Loch Ness với thiết bị công nghệ cao

Anh Vũ |

Các “thợ săn bí ẩn” đã hội tụ tại Scotland, Vương quốc Anh để tìm kiếm dấu hiệu của Quái vật hồ Loch Ness vào cuối tuần qua với sự giúp đỡ của nhiều thiết bị công nghệ cao.

Hậu quả của đánh đổi thời tiết lấy kinh tế

Quý An (theo WSJ) |

Khi các hiện tượng thời tiết cực đoan trở nên thường xuyên hơn, mối đe dọa đối với tăng trưởng và lạm phát cũng tăng lên, đặc biệt là ở các nước nghèo.