Trung Quốc thử nghiệm mặt trời nhân tạo có sức nóng gấp 7 lần mặt trời thật

Ngọc Vân |

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc trong quá trình tìm kiếm nguồn năng lượng sạch đã phát triển mặt trời nhân tạo đáng kinh ngạc có thể đạt tới mức nhiệt 100 triệu độ C, nóng gấp 7 cả mặt trời thực.

Hôm 13.11, nhóm nghiên cứu công bố mặt trời nhân tạo đã đạt đến mức nhiệt 100 triệu độ C - theo RT. Để so sánh, lõi mặt trời thật có nhiệt độ khoảng 15 triệu độ C.

Viện Vật lý Plasma trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho biết họ đã thử nghiệm mặt trời nhân tạo được gọi là Lò phản ứng thực nghiệm tiên tiến siêu dẫn (EAST). Thiết bị khai thác năng lượng hợp hạch do Trung Quốc tự thiết kế có công suất sinh nhiệt 10 megawatt.

EAST là một chiếc máy lớn hình tròn đặt bên trong một chiếc hộp tròn. Nó được thử nghiệm ở Đảo Khoa học, tỉnh An Huy phía đông Trung Quốc.

Mặt trời nhân tạo có sức nóng 100 triệu độ C. Ảnh: RT
Mặt trời nhân tạo có sức nóng 100 triệu độ C. Ảnh: RT
EAST sử dụng nhiệt hạch hạt nhân để tạo ra sức nóng khổng lồ 100 triệu độ C, với mức chi phí 15.000 USD mỗi ngày chỉ để bật máy.

Mục tiêu của EAST là hiểu được phản ứng tổng hợp hạt nhân và một ngày nào đó sử dụng như một nguồn năng lượng thay thế trên trái đất.

Điều này có thể mở đường cho việc sử dụng năng lượng sạch - hiện năng năng lượng hạt nhân được tạo ra thông qua quá trình phân hạch để lại chất thải độc hại lâu dài.

Thông tin này xuất hiện ngay sau khi Trung Quốc công bố kế hoạch đưa mặt trăng nhân tạo vào sử dụng để chiếu sáng đô thị vào ban đêm. Mặt trăng nhân tạo này thực chất là các vệ tinh, với hy vọng chúng có thể thay thế ánh sáng đường phố tiêu chuẩn để tiết kiệm năng lượng.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

2 máy bay liên tiếp trục trặc, gần 300 khách từ Pháp đến Trung Quốc mắc kẹt ở Siberia nhiều ngày

Thanh Hà |

Chiếc máy bay đầu tiên chở các hành khách của Air France bị buộc phải hạ cánh tại sân bay Irkutsk, Siberia sau khi bốc khói. Chiếc máy bay thứ 2 để giải cứu họ cũng phải hạ cánh do vấn đề kỹ thuật. 

Tiêm kích Trung Quốc J-20 lần đầu "mở bụng" khoe tên lửa

Ngọc Vân |

Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc lần đầu tiên mở khoang chứa vũ khí dưới bụng, phô diễn tên lửa tại triển lãm hàng không lớn nhất ở Chu Hải.

Trung Quốc phóng mặt trăng nhân tạo vào vũ trụ sáng gấp 8 lần “chị Hằng”

Ngọc Vân |

Trung Quốc dự kiến phóng mặt trăng nhân tạo vào vũ trụ vào năm 2020 để thay thế ánh sáng đèn đường.

PGS Đặng Bích Hà an nghỉ bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sáng 29.9, lễ an táng PGS Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

Cập nhật giá vàng sáng 30.9: Vàng nhẫn giữ đỉnh

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 30.9: Giá vàng nhẫn tròn vẫn neo trên ngưỡng kỷ lục, vàng miếng SJC tiếp tục đi ngang.

Ca sĩ và cách giữ hào quang

NGỌC DỦ |

Với những ca sĩ có giọng hát nhưng để được khán giả chú ý, họ thường chọn các gameshow, cuộc thi âm nhạc thử sức nhằm đạt một danh hiệu (quán quân, á quân).

Tràn lan tiếp thị nói quá về sản phẩm chăm sóc da

NGUYỄN LY |

TPHCM - Với các sản phẩm chăm sóc da, nếu người bán không hiểu rõ nguồn gốc, công dụng trước khi tiếp thị, thì người chịu thiệt là khách hàng.

Nhiều ngành tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm gần 100%

Phương Anh |

Dù thị trường lao động có nhiều khó khăn, nhưng báo cáo tại nhiều trường đại học cho thấy, không ít ngành học 100% sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp.

2 máy bay liên tiếp trục trặc, gần 300 khách từ Pháp đến Trung Quốc mắc kẹt ở Siberia nhiều ngày

Thanh Hà |

Chiếc máy bay đầu tiên chở các hành khách của Air France bị buộc phải hạ cánh tại sân bay Irkutsk, Siberia sau khi bốc khói. Chiếc máy bay thứ 2 để giải cứu họ cũng phải hạ cánh do vấn đề kỹ thuật. 

Tiêm kích Trung Quốc J-20 lần đầu "mở bụng" khoe tên lửa

Ngọc Vân |

Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc lần đầu tiên mở khoang chứa vũ khí dưới bụng, phô diễn tên lửa tại triển lãm hàng không lớn nhất ở Chu Hải.

Trung Quốc phóng mặt trăng nhân tạo vào vũ trụ sáng gấp 8 lần “chị Hằng”

Ngọc Vân |

Trung Quốc dự kiến phóng mặt trăng nhân tạo vào vũ trụ vào năm 2020 để thay thế ánh sáng đèn đường.