Tiêu cực trong bóng đá: Kẻ cắp, quả quýt và bóng đá Việt

TRẦN ĐẠI |

Vì sao người hâm mộ đông, bóng đá đúng là môn thể thao Vua, mà bóng đá Việt Nam vẫn dở, luôn bị nhìn nhận ở góc nhìn tiêu cực, ác cảm lẫn coi thường? Vì sao bóng đá Châu Âu “đẻ ra tiền” còn bóng đá Việt dù lên chuyên nghiệp mười mấy năm vẫn mãi xin tiền? Bao giờ thì bóng đá Việt Nam bước ra khỏi vùng tối?

Bạn tôi là anh Minh Thi, vừa rồi kể câu chuyện ở nước lạ. Chuyện thế này: Án Anh (nước Tề) đi sứ qua nước Sở. Đang bàn việc thì thấy bên ngoài ầm ĩ, Vua Sở hỏi: “Chuyện gì vậy bay?”. Lính đáp: Vừa bắt được thằng ăn trộm. Hỏi: “Nó người ở đâu”, lính thưa: “Nó là người nước Tề”. Vua Sở hỏi Án Anh: “Ủa, người nước Tề hay ăn trộm lắm hả?”.

Án Anh nghe xong, ôn tồn giải thích: “Cũng như quả quít trồng ở Giang Nam thì ngọt, đem lên Giang Bắc mà trồng thì nó lại chua. Người Tề hễ ở nước Tề thì đàng hoàng lắm, qua Sở sống thì lại đi ăn trộm”. Vua Sở nghe xong thở dài...

Mới đây, nghe giải bóng đá C.League của Trung Quốc lại phải điều tra nạn dàn xếp tỉ số. Bóng đá vốn là môn thể thao vua, là trò chơi cuốn cả thế giới lao theo. Bóng đá, nếu chơi ở Anh, Tây Ban Nha hay Đức... thì nó tuyệt vời. Nhưng đem qua Trung Quốc thì còn lâu. Cho dù “cây quýt bóng đá” Trung Quốc được “chăm bón” bằng hàng loạt những siêu sao như Tevez, Oscar, Hulk cùng với những bản hợp đồng “bom tấn” khiến cả thế giới “há mồm, há miệng”…

Mấy năm trở lại đây, báo chí Châu Âu kinh ngạc thốt lên: “Người Trung Quốc vung tiền, bóng đá Châu Âu run rẩy”. Nhưng có vẻ vấn đề tiền không phải là yếu tố quyết định...

Câu hỏi là, bóng đá đem qua Việt Nam thì thế nào?

Sách sử ghi: năm 1905, đội bóng của chiến hạm Anh mang tên King Alfred ghé thăm Sài Gòn, và đã đấu giao hữu với một đội gồm những cầu thủ người Pháp và Việt. Đây là trận bóng quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

Người hâm mộ Việt Nam được coi là yêu bóng đá Top đầu Châu Á! Sự thật là chúng ta yêu bóng đá như yêu trái cây ngoại. Khi bị vấn đề bản quyền, người người, nhà nhà rủ nhau xin link, xem lậu Premie League, Champions League… vậy nhưng V.League thì ế khách, không nhận được sự quan tâm.

Bóng đá là một thứ giải trí, ở Châu Âu còn là ngành công nghiệp hái ra tiền, từ vé tới bản quyền truyền hình, còn bóng đá Việt vẫn chủ yếu tiêu tiền.

Phải có tiền mới làm được bóng đá chuyên nghiệp, phải chuyên nghiệp mới kiếm được tiền. Bóng đá Việt mãi loay hoay với câu hỏi triết học: Con gà hay quả trứng, cái nào có trước?

Hôm 28.9, trong cuộc họp với lãnh đạo Bộ VHTTDL và lãnh đạo VFF, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặt vấn đề: “Cần làm rõ nguyên nhân thực sự khiến người hâm mộ không đến là vì sân bãi không tốt, trình độ cầu thủ chưa cao hay vì bóng đá chưa thực sự lành mạnh như dư luận phản ánh”.

Cái kiểu so sánh “quận Nhất, U Minh” gây tranh cãi vừa rồi, khiến dân chơi thể thao nhớ tới một người: Jose Mourinho.

“Người đặc biệt” Mourinho của Manchester United vốn là chuyên gia “đá đểu” bóng đá Việt. Ở mùa giải 2009-2010, khi ông Mourinho dẫn dắt Inter Milan đoạt cú ăn ba, nhiều ý kiến cho rằng Inter “ăn may” vì các đối thủ đều suy yếu. Đáp lại, Mourinho huỵch toẹt: “Đoạt danh hiệu ở bất kỳ giải đấu nào cũng khó, kể cả ở… Việt Nam”.

Sau đó, khi làm HLV ở Real, ông Mourinho cũng lấy Việt Nam ra để ám chỉ những sai sót ngớ ngẩn của trọng tài: “Tôi đếm được ít nhất 13 lỗi khó tha thứ của trọng tài. Nếu làm khán giả, tôi sẽ không bao giờ phí tiền mua vé xem trận này. Còn nếu ở nhà, tôi thà chuyển kênh để xem một trận đấu ở tận Việt Nam còn hơn”.

Cũng cần nói thêm, báo chí Tây Ban Nha cũng hay dùng Việt Nam để mỉa mai, chẳng hạn năm 2010, khi bình luận về sự kém cỏi của Tây Ban Nha trong trận gặp Argentina tờ AS cho biết: “Trong 15 phút đầu các nhà đương kim vô địch thế giới chơi không khác gì Việt Nam”.

Tất nhiên, chẳng người hâm mộ nào, cũng không có quan chức VFF nào bắt Mourinho phải xin lỗi vì nhỡ miệng hay bắt báo chí Tây Ban Nha phải xin lỗi vì so sánh “ác ý”.

“Nên tổ chức một hội nghị mở rộng để lắng nghe tất cả ý kiến của những người có chuyên môn, tâm huyết đối với bóng đá nước nhà...”. Ở buổi họp với Bộ VHTTDL, lãnh đạo VFF cùng các bộ, ngành liên quan, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đưa ra yêu cầu. Nó được hiểu như một chỉ thị để thay đổi, để bóng đá nghiêm túc nhìn lại mình và “cách mạng” để xứng đáng với những gì nhận được.

Chỉ đạo từ Chính phủ đã có, cần phải có một “Hội nghị Diên hồng” thực sự cho bóng đá chứ không thể cứ tồn tại mãi cách làm “tặc lưỡi”: Bóng đá Việt Nam ở vùng trũng của bóng đá thế giới, để tự biến mình thành “tên trộm nước Sở hay quả quýt chua loét”chẳng ai ăn”!

TRẦN ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Bản tin công đoàn: Educa hoàn tiền vụ đưa người đi Hàn Quốc

NHÓM PV |

Bản tin công đoàn: Chỉ đạo nóng vụ người nước ngoài ở NOXH; Educa nhận "ngoài tầm kiểm soát" vụ đưa người đi Hàn Quốc...

3 tàu chiến Mỹ bị tên lửa hành trình tấn công

Khánh Minh |

Lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố bắn trúng 3 tàu chiến Mỹ ở Trung Đông.

Mục sở thị cảnh người Thụy Sĩ bơi sông về nhà sau giờ làm

Ninh Phương |

Thụy Sĩ - Người dân ở đất nước đắt đỏ bậc nhất châu Âu thường rủ nhau bơi sông về nhà hoặc thư giãn sau giờ làm.

Bão gần Philippines mạnh lên dữ dội, sóng cao 8m

Khánh Minh |

Theo dự báo bão mới nhất, bão Julian (tên quốc tế là Krathon) đã mạnh lên thành bão nhiệt đới dữ dội và không loại trừ tăng cấp thành siêu bão.

Điều động, bổ nhiệm nhân sự mới ở TPHCM, Bắc Kạn, Quảng Bình

PHẠM ĐÔNG |

TPHCM, Bắc Kạn, Quảng Bình, Tuyên Quang, Phú Yên... vừa triển khai các quyết định điều động, chỉ định, bầu, bổ nhiệm nhân sự mới trong tuần (23.9 - 28.9).

Bảo vệ trẻ em trước vấn nạn bạo hành

lệ hà |

Cần ngăn chặn và ứng phó với bạo hành, đảm bảo an toàn cho trẻ em là một khía cạnh quan trọng nhằm tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em Việt Nam.

Kết quả công diễn 5 Anh trai vượt ngàn chông gai gây bất ngờ

Thùy Trang |

Công diễn 5 "Anh trai vượt ngàn chông gai" đánh dấu lần đầu tiên các phần thi không có vũ công hỗ trợ hay đạo cụ hoành tráng.

Báo Lao Động trao quà đến học sinh vùng lũ Yên Bái

Trần Bùi |

Ngày 28.9, Quỹ Tấm lòng Vàng phối hợp cùng nhóm học sinh Hà Nội trao quà cho điểm trường vùng lũ Yên Bái.