Hàng loạt nhóm hàng tăng giá đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng cao

Vũ Long |

Giá xăng dầu, giá lương thực, thực phẩm, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng đẩy chỉ số giá tiêu dùng 5 tháng năm 2022 tăng cao.

Chỉ số giá tiêu dùng 5 tháng tăng 2,25% 

Sáng 29.5, Tổng cục Thống kê thông tin: Giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới; giá lương thực, thực phẩm, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào là những nguyên nhân chủ yếu làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 5.2022 tăng 0,38% so với tháng trước; tăng 2,48% so với tháng 12.2021 và tăng 2,86% so với cùng kỳ năm trước.

Bình quân 5 tháng đầu năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,29% của 5 tháng đầu năm 2021, nhưng thấp hơn mức tăng của 5 tháng đầu năm 2017-20201; lạm phát cơ bản tăng 1,1%.

Nhóm hàng thực phẩm tăng giá tác động đến chỉ số giá tiêu dùng. Ảnh: Vũ Long
Nhóm hàng thực phẩm tăng giá tác động đến chỉ số giá tiêu dùng. Ảnh: Vũ Long

So với tháng trước, CPI tháng 5.2022 tăng 0,38% (khu vực thành thị tăng 0,34%; khu vực nông thôn tăng 0,42%).

10/11 nhóm hàng tăng giá đẩy CPI tháng 5 tăng cao

Theo Tổng cục Thống kê, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; chỉ có 1 nhóm hàng giảm giá.

Cụ thể, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 5.2022 tăng 0,27% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm, trong đó lương thực tăng 0,28%, tác động tăng 0,01 điểm phần trăm; thực phẩm tăng 0,22%, tác động tăng 0,05 điểm phần trăm; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,4%, tác động tăng 0,03 điểm phần trăm.

Trong đó, ở nhóm lương thực tháng 5.2022 tăng 0,28% so với tháng trước, bởi đó chỉ số giá nhóm gạo tăng 0,25%.

Đặc biệt, nhóm hàng thực phẩm tăng 0,22% so với tháng trước, nguyên nhân chủ yếu bởi giá thức ăn chăn nuôi, giá vận chuyển tăng làm cho giá thịt gia cầm tăng 1,03% so với tháng trước; thịt gia cầm đông lạnh tăng 2,16%; giá trứng các loại cũng tăng 0,9% so với tháng trước.

Giá thủy hải sản tươi sống tăng 0,18% so với tháng trước do giá nhiên liệu tăng; giá thủy sản chế biến tháng 5.2022 tăng 0,24% so với tháng 4.2022. Giá thịt lợn tăng 0,02% so với tháng trước.

Giá dầu mỡ ăn và chế biến tăng 1,47% so với tháng trước do giá nguyên liệu đầu sản xuất dầu cọ tăng cao. Giá nước mắm, nước chấm tăng 0,8% so với tháng trước; đường, mật tăng 0,27%; sữa, bơ, pho mát tăng 0,33%; bánh, mứt, kẹo tăng 0,47%; chè, cà phê, ca cao tăng 0,16% do giá vận chuyển tăng...

Tiếp sau đó, chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,33% so với tháng trước do giá nguyên liệu đầu vào và giá vận chuyển tăng.

Chỉ số giá nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,18% so với tháng trước do giá nguyên phụ liệu sản xuất tăng vì ảnh hưởng của chiến tranh Nga - Ucraina và chiến lược "Zero COVID" từ Trung Quốc;

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,22% so với tháng trước, tập trung chủ yếu ở các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào mùa hè.

Chỉ số giá nhóm giao thông tháng 5.2022 tăng 2,34% so với tháng trước làm CPI chung tăng 0,23 điểm phần trăm.

Chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 0,17% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,01 điểm phần trăm do một số địa phương tăng học phí năm học 2021-2022 trở lại sau thời gian miễn, giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 làm cho nhóm dịch vụ giáo dục tăng 0,17% so với tháng trước.

Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,74% so với tháng trước.

Chỉ số giá nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tháng 5.2022 tăng 0,19% so với tháng trước, tập trung chủ yếu ở mặt hàng đồ dùng cá nhân.

Chỉ số giá USD tăng 0,65%.

Tháng 5.2022, có nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,13% so với tháng trước. Nhóm hàng tăng giá chiếm số áp đảo đã khiến CPI tháng 5 tăng cao.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Chỉ số giá tiêu dùng tăng do giá hàng loạt mặt hàng “phi mã”

Vũ Long |

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng tăng 0,18% so với tháng trước, tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, xăng, dầu.

Giá vàng, xăng dầu và nhiều mặt hàng tăng đẩy chỉ số giá tiêu dùng "phi mã"

Vũ Long |

Trong số 11 nhóm hàng chính, có tới 9 nhóm hàng tăng giá, chỉ có 1 nhóm hàng giảm giá đã đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng rất cao.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,68% trong 2 tháng đầu năm

Vũ Long |

Bình quân 2 tháng đầu năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,68% so với cùng kỳ năm trước.

Vi phạm tại dự án khu đô thị mới Hạ Đình khắc phục đến đâu?

Nhóm Phóng viên |

Như Lao Động đã thông tin, chủ đầu tư dự án khu đô thị mới Hạ Đình để xảy ra việc làm mất bản vẽ cơ sở, chậm thực hiện nhà ở xã hội, nhà trẻ, khu khám bệnh.

Tiễn biệt PGS Đặng Bích Hà về với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vương Trần |

Hạnh phúc lớn nhất cuộc đời của PGS Đặng Bích Hà là gắn bó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, làm hậu phương vững chắc, để Đại tướng chuyên tâm việc nước, việc quân.

Nhánh hầm chui ở cửa ngõ phía Nam TPHCM trước ngày thông xe

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TPHCM - Nhánh hầm chui HC2 (hướng từ Quận 7 đi huyện Bình Chánh) thuộc nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ sẽ thông xe vào ngày 30.9.

Chi tiết Kết luận thanh tra kỳ thi lớp 10 THPT ở Thái Bình

NHÓM PV |

Thái Bình - Kết luận thanh tra của Thanh tra tỉnh lý giải vì sao ông Nguyễn Viết Hiển - Giám đốc Sở GDĐT bị kỷ luật cách chức.

Đông Triều là thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Ngày 28.9, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập các phường và thành phố Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng do giá hàng loạt mặt hàng “phi mã”

Vũ Long |

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng tăng 0,18% so với tháng trước, tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, xăng, dầu.

Giá vàng, xăng dầu và nhiều mặt hàng tăng đẩy chỉ số giá tiêu dùng "phi mã"

Vũ Long |

Trong số 11 nhóm hàng chính, có tới 9 nhóm hàng tăng giá, chỉ có 1 nhóm hàng giảm giá đã đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng rất cao.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,68% trong 2 tháng đầu năm

Vũ Long |

Bình quân 2 tháng đầu năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,68% so với cùng kỳ năm trước.